5 Mẫu đánh giá ứng viên đầy đủ nhất dành cho HR 2023 [Tải về]
Bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn chọn được những ứng viên chất lượng nhất phù hợp với từng vị trí công việc. Vậy đâu mới là tiêu chí chuẩn để đánh giá ứng viên mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng? Hãy cùng Coffee HR tìm hiểu ngay nội dung của bài viết sau.
Mục lục bài viết
Biểu mẫu đánh giá ứng viên là gì?
Để tìm được ứng viên chất lượng nhất, các doanh nghiệp thường đưa ra biểu mẫu đánh giá ứng viên. Vậy biểu mẫu đánh giá ứng viên đó là gì?
Biểu mẫu đánh giá ứng viên là các bảng hay phiếu đánh giá được sử dụng trong quá trình phỏng vấn, tuyển dụng. Đây là căn cứ để nhà tuyển dụng ghi lại một số nội dung quan trọng với mục đích đánh giá ứng viên một cách chính xác. Bên cạnh đó, biểu mẫu đánh giá ứng viên còn là phương pháp để phân loại và chọn lọc được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng.
Tầm quan trọng của bảng đánh giá ứng viên
Để có được kết quả tốt nhất, những nhà tuyển dụng phải dày công chuẩn bị bảng đánh giá ứng viên phù hợp nhất với tình hình và văn hóa doanh nghiệp. Như vậy, đây là một công đoạn chiếm không ít thời gian và công sức của nhà tuyển dụng. Vậy bảng đánh giá ứng viên có thực sự cần thiết và quan trọng đến mức đó? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Trong hoạt động tuyển dụng nhân sự, bảng đánh giá ứng viên trong vòng phỏng vấn có vai trò giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn lại quá trình phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp một cách hiệu quả. Bởi qua các thông tin đã được tổng hợp từ bảng đánh giá, nhà tuyển dụng sẽ phân tích các thông tin cần thiết về học vấn, kinh nghiệm, năng lực, tính cách,… để có được sự đánh giá khách quan và chính xác hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách nhìn hữu dụng với phương pháp đánh giá ứng viên bằng bảng này. Một số ý kiến cho rằng cuộc phỏng vấn sẽ mất đi sự linh hoạt và tương tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên hay cũng như sẽ gây tốn nhiều công sức và thời gian hơn khi sử dụng bảng đánh giá trong tuyển dụng. Nhưng khi nhìn ở khía cạnh tích cực, sử dụng bảng đánh giá ứng viên sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đưa ra sự công bằng cho mọi người tham gia phỏng vấn. Các ứng viên đều sẽ được đánh giá theo một thang điểm cố định thay vì sự tự quyết theo từng tình huống. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Bảng đánh giá ứng viên yêu cầu sự tìm tòi và nghiên cứu kỹ lưỡng của nhà tuyển dụng. Việc này có thể làm mất lượng thời gian đáng kể, nhưng sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được tình hình và văn hóa của công ty một cách rõ ràng.
Xem thêm Video 6 cách đánh giá ứng viên trước khi tuyển dụng
Ưu và nhược điểm của việc đánh giá ứng viên
Bảng đánh giá ứng viên là một phương pháp sàng lọc ứng cử viên sáng giá phổ biến trong công việc tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng rộng rãi bởi nhiều ưu điểm thì cách đánh giá này vẫn tồn tại một số hạn chế trong quá trình chọn lọc ứng viên phù hợp.
Ưu điểm
- Thúc đẩy năng lực chuyên môn của nhà tuyển dụng
Quá trình xây dựng bảng đánh giá ứng viên luôn đòi hỏi trưởng ban bộ phận có được sự nắm bắt tốt về các chuyên môn, năng lực của vị trí cần tuyển và hiểu rõ văn hóa của công ty.
Điều này bắt buộc nhà tuyển dụng hay quản lý phải nghiên cứu sâu, khai thác triển để thông tin để nâng cao hiệu quả cho chiến dịch tuyển dụng. Qua đó, quá trình này sẽ phần nào giúp nâng cao năng lực chuyên môn và quản trị cho nhà tuyển dụng.
- Giúp nhà tuyển dụng có được sự tập trung
Cầm trong tay danh sách đã vạch rõ các tiêu chí và phương thức thực hiện, nhà tuyển dụng sẽ chỉ cần đưa ra, phổ biến và triển khai với phòng Nhân sự theo như kế hoạch.
Khi đã biết trước mình cần tìm kiếm điều gì ở một người ứng viên hay không phải liên tục “nhảy số” để ứng biến sẽ là điều kiện tốt giúp tập trung vào quá trình phỏng vấn hơn.
- Thể hiện tính công bằng
Khi sử dụng bảng đánh giá ứng viên, mọi ứng viên tham gia phỏng vấn đều sẽ được đánh giá dựa trên khung điểm cố định.
Tất cả thành viên trong hội đồng tuyển dụng đều chấm trên bảng biểu với những tiêu chí đã đề ra. Điều này sẽ đảm bảo sự công bằng với tất cả các ứng viên.
- Tính chính xác cao hơn
Khi trải qua quá trình phỏng vấn, được trực tiếp nghe ứng viên trả lời, các thành viên trong hội đồng tuyển dụng sẽ có những đánh giá khách quan và tính chính xác cao hơn so với việc ngồi bàn bạc sau buổi phỏng vấn.
Vì vậy, việc nhanh chóng ghi lại những chi tiết ấn tượng và đánh giá kèm theo điểm số sẽ khiến quá trình chọn lọc dễ dàng, chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhược điểm
Đi cùng những điểm thuận tiện khiến nhà tuyển dụng và ứng viên trải qua quá trình phỏng vấn dễ dàng, mang lại hiệu quả cao trong việc sàng lọc ứng viên. Thì bảng đánh giá ứng viên cũng tồn tại những nhược điểm sau:
- Hao tốn thời gian và công sức
Những khi KPI tuyển dụng với số lượng lớn trong thời gian ngắn, nhà tuyển dụng sẽ phải có những động thái rất gấp rút, làm việc hết công sức và tốn nhiều thời gian để vừa phỏng vấn, vừa ghi chép đánh giá hay cũng như thuyết phục trưởng bộ phận.
- Nhà tuyển dụng và ứng viên thiếu sự tương tác
Đây là điều dễ thấy khi sử dụng bảng đánh giá ứng viên. Do phải chú trọng vào công việc chấm điểm và ghi chép nên người làm HR rất khó quan sát được tác phong, cử chỉ, cách trả lời và phong thái của ứng viên. Như vậy, khi đưa ra lời nhận xét sẽ thiếu đi tính khách quan.
- Kém linh hoạt
Sử dụng bảng đánh giá đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng chỉ tập trung vào những câu hỏi có trong bảng. Với tình huống này, buổi phỏng vấn sẽ mất đi tính tự nhiên, chủ động và nhà tuyển dụng sẽ khó có cơ hội tìm hiểu được ứng viên ở nhiều khía cạnh khác.
7 Tiêu chí đánh giá ứng viên
Tiêu chí đánh giá ứng viên là không thể thiếu trong quá trình tìm nhân tài, nhà tuyển dụng có thể tham khảo hai nhóm tiêu chí sau:
Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực của ứng viên
Kỹ năng thích nghi
Dù ở chốn công sở hay bất kỳ môi trường làm việc nào, luôn có những câu chuyện bên lề, vậy nên việc đánh giá kỹ năng hòa đồng, thích nghi với môi trường và công việc mới rất cần thiết.
Tiêu chí đánh giá này không chỉ cho thấy sự phù hợp của ứng viên mà còn thể hiện khả năng ứng biến linh hoạt với mọi hoàn cảnh.
Kinh nghiệm làm việc
Có thể dễ dàng nhận thấy một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị trí tuyển dụng sẽ thường được ưu tiên hơn.
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong công tác tuyển dụng nhân sự. Vì người có kinh nghiệm sẽ nhanh chóng bắt đầu với công việc, hao tổn ít chi phí đào tạo hơn so với ứng viên chưa có kinh nghiệm.
Trong đó, vị trí tuyển dụng yêu cầu người ứng tuyển phải có kinh nghiệm là các công việc như chuyên viên, trưởng phòng, team leader …. hay những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao là kế toán phân tích rủi ro, phân tích tài chính, kế hoạch đầu tư,…Và các vị trí tuyển dụng yêu cầu ít kinh nghiệm làm việc thường thấy như thực tập sinh, nhân viên kinh doanh, hành chính, lễ tân,…
Kiến thức chuyên môn
Ở mỗi vị trí cần tuyển đều yêu cầu những kiến thức chuyên môn khác nhau đối với ứng viên. Họ phải là người có am hiểu về kỹ năng và kiến thức về lĩnh vực đó. Đây sẽ là những kiến thức phục vụ trực tiếp vào vị trí công việc tuyển dụng.
Đặc biệt, tại một số tập đoàn lớn, các doanh nghiệp thường phải đào sâu lượng kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn khi ứng viên đã nhận việc. Với các đợt tuyển dụng lớn được diễn ra hàng loạt, những bài test kiến thức chuyên môn được thay thế bằng việc kiểm tra EQ và IQ của người tham gia ứng tuyển.
Như vậy, tiêu chí về kiến thức chuyên môn là một phần bắt buộc trong việc sàng lọc ứng viên chất lượng.
Kỹ năng khác phục vụ công việc
Bên cạnh những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đều bắt buộc phải có thì các kỹ năng khác cũng là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng để biết được năng lực của một ứng viên chất lượng. Mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu kỹ năng riêng, như:
- Nhân viên kế toán: Kỹ năng tính toán, sự cẩn thận, tỉ mỉ,…
- Nhân viên Marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng quay dựng video, photoshop,…
- Nhân viên kinh doanh: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,….
Những kỹ năng này thường sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá và sàng lọc ứng viên thông qua vòng hồ sơ/CV khi ứng tuyển, hoặc có thể đánh giá ứng viên qua cuộc phỏng vấn, và để đánh giá hiệu quả nhất là trong quá trình thử việc của ứng viên.
Nhóm tiêu chí đánh giá thái độ của ứng viên
Tinh thần hỗ trợ và đoàn kết
Trong quá trình làm việc nhóm và làm việc tập thể, tinh thần hỗ trợ, đoàn kết là yếu tố cần thiết để giúp công việc chung tiến triển tốt hơn. Mỗi một tập thể mạnh hay yếu tùy thuộc phần lớn vào sự chung tay giữa các cá nhân.
Mỗi một tập thể mạnh hay yếu tùy thuộc phần lớn vào sự chung tay giữa các cá nhân.
Biết lắng nghe
Người biết lắng nghe thường sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện và phát triển bản thân, từ đó họ có thể tiến xa hơn trong công việc.
Đây là một tiêu chí đánh giá ứng viên rất quan trọng, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận ra trong buổi phỏng vấn đối với những tình huống được đưa ra.
Nhóm tiêu chí đánh giá ứng viên được ưu tiên
Bên cạnh những năng lực hay thái độ làm việc mà mỗi ứng viên có, tố chất cũng là tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp đặt làm tiêu chí ưu tiên khi tuyển dụng. Đặc biệt với một số vị trí tuyển dụng như:
- Nhà quản lý: yêu cầu khả năng lãnh đạo và tổ chức nhân sự,…
- Nhân viên truyền thông: yêu cầu về kỹ năng quan hệ cộng đồng, sự khéo léo và tính hoạt ngôn,…
- Nhân viên sáng tạo nội dung: yêu cầu về khả năng diễn đạt bằng ngôn từ và tư duy sáng tạo, đổi mới,..
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: yêu cầu về tính khéo léo, khả năng ứng biến tốt.
Ngoài ra, còn có yêu cầu riêng về ngoại ngữ. Đây là yếu tố cần thiết trong nhóm đánh giá ứng viên được ưu tiên. Dù có nhiều vị trí không yêu cầu ngoại ngữ, nhưng trong bối cảnh ngày nay, phần lớn các công ty đều có xu hướng hội nhập. Vì vậy, ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt luôn được đánh giá cao hơn trong tuyển dụng.
5 Mẫu bảng đánh giá ứng viên chuẩn nhất 2023
Dưới đây là các Mẫu đánh giá ứng viên dành cho các HR áp dụng mới nhất 2023:
Mẫu đánh giá ứng viên cơ bản
Mẫu đánh giá ứng viên thông dụng
Tải Bảng đánh giá ứng viên thông dụng
Mẫu đánh giá ứng viên theo thang điểm cụ thể
Tải Bảng đánh giá ứng theo thang điểm
Mẫu đánh giá ứng viên theo mức độ
Mẫu đánh giá ứng viên toàn diện sau phỏng vấn
Tạm kết
Đánh giá ứng viên trong và sau phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định chính xác ứng viên phù hợp nhất. Từ việc xác định các tiêu chí và hình thức tính điểm, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các mẫu bảng đánh giá ứng viên phù hợp.
Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự