Bạn có trả lời được “ngành du lịch tiếng anh là gì”
Câu trả lời cho câu hỏi “ngành du lịch tiếng anh là gì”, đơn giản là “Tourism” đúng không? Đúng, nhưng chưa đủ. Cùng tìm lời giải đáp đầy đủ qua bài viết này nhé!
Ngành du lịch tiếng anh là gì
Nhu cầu có những chuyến đi, thăm thú đó đây – hay gói gọn trong 2 từ “du lịch” – là nhu cầu khá thiết yếu của con người. Sau mùa dịch Covid, sau những tháng ngày tự cách ly tại nhà, chắc chắn mùa du lịch sắp tới sẽ có một lượng khách đông đảo và các điểm vui chơi luôn nhộn nhịp.
Ngành du lịch tiếng anh là “Tourism”. Đây được coi là một ngành nghề dịch vụ, mang tính chất tổng hợp của nhiều nhóm ngành khác nhau. Vừa là ngành đào tạo, cung cấp nguồn hướng dẫn viên, nhân viên điều hành, nhân viên văn phòng… chất lượng cao cho các công ty, tập đoàn trên lĩnh vực du lịch – vận tải – lữ hành trong và ngoài nước. Cũng vừa là ngành công nghiệp không khói, đáp ứng nhu cầu chơi – giải trí – nghỉ của người dân, đóng góp một phần thuế của quốc gia. Hay cũng là một ngành mang tính chất quảng bá, đưa hình ảnh của đất nước đến với toàn thế giới, giải quyết một lượng việc làm không hề nhỏ. Có thể nói, ngành du lịch là ngành trung gian thúc đẩy sự phát triển của vô số ngành nghề khác nhau, đóng góp vào xây dựng kinh tế – xã hội phồn vinh.
Những từ vựng tiếng anh khác liên quan đến ngành du lịch
Làm trong ngành du lịch này, yêu cầu Tiếng Anh không chỉ biết, mà còn phải sử dụng thành thạo, giao tiếp trôi chảy. Vậy đừng bỏ lỡ các từ vựng tiếng anh liên quan đến ngành du lịch sau đây để khỏi tiếc hùi hụi nha:
-
Tourism /to͝orˌizəm/: ngành du lịch
-
travel /travəl/: đi du lịch, di chuyển
-
depart /dəˈpärt/: khởi hành
-
documentation /ˌdäkyəmənˈtāSH(ə)n/: nghĩa thông thường là “tài liệu”, nhưng trong ngữ cảnh du lịch thì nó chỉ các loại giấy tờ như vé, hộ chiếu, visa
-
service /ˈsərvəs/: dịch vụ
-
complimentary: ca ngợi, nhưng dùng trong ngành thì nó chỉ những dịch vụ miễn phí đi kèm
-
tour operator : điều phối du lịch
-
Itinerary /īˈtinəˌrerē/: lịch trình di chuyển gồm thời gian và điểm dừng chân
-
souvenir /so͞ovəˈnir/: vật lưu niệm (mua từ điểm du lịch về làm quà)
-
specialty: với ngành này, từ này có nghĩa là “đặc sản”
-
feedback: ý kiến, phản hồi của khách sau mỗi chuyến đi hay cho từng dịch vụ
Cơ hội việc làm của ngành du lịch
Độ hot của ngành du lịch chưa bao giờ giảm, nên ngành này luôn cần số lượng nhân lực đông, đội ngũ hùng mạnh và trình độ chuyên môn tốt. Vậy, bạn có quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành du lịch, hay học du lịch ra thì làm gì?
Hướng dẫn viên du lịch
Đây có lẽ là nghề đầu tiên mọi người nghĩ đến khi nhắc đến 2 chữ “du lịch”. Nếu nhìn hình các anh chị hướng dẫn viên ăn mặc đẹp, đi cùng đoàn khách đông người và luôn được khách dành cho cái nhìn đầy thiện cảm, có lẽ ai đó nghĩ nghề này nhàn. Nhưng không, làm nghề hướng dẫn viên (hdv), bạn phải đáp ứng những nhu cầu khá cao như:
-
Luôn phải học hỏi: kiến thức với người làm hướng dẫn viên du lịch không bao giờ là thừa cả. Không chỉ nắm bắt chi tiết các địa danh, hdv phải biết cả về con người, văn hóa, đặc sản tại địa phương mình đến, để không gặp khó khăn khi khách vặn hỏi
-
Tác phong luôn chuyên nghiệp: để tạo dựng hình ảnh chỉn chu cho bản thân cũng như độ uy tín cho công ty, hdv không được phép mắc những lỗi nhỏ như ăn mặc không đứng đắn, nói năng thiếu lễ độ, cư xử vô văn hóa. Nếu nhận được phản hồi xấu, nguy cơ bị cho nghỉ việc là rất cao
-
Ngoại hình đẹp: không chỉ không có khiếm khuyết về cơ thể, ý thức giữ dáng và da của các hdv rất cao. Ít nghề đòi hỏi tiêu chuẩn ngoại hình cao như nghề này
-
Phải có thẻ hành nghề: đây dường như là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chứng nhận đào tạo bài bản của mỗi hướng dẫn viên
Nhân viên marketing du lịch
Nhiệm vụ của nhân viên marketing du lịch khá giống với marketing ở ngành nghề khác, đó là đem các sản phẩm du lịch của công ty đến để giới thiệu, quảng bá với khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm làm ra để phục vụ nhu cầu của khách, nên nhân viên marketing cũng kiêm luôn nhiệm vụ nắm bắt yêu cầu, ý kiến, phản hồi của khách để đưa ra phương án tối ưu. Từ đó lên được kế hoạch kinh doanh cho bộ phận, đóng góp vào dự án phát triển của công ty, nâng cấp chất lượng cho các gói dịch vụ.
Công việc khá nặng nề, nhưng yêu cầu dành cho nhân viên marketing du lịch vẫn rất cao đó là phải có kỹ năng giao tiếp khéo léo với khách hàng, khả năng đàm phán tốt, tiếp cận vấn đề nhanh chóng, đưa ra phương pháp xử lý nhanh nhạy và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tìm ra những điểm nổi bật sản phẩm của công ty mình, để nhấn mạnh vào đó nhằm thuyết phục khách hàng, nâng tầm công ty trước các đối thủ cạnh tranh.
Nhân viên phục vụ khách:
-
Nhân viên lễ tân: lễ tân ở các ngành khác có thể chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn nhưng riêng lễ tân trong ngành du lịch coi như bộ mặt của cả khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch… nên thái độ phải luôn được coi trọng. Giải đáp được tất cả thắc mắc của khách, hỗ trợ nhiệt tình những điều khách yêu cầu trong khả năng của bản thân và nếu khách có phàn nàn cũng phải giữ thái độ hòa nhã, đợi cấp trên giải quyết.
-
Nhân viên phục vụ: chiếm số lượng lớn nhất trong nhân lực ngành du lịch. Ngoài các kỹ năng phục vụ thông thường, nhân viên phải có ý thức tự nâng cao tay nghề để đảm bảo cho khách sự hài lòng cao nhất, tạo cho khách nhu cầu muốn quay lại, tăng doanh thu cho nơi mình làm việc
Các cấp quản lý:
-
Quản lý du lịch: ngoài chuyên môn xuất sắc, kỹ năng mềm của những người làm quản lý du lịch thường phải ở mức đỉnh cao. Có những mối quan hệ rộng, hiểu biết nhiều để phục vụ cho công ty, nhằm mang về nhiều lợi ích và doanh thu ở mức cao nhất có thể
-
Điều hành du lịch: người làm nghề này lại yêu cầu đầu óc rõ ràng về việc phân bố, điều chỉnh, sắp xếp. Họ còn phải phối hợp ăn ý giữa khách hàng – nhân viên – quản lý để đưa ra những điều chỉnh, cách giải quyết tối ưu nhất, sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ
Vậy là chỉ với một câu hỏi “ngành du lịch tiếng anh là gì”, bạn đã biết thêm rất nhiều kiến thức hay ho đúng không? Cùng đọc và ghi nhớ, áp dụng trong cuộc sống nhé