Bằng lái xe mô tô là gì? bằng lái xe A1 và A2 khác nhau thế nào?
Theo quy định của luật pháp giao thông Việt Nam, ở hạng mục phân chia bắng lái xe mô tô hạng A gồm 4 loại cơ bản bằng A1, bằng A2, bằng A3 và bằng A4. Trong bài viết dưới đây, Thái Việt sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin về bằng lái xe máy A1 là gì, các bằng lái xe hạng A1, A2, A3, A4 khác nhau như thế nào?
1. Bằng lái xe mô tô là gì?
Bằng lái xe mô tô hay còn gọi là bằng lái xe máy được cấp cho người lái từ 18 tuổi, là công dân Việt Nam dùng để điều khiển các loại phương tiện lái xe hạng A1, A2.
Bằng lái xe mô tô A1 (giấy phép lái xe A1) là hạng bằng lái xe thấp nhất và cơ bản nhất, đây là bằng lái xe dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh từ 50 cm3 – dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. (Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 07/2009/TT – BGTVT ngày 19-6-2009).
Bằng lái xe A2 là bằng lái dành cho người lái xe điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Bằng lái xe máy A1 được nhiều người biết đến nhất bởi đây là một trong những loại giấy phép lái xe thông dụng, số lượng xe máy sử dụng tại Việt Nam cũng phổ biến. Nếu bạn muốn sở hữu bằng lái xe máy A1 thì cần phải làm hồ sơ thủ tục đăng ký thi để thực hiện bài thi sát hạch (gồm lý thuyết và thực hành) theo quy định của Bộ giao thông vận tải.
Đây là loại giấy tờ không thế thiếu khi bạn sử dụng phương tiện xe máy tham gia giao thông. Nếu cảnh sát giao thông kiểm tra bạn chưa có bằng lái xe mà vẫn điều khiển xe máy thì sẽ bị phạt từ 800.000đ – 1.200.000đ.
2. Bằng lái xe máy A1, A2 khác nhau như thế nào?
Để hiểu rõ hơn bằng A2, A3, A4 là gì và điều khiển những phương tiện nào, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết sau :
Phần dưới đây, Thái Việt sẽ giúp bạn hiểu tổng quát và phân biệt được sự khác nhau giữa bằng lái xe máy A1, A2, A3 và A4 nhé.
2.1 Phương tiện sử dụng cho mỗi loại
Các loại bằng lái xe mô tô hạng A1, A2 cho phép mỗi cá nhân điều khiển tham gia giao thông tương ứng với mỗi loại xe khác nhau:
>>> Bằng lái xe mô tô A1 là loại bằng phổ biến nhất, được sử dụng cho các loại xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và người khuyết tật điểu khiển xe mô tô 3 bánh dành cho người khuyết tật.
>>> Bằng lái xe mô tô A2 cho phép cá nhân điều khiển các loại xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 và các loại xe ở hạng A1.
Ngoài ra còn có thêm bằng lái A3 và A4 :
>>> Bằng lái xe mô tô A3 được cấp điều khiển xe mô tô 3 bánh, xe lam 3 bánh, xích lô máy và các loại xe ở hạng A1.
>>> Bằng lái xe mô tô A4 được cấp cho cá nhân điều khiển xe máy kéo có trọng tải đến 1 tấn.
Nhìn chung, các loại bằng lái xe mô tô A1, A2 và A3 được cấp dựa trên dung tích của xe và chủ yếu là dùng cho xe mô tô 2 bánh và 3 bánh. Trong khi đó, giấy phép lái xe A4 thì được cấp dựa trên trọng tải của xe, cụ thể là xe máy kéo có trọng tải đến 1 tấn.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
Hot line 098 818 7771
Tổng đài 1900 0329
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
2.2 Chương trình học và thời gian đào tạo bằng lái xe mô tô
STT
Chỉ tiêu tính toán các môn học
Đơn vị tính
Hạng giấy phép lái xe
Hạng A1
Hạng A2
Hạng A3, A4
1
Pháp luật giao thông đường bộ
giờ
8
16
28
2
Cấu tạo và sửa chữa thông thường
giờ
–
–
4
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
–
–
4
4
Kỹ thuật lái xe
giờ
2
4
4
5
Thực hành lái xe
giờ
2
12
40
Số giờ học thực hành lái xe/học viên
giờ
2
12
8
Số km thực hành lái xe/học viên
giờ
–
–
60
Số học viên/1 xe tập lái
giờ
–
–
5
6
Số giờ/học viên/khóa đào tạo
giờ
12
32
48
7
Tổng số giờ một khóa đào tạo
giờ
12
32
60
Thời gian đào tạo
1
Số ngày thực học
ngày
2
4
10
2
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
ngày
–
–
1
3
Cộng số ngày/ khóa học
ngày
2
4
11
2.3 Thời gian đào tạo các bằng lái xe máy A1, A2
Dựa vào bảng phân bổ thời gian đào tạo của các bằng lái xe máy hạng A ở trên, có lẽ bạn cũng nhận thấy rõ thời gian đào tạo của các bằng A1, A2, A3, A4 chênh lệch nhau khá nhiều.
Cụ thể:
- Thời gian đào tạo bằng hạng A1 là 12 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết và 2 giờ thực hành
- Thời gian đào tạo bằng A2 là 32 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết và 12 giờ thực hành.
- Bằng A3, A4 đều có thời gian đào tạo là 80 giờ gồm 40 giờ lý thuyết và 40 giờ thực hành. (Căn cứ vào điểm c khoản 1 và khoản 3 điều 12 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).
3. Thời hạn giấy phép lái xe máy
Theo quy định tại điểu 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe hạng A được quy định cụ thể như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời gian
- Giấy phép lái xe hạng A4 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Khác với các loại bằng lái xe ô tô B2, C, bằng lái xe máy A1, A2, A3 có thời hạn là “vô hạn”. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi một người đi thi bằng lái xe máy A1, A2, A3 thì chỉ có 1 bằng, không có trường hợp thi lại lần 2.
Nếu bạn làm mất bằng lái xe này, bạn buộc phải đi cấp lại chứ không đi thi lại. Hoặc khi bạn bị công an thu giữ, bạn phải đi nộp phạt để lấy lại bằng. Bạn muốn đăng ký thi lại cũng không được bởi khi in bằng A1, A2, A3, hệ thống sẽ báo trùng dữ liệu. Bạn nên nắm rõ vấn đề này để tránh tốn chi phí và công sức.
Về độ tuổi, cả 4 loại bằng lái xe A1, A2, A3 và A4 đều có quy định công dân bắt buộc phải từ 18 tuổi trở lên mới được tham gia kì thi sát hạch lái xe.
Nếu bạn đang có nhu cầu thi bằng lái xe A1 hoặc A2 tại Hà Nội thì tại Trung tâm Thái Việt chúng tôi luôn có các lớp thi lấy bằng lái xe tại 4 sân thi trên địa bàn Hà Nội. Bạn hãy liên hệ với nhân viên tư vấn để được chúng tôi hỗ trợ nhé.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bằng lái xe mô tô là gì cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa bằng A1, A2, A3 và A4.
Đăng ký thi bằng lái xe A1, A2
Tên của bạn (bắt buộc)
Số điện thoại (bắt buộc)
Khóa học (bắt buộc)
Đánh giá