Cách thờ bà chúa Ngọc – Tục thờ nương nương độ mạng
Mục lục bài viết
Cách thờ Bà Chúa Ngọc như thế nào chuẩn là điều mà bạn đang quan tâm. Bà Chúa Ngọc được gọi nhiều tên khác nhau như: nữ thần Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar), Thiên Y Ana Thánh mẫu, người là vị nữ thần được nhân dân thờ phụng phổ biến tại khu vực miền Nam.
Bà Chúa Ngọc độ mạng là ai?
Theo các sự tích về Bà Chúa Ngọc thì bà là người Chiêm Thành (người Chăm). Bà không giáng thế mà là một vị thần dựa trên truyền thuyết được nhân dân phụng thờ hàng trăm năm trước. Cách thờ Bà Chúa Ngọc bắt đầu từ những cư dân Việt và Chăm thờ phụng bà đều hợp thức hóa sự tích về bà chúa theo một cách riêng để gần gũi với cuộc sống nhất.
Theo người Chăm
Sự tích người Chăm truyền tụng trong nhân gian như sau: Nữ thần Poh Nagar do bọt biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một ngày nọ, khi nước biển dâng lên để đưa bà về bến sống Yjatran ở Kauthara (Cù Huân) thì sấm trời cùng gió biển nổi lên báo tin bà giáng thế cho muôn loài biết. Ngay lúc ấy, các nguồn nước dồn thành sông, núi cũng tự động hạ thấp xuống để đón mừng Bà Chúa Ngọc linh thiêng.
Khi bà bước lên bờ thì cây cao cũng tự động cong xuống tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, hai cỏ xinh tươi rực rỡ hơn theo mỗi bước chân của bà. Rồi thần thiên y ana hóa phép cho hiện ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp.
Theo người Việt
Khi đất Kauthara thuộc về người Việt thì nữ thần Poh Nagar cũng trở thành vị nữ thần của người Việt với tên gọi Mẫu Thiên Y Ana. Sự tích theo người Việt cũng có đôi chút khác biệt.
Xưa kia tại đất Đại An (nay là Đại Điền) có hai vợ chồng tiều phu già không con có một rẫy dưa. Dưa chín lại hay bị trộm mất. Một đêm ông rình rập và bắt được thủ phạm. Nhưng sau khi biết đó là cô gái nhỏ xinh đẹp mồ côi thì ông đem về nuôi. Không ngờ cô gái ấy là tiên nữ giáng trần.
Theo lời người xưa thì những cụm đá trước cửa tháp bà (tức Po Nargar) giữa cửa sông Cù chính là những viên đá đã làm đắm cả đoàn thuyền ấy. Sự tích này đã được kinh lược Phan Thanh Giản chép lại thành bài ký và khắc lên bia đá dựng sau tháp Bà ở Nha Trang vào năm Tự Đức thứ 9 (1856).
Cách thờ Bà Chúa Ngọc chuẩn
Cách thờ Bà Chúa Ngọc được nhân dân truyền tụng linh thiêng, luôn phù hộ độ trì cho người có tâm. Nhân dân thường xuyên đến đền bàn thờ chúa bà cầu sức khỏe, bình an, muôn sự thuận hòa, tốt tươi. Bên cạnh những thức lễ truyền thống lễ chúa bà thì không thể không có một quanh oản đường thành tâm dâng tiến.
Theo nhu cầu và xu hướng hiện nay, người ta khuyến khích dâng oản đường được trang trí cầu kỳ cách điệu vỏ bọc ngoài hơn là những quanh oản bọc giấy bóng kiếng đơn giản khi xưa. Oản đường trên mâm lễ vừa đẹp, vừa sang lại vừa đại diện nhiều ý nghĩa tốt lành giúp gia chủ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, may mắn.
Tượng thờ Bà Chúa Ngọc hiện đang được đặt tại chính điện Tháp Bà (kalan Po Nagar). Tượng bà được đặt trên một cái bệ có vòi luôn hướng về Bắc gọi là Snana – droni. Bệ này dùng để thoát nước khi làm lễ tắm tượng, vì dưới chân bệ có đường thoát nước gọi là Soma sutre xuyên qua tường tháp ra ngoài.
Bà Chúa Ngọc thờ ở đâu?
Bà Chúa Ngọc được nhân dân tín thờ và được lập đền điện thờ ở khắp nơi nhất là tại khu vực miền trung và nam bộ. Tuy nhiên có hai nơi thờ Bà Chúa Ngọc nổi tiếng nhất, linh thiêng nhất đó chính là Tháp Po Nagar và điện Hòn Chén.
Tháp Po Nagar có tên đầy đủ là Po Ina Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền của người Chăm pa. Đền được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10 đến 12m so với mực nước biển, nay thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.
Cách thờ Bà Chúa Ngọc khá đơn giản, người dân đi biển, đi đánh cá, đi tìm tổ yến vẫn thường bày lễ vật, thắp hương rồi hướng mặt lên trời cao cầu xin sự che chở, phù hộ độ trì của nàng tiên, mà từ đó trở đi được kính cẩn tôn xưng là bà chúa Ngọc.
>>> Tìm hiểu thêm bài viết: