Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Đại Học Thương Mại
Đánh giá
Mục lục bài viết
Review chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Thương mại(TMU): Lựa chọn tuyệt vời trong ngành dịch vụ “không khói”
Chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành thuộc Khoa Khách sạn – Du lịch trường đại học Thương mại. Đây là ngành học thu hút đông đảo thí sinh theo học ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Sinh viên Khách sạn-Du lịch trong bộ đồng phục của Khoa
1. Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học đào tạo về các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý và điều hành du lịch bao gồm phụ trách phân công công việc và quản lý công việc, thiết kế và nắm rõ công việc của nhiều bộ phận và phòng ban khác để phát triển sản phẩm du lịch.
Sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được trang bị kiến thức sâu rộng về du lịch, văn hóa, kỹ năng nghiệp vụ vững chắc về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch, quản lý và điều hành tour.
2. Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Thương mại có gì?
Với bề dày kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực du lịch và lữ hành, chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Thương mại là một trong những nơi đào tạo hàng đầu nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành phải đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ như:
– Về kiến thức: Sinh viên được trau dồi kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, du lịch và khách sạn; Kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kiến thức về quản lý, điều hành hoạt động trong tour du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch,..
– Về kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng căn bản của ngành và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bao gồm
+ Kỹ năng nghề nghiệp: Thiết kế, triển khai, vận hành và đánh giá dự án/phương án kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành; Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành; Thực hành nhận thức về dịch vụ du lịch và lữ hành; Thực hành tác nghiệp tại các bộ phận điều hành, hướng dẫn du lịch, thị trường, các bộ phận khác trong doanh nghiệp lữ hành;…
+ Kỹ năng tư duy-nghiên cứu: Lập luận và giải quyết vấn đề kinh tế, kinh doanh và quản lý; Nghiên cứu và khám phá tri thức về quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Hình thành ý tưởng quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;…
+ Kỹ năng ngoại ngữ-tin học: Sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Thương mại bắt buộc phải đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định của Trường Đại học Thương mại tại Quyết định số 979/QĐ-ĐHTM ngày 15/11/2016 (tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quyết định 634/QĐ-ĐHTM ngày 26/9/2017.
+ Kỹ năng giao tiếp: Sử dụng tổng hợp các kỹ năng giao tiếp như biết lắng nghe, thảo luận, thuyết phục, chia sẻ.
– Về thái độ: Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phấn đấu vươn lên, có trách nhiệm với công việc.
– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên có năng lực tự học tập, tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong công việc. Có năng lực đánh giá và cải tiến hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình,…
Sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đi trải nghiệm thực tế
Một trong những thế mạnh trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đại học Thương mại đó là trường có mối liên kế rộng và chặt chẽ với rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch khách sạn như CTCP Vinpearl, Các công ty dịch vụ thuộc Tập đoàn Sun Group như CTCP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà, CTCP Dịch vụ Cáp treo Fansipan, Langco Beach Resort, Sunrise Premium Beach Resort, Khách sạn Melia Hanoi, Crown Palaza West Hanoi, InterContinental Hanoi Westlake, Sheraton Hanoi, Hanoi Daewoo, Hanoi Tourism, CTCP Sunvina Travel, Open Tour,… và một số đối tác của Nhật Bản như Cookbiz; Suganuma Group; Pizza 4PS, Core Global Management, Rebun Hokkaido,…
Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động du lịch thông qua các câu lạc bộ, trong đó nổi nhất là câu lạc bộ Du lịch(Tourism Club) và rất nhiều học phần thực tế trải nghiệm được tổ chức dưới sự quản lý của Khoa.
3. Điểm chuẩn Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Hà Nội
TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Đại Học Thương Mại
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
27125252526.225.8Ghi chú
Đánh giá
CT Định hướng nghề nghiệp, Học bạ
Đánh giá
CT Định hướng nghề nghiệp
Đánh giá
Nếu xét theo điểm thi 3 môn TNTHPT : 22
Đánh giá
Nếu xét theo điểm thi 3 môn TNTHPT : 22
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Điểm thi TN THPT (Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đào tạo theo cơ chế đặc thù)
4. Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Thương Mại sẽ có đủ năng lực và chuyên môn để tham gia vào thị trường chất lượng cao trong ngành Du lịch. Sinh viên hoàn toàn có thể ứng tuyển các vị trí như:
– Điều hành tour, Chuyên viên thiết kế và tư vấn tour, nhân viên marketing du lịch, nhân viên tổ chức sự kiện, hướng dẫn viên du lịch, hoạt náo viên,…tại các công ty du lịch và đơn vị lữ hangf
– Quản trị và điều hành tại các công ty du lịch trong và ngoài nước.
– Chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về du lịch hoặc nghiên cứu giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.
– Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành về Du lịch.
Nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch tăng theo từng năm và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu bạn là người năng động và yêu thích du lịch, đừng ngần ngại theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Thương Mại nhé.