ĐẰNG SAU CÁI CÚI ĐẦU – CÁCH CHÀO CỦA NGƯỜI NHẬT
Đối với người Nhật, chào hỏi trở thành một văn hóa đặc biệt với nhiều quy định khác nhau. Và hành động “cúi đầu” của họ mang một ý nghĩa sâu sắc. Cùng Riki tìm hiểu cách chào của người Nhật xem có gì khác biệt nhé.
Văn hóa chào hỏi của người Nhật.
Bạn có từng nhớ hình ảnh ông Tổng giám đốc công ty xăng dầu 100% vốn đầu tư Nhật Bản cúi gập người chào khách hàng dưới cơn mưa Hà Nội tầm tã hàng tiếng đồng hồ?
Có ai từng thắc mắc, tại sao ông ấy phải làm như thế không? Trong khi ông ấy là một người có chức vị, có tiền bạc. Và việc ông cúi đầu mang lại lợi ích gì?
Đó là sự tôn trọng, sự biết ơn của một người doanh nhân đối với chính khách hàng của mình. Chỉ một cái cúi đầu không thể đem lại tất cả sự thành công. Nhưng cái cúi đầu của người Nhật lại được cả thế giới tôn sùng. Đó là sự thật.
Những nét đặc trưng “rất riêng” trong cách chào của người Nhật.
Người Nhật kiêng kỵ trong việc chạm vào cơ thể đối phương. Nên thay vì bắt tay khi chào hỏi như phương Tây, họ cúi gập người để thể hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi.
Người Nhật có nhiều kiểu cúi đầu khác nhau tùy thuộc vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp. Người dưới chào người trên, người trẻ chào người già,.. tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mình có cách chào khác nhau.
Những lưu ý đặc biệt trong cách chào của người Nhật:
– Giữ lưng thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu.
– Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước. Nửa thân dưới vẫn theo một đường thẳng, không được cong.
– Đối với nam thì 2 tay đặt dọc theo thân. Đối với nữ thì đặt 2 tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái.
– Mắt luôn hướng xuống khi cúi đầu.
– Càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
Đối với người Nhật, cúi đầu không những dùng để chào hỏi mà còn thể hiện lòng biết ơn hay xin lỗi. Hành động này người Nhật gọi là Ojigi.
Người Nhật cúi chào như thế nào?
Có nhiều tư thế khác nhau trong cách chào của người Nhật. Trong đó, có 3 kiểu chính, đó là Eshaku, Keirei và Saikeirei.
Mục lục bài viết
1. Kiểu chào Eshaku (会釈)
Kiểu chào này còn được gọi là kiểu cúi chào khẽ. Eshaku dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội. Nó thể hiện sự nhẹ nhàng và thân mật với đồng nghiệp, bạn bè. Trong 1 số môn thể thao và võ thuật cungx sử dụng kiểu chào này.
Nếu chào khi đang đứng. Đầu tiên, bạn cúi thân và mình khoảng 15 độ. Hai tay để bên hông. Và giữ yên trong vòng 1-2 giấy.
Nếu chào khi đang ngồi. Bạn đặt nhẹ 2 đầu ngón tay xuống sàn nhà. Sau đó cúi đầu xuống nhẹ nhàng cách sàn nhà 30 cm, giữ 1 – 2 giây.
2. Kiểu chào Keirei (敬礼)
Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn so với Eshaku. Kiểu Ojigi này được dùng để chào hỏi cấp trên, khách hàng, đối tác làm ăn hay những người lớn tuổi hơn…
Nếu chào ở tư thế đứng, bạn cần cúi thân trên xuống khoảng 20 – 30 độ và giữ trong khoảng 2 – 3 giây. Còn nếu ở tư thế ngồi, bạn đặt 2 tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10 – 20 cm. Đầu cúi thấp cách sàn 30 cm, giữ 2-3 giây.
3. Kiểu chào Saikeirei (最敬礼)
Đây là kiểu chào thay cho những lời chào trang trọng nhất, thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật sử dụng kiểu chào này để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, quốc kỳ… hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…
Để thực hiện kiểu chào Saikeirei, bạn phải cúi thấp, khoảng 45 đến 60 độ. Giữ nguyên trong khoảng 3 giây hoặc thậm chí lâu hơn. Thường người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu, hoặc thực hiện song song.
Ngày nay, cách chào của người Nhật. có thay đổi gì không?
Văn hóa Nhật ngày một phát triển hơn và hòa nhập hơn với nền văn hóa của thế giới. Do đó, cách chào của người Nhật cũng có thay đổi chút ít. Những nghi thức cúi chào đã được giảm chi tiết hơn so với trước đây. Các hành động Ojigi thường được chú trọng trong lần gặp đầu tiên hoặc khi gặp đối tác, tham gia những sự kiện quan trọng. Còn với những người thân thiết, người quen, lời chào đôi khi chỉ là một cái gật đầu nhẹ hay một cái vẫy tay.
Người Nhật có những nét văn hóa đáng để toàn thế giới ngưỡng mộ và học hỏi: “Cách dạy con của người Nhật: Ít thành tích, trọng nhân phẩm!“
Bạn có biết?
Với nhiều quốc gia, khi giao tiếp thường nhìn thẳng mắt người đối diện để thể hiện sự tự tin. Nhưng với người Nhật, việc này khá hạn chế. Vì nó được coi là hành vi bất lịch sự, khiếm nhã. Người Nhật sẽ nhìn vào các vật trung gian quanh người đối diện. Hoặc đơn giản là khẽ cúi đầu và nhìn nghiêng sang 1 bên.
Nếu muốn đặt chân đến Nhật Bản, bạn nên tìm hiểu trước nền văn hóa nước họ. Vì điều đó thể hiện bạn tôn trọng nền văn hóa của họ và bạn cũng đang tôn trọng chính bạn. Cách chào của người Nhật là một trong số đó. Hy vọng những chia sẻ của Riki sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người Nhật ngay từ lần gặp đầu tiên nhé.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp mà vẫn muốn học tiếng Nhật mỗi ngày? Tham gia ngay lớp học online của Riki để thực hiện mong ước của mình nhé. Ưu đãi CỰC HẤP DẪN đang chờ đón bạn đó CHỈ TRONG THÁNG 4 này. Click vào ảnh để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
crackthunder.com
fullwarezcracks.com
techiedownloads.com
usecrack.com
imagerocket.net
techbytecode.com
pspdev.org
takwin.info
in-kahoot.com