Đền đền Ngọc Sơn & Khám phá biểu tượng tâm linh của Hà thành

Đền Ngọc Sơn không đơn thuần là một địa điểm tham quan tại thủ đô, nơi đây còn là biểu tượng tâm linh của con người Hà thành với những nét độc đáo trong kiến trúc. Đây cũng là nơi thờ tụng các bậc hiền nhân đã có công lao lớn trong lịch sử Việt Nam.

“Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này…”

                                                           Trần Tuấn Khải

Nếu bạn ghé thăm hồ Gươm trên hành trình du lịch Hà Nội, đừng bỏ lỡ mà hãy ghé qua tham quan đền Ngọc Sơn. Đây là một di tích chứa đựng nhiều ý nghĩa trong kiến trúc, văn hóa của người xưa. Hãy cùng Dulich3mien tìm hiểu thêm về địa điểm du lịch này tại bài viết dưới đây!

Đền Ngọc Sơn thờ ai?

Đền thờ thần Văn Xương Đế Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo:

  • Văn Xương Đế Quân là vị thần chủ quản công danh cùng lợi lộc của các sĩ tử , tượng ông tại Đền được tạc trong tư thế đứng với dáng vẻ uy nghiêm, phong thái ung dung, nhã nhặn.
  • Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của dân tộc, tượng ông tại Đền cao 1m và được đặt trên một bệ đá, hai bên là hai cầu thang bằng đá.

Không chỉ thờ 2 vị trên, đền Ngọc Sơn còn thờ Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Phật A-di-đà,… Vì thế, thể hiện được rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên”, nó thể hiện rõ tình thần đoàn kết và hòa hợp trong tôn giáo của người Việt.

Đền thờ tại đền Ngọc SơnĐền thờ tại đền Ngọc SơnKhu vực đền thờ – Nguồn: @praboooo

Lưu ý:

  • Các sĩ tử trước khi bước vào các kỳ thi thường đến cầu nguyện tại đền, để việc cầu nguyện đạt được kết quả như ý, cần lưu ý về cách lễ, sắm lễ tại đền Ngọc Sơn, khấn cần thật tâm, không cần nhiều lời hoa mỹ.
  • Một lưu ý khác là do đền thờ rất nhiều vị thần khác nhau, có vai trò khác nhau nên tùy mục đích cầu khấn như có vị dùng để cầu tài lộc, có vị dùng để cầu bình an, gia đình hạnh phúc,… nên với mỗi vị thần sẽ có một bài văn khấn đền Ngọc Sơn khác nhau, du khách không nên dùng một bài khấn cho nhiều vị thánh.

Đền Ngọc Sơn tọa lạc ở đâu?

Đền trên đảo Ngọc – 1 gò đất cao ở phía Đông Bắc của hồ Hoàn Kiếm. Địa chỉ cụ thể của đền nằm tại phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Di chuyển đến đây như thế nào?

Di tích Đền Ngọc Sơn nằm trong khu vực trung tâm nội thành của Hà Nội, vì thế việc di chuyển tới đây cũng khá dễ dàng và thuận lợi.

Vào cuối tuần, bắt đầu từ 19h ngày thứ 6 tới 0h00 ngày chủ nhật, các phương tiện như: ôtô, xe máy, xe đạp, xe bus, xe ba gác… đều không được phép di chuyển trên các tuyến đường được khoanh vùng để làm phố đi bộ. Chính vì thế, du khách muốn tới đền vào dịp cuối tuần thì sẽ phải đi bộ.

Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng thì cần lưu ý đến các điểm gửi xe gần đền. Nếu di chuyển bằng xe bus bạn có thể đi những tuyến: 09A, 09B, 14, 36, 86 rồi đi bộ một đoạn ngắn là tới được đền. Để thuận tiện hơn du khách có thể sử dụng công cụ của busmap.vn để tìm được chính xác địa điểm lên/xuống xe buýt phù hợp nhất với lịch trình của mình nhằm tối ưu hóa thời gian.

Lịch sử di tích đền Ngọc Sơn

Đường dẫn vào đền là cầu Thê Húc cong cong với màu đỏ nổi bật. Kiến trúc đền như hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19, tuy nhiên trước đó ở vị trí của ngôi đền hiện tại có tồn tại nhiều công trình khác. Cụ thể, vào thế kỷ 14, dưới triều đại nhà Trần trên đảo Ngọc có một ngôi đền thờ những người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

Đền Ngọc Sơn xưaĐền Ngọc Sơn xưaĐền Ngọc Sơn xưa – Nguồn: petrotimes.vn

Đến thế kỷ 18, chúa Trịnh Giang cho xây dựng cung Khánh Thụy làm nơi nghỉ ngơi trên đảo Ngọc. Cung này bị phá hủy do chiến tranh sau đó vài chục năm, tuy nhiên, một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã xây dựng nên một ngôi chùa lấy tên Ngọc Sơn trên nền cung Khánh Thụy bị phá hủy. Đến năm 1865, một nhà thơ nổi tiếng Việt Nam là Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại đền, và cho xây dựng các công trình như Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc, Trấn Ba Đình như ngày nay.

Quy định tham quan đền

Giờ mở cửa đền Ngọc Sơn: Đền phục vụ cho khách du lịch có thể thoải mái tham quan di tích lịch sử, nên ban tổ chức mở cửa đón khách các ngày trong tuần. Từ T2 – T6 từ 7h – 18h, riêng T7 và CN sẽ mở cửa từ 7h – 21h.

Vé vào cửa: Trẻ em dưới 15 tuổi sẽ được miễn phí. Với sinh viên giá vé vào đền Ngọc Sơn là 15.000 VNĐ/vé/người, người lớn là 30.000 VNĐ/vé/người. 

Lưu ý khi tham quan đền:

Đền là nơi thờ tự trang nghiêm, thành kính cho nên khi vào đền bạn cũng nên chú ý về trang phục của mình. Không nên lựa chọn quần áo quá ngắn, thiếu tế nhị. Đi lại nhẹ nhàng, tránh cười nói to tiếng gây ồn ào, cần phải giữ trật tự khi vào đền. Khi vào bên trong đền thắp hương cần cởi bỏ giày, dép theo đúng quy định của đền.

Bạn có thể chiêm bái ở một số ngôi đền nổi tiếng khác ở Hà Nội như: Đền Quán Thánh, Đền Thượng Ba Vì

Khám phá kiến trúc đền Ngọc Sơn

Di tích lịch sử ở Hà Nội này được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, để vào tham quan đền, du khách sẽ phải bước qua lần lượt các cổng sau đó đi qua cầu Thê Húc và qua Đắc Nguyệt Lâu, cụ thể:

Cổng thứ nhất đền Ngọc Sơn – Nghi Môn

Khi bạn đi qua cổng xây kiểu trụ biểu vào sân trước, ngay bên trái là Tháp Bút được xây trên một ngọn núi giả xếp bằng đá hộc, với đường kính 12m và cao 4m.

Cổng Nghi Môn đền Ngọc SơnCổng Nghi Môn đền Ngọc SơnCổng Nghi Môn – Nguồn: @shehuishangde

Tháp Bút là 1 tháp bằng đá, có 5 tầng, cao 8m, trên đỉnh tháp được thiết kế như một ngòi bút nho dựng ngược cùng cán cao khoảng 90cm. Trên Tháp Bút có khắc chữ “Tả Thanh Thiên” (Viết lên trời xanh).

Cổng thứ hai – Cổng Long môn Hổ bảng

Cuối sân trước có 2 bên cột trụ và 2 cửa nách giả được xây thành kiểu 2 tầng 8 mái cong, cửa bên phải được đắp nổi hình rồng cuộn khúc, đón đàn cá đang thi nhau vượt sông, bên trên đề 2 chữ “Long Môn”.

Cổng Long Môn Hổ BảngCổng Long Môn Hổ BảngCổng Long Môn Hổ Bảng – Nguồn: @_i_am_raquel_

Còn cửa bên trái được đắp nổi hình hổ trắng như đang tiến ra phía ngoài, bên trên đề 2 chữ “Hổ Bảng”. Long môn Hổ bảng tượng trưng cho sự thi cử thành đạt, từ đó khuyến khích tinh thần học hỏi của người học trò.

Cổng thứ 3 – Đài Nghiên

Đài Nghiên đền Ngọc SơnĐài Nghiên đền Ngọc SơnĐài Nghiên – Nguồn: @hatrieuanh

Cổng thứ 3 của đền có một nghiên mực bằng đá xanh tạc theo hình nửa trái đào, cắt ngang theo chiều dọc, bề dài trái đào 97cm, bề ngang 80cm, cao khoảng 30cm và 3 con cóc đội nghiên như 3 cái chân kiềng. Trên thân đài nghiên được khắc một bài minh của phó bảng Nguyễn Văn Siêu.

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc là cây cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn, nổi bật trên Hồ Hoàn Kiếm. Cầu Thê Húc được coi là biểu tượng của thần mặt trời, vì thế tên gọi “Thê Húc” có ý nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.

Cầu Thê HúcCầu Thê HúcCầu Thê Húc – Nguồn: @hoaiphuong0905

Cầu được làm bằng chất liệu gỗ, thân cầu choãi rộng không quá dốc, tay vịn có chữ nhân bắt chéo chia ra từng ô nhỏ giống như ô tướng sĩ trên bàn cờ. Cầu Thê Húc được sơn đỏ, có thiết kế cong như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của hồ.

Cổng đền Ngọc Sơn (Đắc Nguyệt Lâu)

Đắc Nguyệt LâuĐắc Nguyệt LâuĐắc Nguyệt Lâu – Nguồn: @traveleatwod

Đi hết cầu Thê Húc, du khách sẽ bước qua Đắc Nguyệt Lâu hay còn được gọi là lầu được trăng. Cổng nằm chếch dưới bóng cây đa cổ thụ, xung quanh là cây cối um tùm, trông giống như từ dưới nước nhô lên.

Đình Trấn Ba đền Ngọc Sơn

Đình Trấn BaĐình Trấn BaĐình Trấn Ba – Nguồn: @chiararomerio

Đình Trấn Ba hay còn gọi là đình chắn sóng nằm ở phía Nam của đền. Đình có kiến trúc hình vuông với 8 mái, mái 2 tầng có 8 cột chống đỡ, 4 cột ngoài bằng đá, 4 cột trong bằng gỗ. 

Khu đền thờ bên trong đền Ngọc Sơn

Khu đền thờ là nơi đền chính với 2 ngôi nối liền nhau. Đền thứ nhất thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương, đền nằm ở phía Bắc. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có 2 cầu thang bằng đá, tượng Văn Xương đứng với tay cầm bút.

Khu đền thờ đền Ngọc SơnKhu đền thờ đền Ngọc SơnKhu vực đền thờ – Nguồn: @ana.ishere

 Tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn

Cụ rùa trong đềnCụ rùa trong đềnNguồn: vnexpress.net

Sau khi cụ rùa mất, xác của cụ đã được các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài phục chế bằng phương pháp nhựa hóa, cụ rùa được giữ nguyên trạng thái từ kích thước,màu sắc đến từng chi tiết trên cơ thể. Cụ rùa trong đền là kết quả của sự phục chế và bàn giao lại cho đền bảo quản và trưng bày. Đền có 2 tiêu bản cụ rùa, một là xác rùa năm 1976, hai là xác rùa năm 2016.

Địa điểm tham quan gần đền Ngọc Sơn

“Địa điểm lưu trú ở gần đó”

Đền Ngọc Sơn là một địa danh tham quan khá nổi tiếng của Hà Nội. Bạn hãy tới đây để thấy được những kiến trúc độc đáo của đền và để trải nghiệm cũng như khám phá địa điểm thú vị này. Du khách có thể kết hợp tham quan đền cùng các địa điểm du lịch khác ở gần để có ngày du lịch đầy trọn vẹn nhé!