Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng, phong phú, nhiều năm qua, các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã nỗ lực không ngừng bảo tồn, phát huy vốn quý của cha ông. Cùng với nhiều chính sách của tỉnh, di sản văn hóa Hà Tĩnh ngày càng có sức sống mãnh liệt trong đời sống đương đại.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Năm nay đã ở độ tuổi 74 nhưng bước chân của GS.TS Nguyễn Huy Mỹ vẫn không ngừng nghỉ trên hành trình “làm đẹp, làm sáng” các báu vật của cha ông. Ông là hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ. Ông nội của ông là Nguyễn Huy Hổ, cháu nội Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Từ bé ông đã được theo cha đến nhà thờ dòng họ. Năm 32 tuổi, sau khi bảo vệ luận án phó tiến sỹ ở Nga về, ông được các bác, các chú trong dòng họ tin tưởng giao cho việc tìm hiểu các tư liệu của dòng họ.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

GS.TS Nguyễn Huy Mỹ đóng góp lớn trong việc đưa mộc bản Trường học Phúc Giang trở thành di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông luôn tự nhận thấy trách nhiệm nặng nề của mình là phải làm cho các di sản cha ông để lại tỏa sáng, trở thành những “viên ngọc quý” để không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới soi vào đó, tìm thấy những giá trị to lớn trong cuộc sống. Từ năm 1984-1988, sau khi về nước, ông đã dày công tìm hiểu và xác định được “Trường Lưu bát cảnh” (8 cảnh đẹp của Trường Lưu). Từ năm 2013, ông bắt đầu tìm hiểu, sưu tầm hiện vật, nghiên cứu, liên kết với ngành VH-TT&DL, các viện nghiên cứu trong nước để tổ chức hội thảo, in ấn sách vở tài liệu và năm 2015 hoàn thiện hồ sơ gửi UNESCO, năm 2016, UNESCO đã công nhận “Mộc bản Trường Lưu” (mộc bản Trường học Phúc Giang) của Hà Tĩnh là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

…..

Tiếp nối thành công của Mộc bản Trường Lưu, với sự nỗ lực không mệt mỏi của GS.TS Nguyễn Huy Mỹ và ngành VH-TT&DL, UBND tỉnh Hà Tĩnh, “Hoàng Hoa sứ trình đồ” (Tập bản đồ ghi lại hành trình đi sứ Trung Hoa) của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh cũng được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2018. Gặp ông bất kỳ lúc nào, dù qua điện thoại hay trực tiếp, tôi đều nghe ông nói về những dự định, những trăn trở, khát khao để di sản dòng họ Nguyễn Huy và làng Trường Lưu được thế giới biết đến.

“Tôi tự hào mình đã làm được những gì thế hệ cha ông gửi gắm. Hiện giờ, tôi chỉ có một mong ước, khát khao là Đề án xây dựng Làng văn hóa Trường Lưu của UBND tỉnh Hà Tĩnh sớm trở thành hiện thực. Làng văn hóa Trường Lưu phải đáp ứng đủ các tiêu chí của một làng văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới, đón bước chân của du khách trong, ngoài nước đến thưởng ngoạn” – GS.TS Nguyễn Huy Mỹ tâm sự.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Ngã ba Đồng Lộc – mảnh đất huyền thoại thời chiến tranh oanh liệt đã trở thành một trong những điểm đến linh thiêng của du khách trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Khôi Nguyễn

Bảo tồn di sản là cả một quá trình dài, đòi hỏi tâm huyết của rất nhiều người. Hơn 50 năm qua, địa danh Ngã ba Đồng Lộc đã được cả nước biết đến bởi chiến công oai hùng của quân và dân Hà Tĩnh. Sự hy sinh anh dũng của 495 liệt sỹ thuộc các lực lượng, đặc biệt là “cái chết hóa thành bất tử” của 10 liệt nữ TNXP Tiểu đội 4 C552 TNXP Hà Tĩnh đã khiến cho mảnh đất thiêng Đồng Lộc có sức lay động hàng triệu trái tim. Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước của ĐVTN và Nhân dân cả nước. Cùng với sự đầu tư, tôn tạo của Nhà nước và nguồn xã hội hóa, công tác quản lý di tích ngày càng đi vào quy củ, hiện đại.

…..

Ông Đào Minh Tuân – Phó Trưởng ban Quản lý di tích, một hướng dẫn viên được nhiều du khách ca ngợi đã tâm sự: “Chúng tôi tự hào là những người trực tiếp làm nhịp cầu nối để đồng bào và thế hệ trẻ hiểu được quá khứ hào hùng của dân tộc. Để bảo tồn và phát huy tốt các giá trị lịch sử tại Ngã ba Đồng Lộc, công tác đón tiếp và hướng dẫn du khách luôn được đặt lên hàng đầu. Những hướng dẫn viên thuyết minh tại Ngã ba Đồng Lộc luôn có tâm trong sáng và say sưa với nghề. Để bài thuyết minh gây được cảm xúc cho du khách, bản thân tôi và các hướng dẫn viên phải có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu về Ngã ba Đồng Lộc, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện tác phong, cách diễn đạt, thái độ phục vụ theo hướng chuyên nghiệp.

Mong muốn của chúng tôi là mỗi một du khách về với Ngã ba Đồng Lộc đều biết đến và ghi nhớ mãi câu chuyện về những người anh hùng đã viết nên lịch sử cho dân tộc, để đời đời Ngã ba Đồng Lộc là vùng đất thiêng”.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Ông Đào Văn Tuân thuyết minh cho du khách về sự hy sinh của 10 nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc tại vị trí hố bom trước khu mộ.

Bên cạnh các tổ chức, cá nhân, dòng họ có nhiều cách làm hay và sáng tạo, một yếu tố hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đó là các chính sách của tỉnh Hà Tĩnh và các địa phương.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Các diễn viên tham dự Liên hoan ca trù toàn huyện Nghi Xuân năm 2021.

Ca trù là loại hình di sản phi vật thể đã được UNESCO đưa vào danh sách các di sản cần được bảo vệ khẩn cấp. Mặc dầu nhiều năm qua, huyện Nghi Xuân cũng như đội ngũ cán bộ cơ sở, ca nương, kép đàn… dành nhiều tâm huyết cho công tác bảo tồn nhưng sự tồn tại của các câu lạc bộ (CLB) không được bền vững. Chỉ đến khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 93/2018/NQ-HĐND (Nghị quyết 93) về “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản dân ca ví, giặm, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo” thì ca trù mới được sống dậy mạnh mẽ. Theo tinh thần Nghị quyết 93, hằng năm ngân sách tỉnh chi cho chính sách bảo tồn các di sản văn hóa, các CLB ca trù thành lập mới được hỗ trợ 100 triệu đồng, duy trì hoạt động 30 triệu đồng, các nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân được hỗ trợ hằng tháng từ 1-1,5 triệu đồng. Huyện Nghi Xuân còn ban hành Nghị quyết 134/NQ-HĐND quy định hỗ trợ cho các CLB ca trù – trò Kiều có đóng góp sản phẩm và hoạt động hiệu quả mỗi CLB 50 triệu đồng/CLB/năm; các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian có đóng góp sản phẩm và hoạt động hiệu quả cho phong trào địa phương 6 triệu đồng/người/năm.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Đền Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân) từ lâu đã trở thành điểm sinh hoạt ca trù hằng tuần của CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ. Ảnh: Khôi Nguyễn

Bà Trần Thị Cảnh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Truyền thông huyện Nghi Xuân phấn khởi bày tỏ: “Những năm trước, 2 CLB ca trù Nguyễn Công Trứ và CLB ca trù Cổ Đạm tuy thành lập lâu rồi nhưng “sống” lay lắt, ca nương, kép đàn bỏ nghề đi làm ăn xa, nghệ nhân truyền dạy cũng không mặn mà. Từ khi có Nghị quyết 93 và chính sách “kích cầu” của huyện Nghi Xuân, các CLB hoạt động sôi nổi hẳn. Các CLB đã đầu tư nhạc cụ, nghệ nhân hăng hái tập luyện, truyền dạy cho giới trẻ. Phong trào hát ca trù trong và ngoài trường học rất phát triển. Minh chứng rõ nét nhất là liên hoan ca trù toàn tỉnh tổ chức tại Nghi Xuân năm 2021 đã thành công tốt đẹp”.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Các nghệ nhân của CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân) không ngừng đào tạo các thế hệ trẻ.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Đó chỉ là 3 câu chuyện điển hình về bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể ở Hà Tĩnh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn giá trị di sản, các cấp, ngành ở Hà Tĩnh đã rất quan tâm đến tu bổ, tôn tạo di tích, bảo quản, giới thiệu, quảng bá các cổ vật, số hóa di sản, phát triển mạnh mẽ phong trào hát dân ca trong mọi tầng lớp nhân dân, gắn di tích với lễ hội, từng bước đưa di sản đến gần với đời sống Nhân dân, tạo nên những vỉa tầng giá trị mới. Hà Tĩnh có gần 1.800 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trong vòng 6 năm (2014-2020), ngân sách Trung ương và tỉnh đã phân bổ hơn 60 tỷ đồng từ nguồn chống xuống cấp các di tích.

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn

Hoàng Hoa sứ trình đồ – Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương được trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn di sản làng văn hóa Trường Lưu ở xã Kim Song Trường (Can Lộc). Ảnh: Khôi Nguyễn

Bên cạnh những thành quả to lớn Hà Tĩnh đã đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế trong nhận thức về bảo tồn và phát huy di sản. Đó là tại một số di tích tín ngưỡng, tôn giáo và di tích danh nhân, hoạt động hành lễ tâm linh vẫn lấn át việc giới thiệu nguồn gốc, lịch sử, giá trị các di tích và danh nhân. Công tác quản lý việc hành lễ, vệ sinh môi trường chưa tốt. Các di tích lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích di chỉ khảo cổ, bảo vật quốc gia, di sản thuộc Chương trình Ký ức thế giới và nhiều hiện vật quý vẫn chưa thu hút được nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Việc thành lập mới CLB ca trù vẫn vô cùng gian nan với những tiêu chí Bộ VH-TT&DL quy định, số ca nương ở lại lâu dài với nghề vẫn đếm trên đầu ngón tay. Hoạt động quảng bá, kết nối du lịch của “con đường di sản miền Trung” vẫn còn hết sức mờ nhạt.

Những hạn chế trên đây cần sớm được nhận rõ và có hướng giải quyết, nhằm khai thác tốt vỉa tầng di sản văn hóa đồ sộ, phong phú của Hà Tĩnh và làm tỏa sáng các di sản đến muôn đời.

Nội dung: Bùi Minh Huệ

Ảnh, video: Thiên Vỹ – Khôi nguyễn

thiết kế: huy tùng

Xổ số miền Bắc