GDP năm 2022 Việt Nam hơn 413 tỷ USD, vẫn xếp sau Thái Lan, Malaysia
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022 quy mô nền kinh tế Việt Nam (GDP) dự báo đạt 413,8 tỷ USD, đứng thứ 5 ASEAN, 14 châu Á và nền kinh tế 37 thế giới.
Mục lục bài viết
Sau một năm, GDP Việt Nam tăng 4 bậc trên bản đồ kinh tế thế giới
Quy mô nền kinh tế Việt Nam dù có tăng trưởng, nhưng vẫn xếp sau 4 nước là Indonesia với quy mô GDP hơn 1.200 tỷ USD, Thái Lan với 532,7 tỷ USD, Malaysia hơn 434 tỷ USD và Singapore với hơn 423,6 tỷ USD.
IMF dự báo quy mô GDP Việt Nam vượt 400 tỷ USD năm 2022
GDP Việt Nam đứng thứ 5 ASEAN, trên Philippines với 401,66 tỷ USD. GDP Việt Nam lọt vào top 14 châu Á, xếp sau các cường quốc như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc…
Theo đó, 5 quốc gia có quy mô GDP cao nhất châu Á năm 2022 là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Iran và Hàn Quốc, chiếm hơn 94% GDP của châu Á.
Ở ASEAN và châu Á, Đông Timor là quốc gia được dự báo có quy mô GDP nhỏ nhất châu Á, đạt 2,46 tỷ USD.
Châu Á có 7 quốc gia được dự báo có quy mô GDP trên 1.000 tỷ USD, trong đó ASEAN chỉ có một đại diện là Indonesia. Có 14 quốc gia được dự báo có quy mô GDP trên 100 tỷ USD.
Tại khu vực ASEAN, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Philippines được dự báo lọt top 15 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2022. Indonesia đương nhiên là quốc gia có quy mô GDP cao nhất ASEAN, nước này cũng xếp thứ 6 châu Á và GDP năm 2022.
Các quốc gia khác như Thái Lan đứng thư 8, Malaysia đứng thứ 12, Singapore đứng thứ 13.
Trên bình diện quốc tế, Indonesia là nền kinh tế xếp hạng cao nhất của Đông Nam Á khi đứng thứ 17 thế giới, Thái Lan đứng thứ 26, Malaysia đứng thứ 35, Singapore đứng thứ 36, Việt Nam đứng thứ 37 và Philippines đứng thứ 39/ 50 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới.
So với năm 2021, Malaysia, Việt Nam và Singapore được dự báo có cải thiện trong bảng xếp hạng quốc gia quy mô GDP lớn nhất thế giới.
Malaysia nhảy 4 bậc (từ thứ 39 năm 2021 lên 35 năm 2022), Việt Nam nhảy 4 bậc (từ thứ 41 năm 2021 lên 37 năm 2022) và Singapore nhảy 1 bậc (từ thứ 38 năm 2021 lên 37 năm 2022).
Thực tế, theo IMF quy mô GDP chỉ phản ánh mức độ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế, trong đó có cả khu vực doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh và tư nhân trong nước. Chưa phản ánh đúng thực lực của nền kinh tế, cũng như thu nhập bình quân/ người của người dân nước sở tại.
Trong số 5 quốc gia ASEAN có GDP cao nhất, chỉ có Singapore là nước có thu nhập cao, lọt tốp 10 nước có thu nhập cao nhất thế giới. Các nền kinh tế như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam vẫn là những nước thu nhập trung bình cao hoặc trung bình.