Giải bài 9 Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Giải lịch sử 7 cánh diều – Tech12h
Mục lục bài viết
1. Tôn giáo
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 9.1, hình 9.2, hãy giới thiệu những nét chính về tôn giáo Ấn Độ thời phong kiến.
Câu trả lời:
Những nét chính về tôn giáo Ấn Độ thời phong kiến:
– Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo (Kì-nu giáo),…
– Ấn Độ còn là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.
2. Chữ viết và văn học
Câu hỏi: Đọc thông tin và giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học Ấn Độ thời phong kiến.
Câu trả lời:
Những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học Ấn Độ thời phong kiến:
– Chữ Phạn đồng chính thức, trong đó cũng trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác tiếng Hin-đu, với hệ thống viết Đê-va-na-ga-ri. Ngôn ngữ chính thức thứ hai là tiếng như Hin-đu, Đê-va-na-ga-ri,…
– Văn học Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo, gồm nhiều thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại,…
3. Kiến trúc, điêu khắc
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 9 1 đến 9.3, hãy:
– Giới thiệu những kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến.
– Nêu nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.
Câu trả lời:
Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Điều đặc biệt là tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng…. đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
– Kiến trúc Phật giáo nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta, được xây dựng chủ yếu dưới thời Gúp-ta. Chùa được khoét sâu vào vách núi, tạo thành hang (gồm 30 hang), mỗi hang cao hơn 70 m, có bàn thờ Phật, đại sảnh để làm lễ…
– Kiến trúc Hồi giáo thường có đặc điểm hình mái vòm, hoạ tiết được trang trí công phu trên tường, mái, cột trụ, trên trần nhà,… với nhiều màu sắc lấp lánh, rực rỡ. Điển hình là lăng Ta-giơ Ma-han, lãng Hu-may-un,…