Hình tượng con rồng trong văn hóa của người Việt Nam từ cổ chí kim

Đối với mỗi vùng miền, mỗi quốc gia trên thế giới này đều sở hữu cho mình một con vật đại diện cho sức mạnh và ý chí chiến đấu, sự thần thánh trong đức tin của mỗi người trong quốc gia đó cũng góp phần vào điều ấy. Đối với phương Tây, rồng là một con vật đại diện cho sức mạnh, đa phần là loài mang đến sự sợ hãi và đe dọa đối với con người. Nhưng ở phương Đông, rồng là một loài đặc biệt, mang ý nghĩa đặc biệt mà không loài vật nào có thể thay thế được. Tại Việt Nam, sự tồn tại của rồng cũng là một thứ vô cùng cao quý và uy nghiêm.

Trong tín ngưỡng của người Việt Nam từ cổ chí kim, những giá trị trong văn hóa truyền thống và giá trị tinh thần mà hình tượng rồng mang đến cho người dân là vô giá. Người dân Việt Nam luôn có sự tôn trọng những đồ vật có liên quan đến rồng, không chỉ vì nó tượng trưng cho sức mạnh của thần linh, mà còn là đại diện cho vua chúa, vốn là người tôn quý nhất của một dân tộc ngày xưa. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu về rồng Việt Nam, cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây nhé.

Người Việt là “con rồng cháu tiên”

Mái khắc rồngMái khắc rồng

Con rồng là biểu tượng tâm linh của cả thế giới phương Đông và Phương Tây. Tuy nhiên, đối với người Việt thì Rồng là một con vật linh thiêng, là biểu tượng của mưa thuận, gió hòa và khởi thủy dòng giống… Theo truyền thuyết, người Việt vốn là con Rồng cháu Tiên. Lạc Long Quân là con trai Long Vương, thuộc nòi Rồng, kết hôn với Âu Cơ là thuộc dòng tiên trên núi. Sự kết duyên giữa núi rừng biển, rồng tiên ấy đã sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con. Sau đó, 50 con theo cha xuống biển, khai hoang lập ấp ở các vùng đồng bằng. 50 con theo mẹ lên núi, lập nghiệp.

Sự phát sinh đó tạo nên các dòng giống: tộc người Việt và các dân tộc thiểu số ở ở ta hiện nay. Sự liên kết đó hình thành nên nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt là Văn Lang rồi phát triển đến ngày nay. Do đó, người Việt và các cộng đồng dân tộc Việt đều xem Rồng là biểu tượng tâm linh lớn lao, là sự sinh thành nên mình.

Rồng trong văn hóa của người Việt

Còn xét về văn hóa, tập quán, dân tộc Việt sinh sống chủ yếu trên khu vực đồng bằng. Đây là vùng được hình thành từ sự bồi đắp của những con sông lớn với nền văn minh lúa nước phát triển mạnh. Do vậy, người Việt đã phác họa ra hình tượng con Rồng khác biệt với Rồng của các nước khác trên thế giới. Rồng của người Việt là tượng trưng cho mưa thuận gió hòa cung cấp nước cho nền nông nghiệp trồng lúa, chứ không phải là những con Rồng đáng sợ, phun lửa, hủy diệt … như ở các nước phương Tây. Theo hình dung của người Việt, Rồng là một con vật thân dài, có vẩy, chân có móng,… được gọi là là giao long, hay thuồng luồng.

Hình tượng rồng qua các thời Lý – Trần – Lê

Rồng thời LýRồng thời Lý

Trong thời kỳ phong kiến, Rồng là biểu tượng của vua, chúa, là biểu tượng của sức mạnh, của quyền lực tối cao, cho sự tốt đẹp may mắn và thịnh vượng. Lý Thái Tổ lúc dời đô ra thành Đại La, thấy Rồng vàng bay lên. Vua cho là điềm may mắn liền đặt tên Đại La là Thăng Long. Rồng thời Lý có thân dài, 4 chân, mảnh như rắn, có vây lưng, mình uốn khúc mềm mại, uyển chuyển, há miệng vờn viên ngọc quý, từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa… Đây là tượng trưng mơ ước của cư dân trồng lúa nước với  khung cảnh mây, nước.

Đến thời Trần, Rồng được bổ sung thêm cặp sừng và đôi tay. Thân rồng mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi; nhưng động tác lượn khá thoải mái và dứt khoát, mạnh mẽ với tư thế vươn về phía trước. Rồng thời Lê có sự khác biệt với các triều đại khác. Rồng thời kỳ này được khắc họa với đầu to; bờm lớn ngược ra phía sau, chiếc mào lửa được thay thế bằng chiếc mũi to,;thân uốn thành 2 khúc lớn, chân có 5 móng quắp lại trông dữ tợn. Con rồng tượng trưng cho uy quyền của vương triều. Rồng thời Nguyễn có dáng vẻ uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh.

Hình tượng rồng trong cuộc sống tâm linh của người Việt Nam

Vật may mắnVật may mắn

Rồng được cho là biểu trưng của sự mạnh mẽ; hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù. Với tính năng siêu việt, Rồng được người Việt tin là linh vật mang lại điềm lành; sự may mắn, thịnh vượng, sự thông thái. Đồng thời, Rồng còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng trong đời: cầu mưa, cầu phồn thực. Chính từ đó, từ xa xưa đã xuất hiện nhưng câu chuyện dân gian; cổ tích truyền miệng như: Rồng hút nước biển Đông để tưới vào đất liền. Cá chép vượt vũ môn hóa Rồng. Rồng trừng trị kẻ ác để bảo vệ chúng dân, mang đến cuộc sống phồn vinh….

Từ đời sống dân gian

Trong đời sống người Việt, hình tượng Rồng là một hình tượng không thể thiếu từ việc đặt tên các địa danh ở khắp mọi miền đất nước: cầu Long Biên, đền Long Đỗ, cầu Hàm Rồng, Bến Nhà Rồng,… Các trò chơi dân gian như: múa lân, múa Rồng, múa rối nước … Cũng có nhiều tình tiết gắn với con rồng với mong muốn mang lại vận may, hạnh phúc, ấm no. Từ trước đến nay, việc xây dựng cung điện, lăng tẩm, đình chùa, miếu… Đều được các nhà địa lý xem xét tới long mạch với những trang trí, chạm trỗ, điêu khắc hình Rồng với sự uy nghiêm, sức mạnh không ai có thể so sánh được.

Cuộc sống ngày nay

Trong đời sống ngày nay, người Việt còn có một chút mê tín hóa biểu tượng của Rồng. Chẳng hạn như việc chọn năm Rồng để sinh con; chọn ngày giờ phù hợp sinh con để được quẻ Thuần Rồng,… Đời sống công nghiệp hiện đại có phần làm mai một hình tượng Rồng. Chỉ có những người hiểu văn hóa mới chú ý gìn giữ sự tôn nghiêm của nó. Tuy nhiên, chính những giá trị tốt đẹp của Rồng trong tâm thức người Việt đã đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó.

Xổ số miền Bắc