Hình tượng rồng trong văn hóa phương Đông

Rồng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên. Ở Phương Đông, rồng là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên (địa lý, khí hậu) và xã hội (lịch sử – kinh tế) quy định.

Ở Trung Hoa xưa, người ta xem rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo vệ năm hồ, bốn biển. Đối với người Hàn Quốc, rồng là biểu hiện của sức mạnh tâm linh, của may mắn, phước báu và kiết tường. Biểu hiện riêng của rồng Hàn Quốc là thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí tuệ và chân lý.

Trong quá trình hình thành và phát triển các dân tộc phương Đông, rồng dần được gán thêm các ý nghĩa mới, phù hợp với tính chất của thời đại như biểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng,…Đối với người Việt Nam, trong ký ức dân gian, thần mưa và thần nước mang hình hài một con rồng lớn, thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai. Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân gian: Rồng đen lấy nước thì nắng/ Rồng trắng lấy nước thì mưa,… Người Việt xưa tự hào mình là “Con Rồng cháu Tiên”.

Hình tượng Rồng trong văn hóa phương Đông là công trình nghiên cứu công phu của tác giả Nguyễn Ngọc Thơ. Với nguồn tài liệu phong phú cùng rất nhiều hình ảnh minh họa, luận chứng sâu sắc và chặt chẽ, tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của biểu tượng rồng trong văn hóa phương Đông từ lịch sử đến đương đại, từ tầng lớp vua, quan, quý tộc đến tầng lớp bình dân.

Xổ số miền Bắc