Hướng dẫn kĩ thuật cách trát trần nhà đẹp và dễ thi công nhất KN218018

Trần nhà là một bộ phận cấu tạo nằm dưới của kết cấu mái nhằm che khuất vì kèo. Trần nhà có chức năng thẩm mỹ, kỹ thuật, và ngăn chặn rác bụi bẩn từ trên rơi xuống. Về nguyên tắc tổng thể, sau khi xây thô, công đoạn hoàn thiện nhà ở được bắt đầu triển khai. Công tác trát trần nhà phải được thực hiện trước nhất. Tiến hành trước khi trát dầm, trát tường và trát cột.

Bởi đặc điểm cấu tạo trần bê tông cột thép và vị trí trần nhà nằm trên cao, khá đặc thù nên kỹ thuật trát trần nhà đẹp rất được nhiều chủ đầu tư, khách hàng, bạn đọc quan tâm. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách thực hiện, kỹ thuật trát trần nhà đúng, chính xác và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Để nắm được nội dung của kỹ thuật trát trần nhà đẹp, chúng tôi sẽ trình bày 4 nội dung dưới đây bao gồm:

+ Phân loại cấu tạo các lớp trát trần nhà

+ Công tác chuẩn bị trước khi trát trần nhà cần gì?

+ Hướng dẫn công tác định vị lấy mốc trát trần nhà

+ Kỹ thuật trát trần nhà, cách trát trần nhà đúng

Cụ thể như sau:

Trát trần nhà đẹp

Hướng dẫn kỹ thuật cách trát trần nhà đẹp và đem lại hiệu quả tối ưu nhất

Thứ nhất: Phân loại cấu tạo các lớp trát trần nhà

Thông thường, khi trát hoàn thiện nhà ( bao gồm cả trát tường, trát trần,…) thường có 3 loại trát bao gồm: Trát 1 lớp, Trát 2 lớp và trát 3 lớp.

Trát 1 lớp: Chiều dày lớp vữa khoảng 1 phân ( 1cm).

Trát 2 lớp: Chiều dày lớp vữa khoảng 1.5 – 2 phân ( 1.5 – 2cm)

Trát 3 lớp: Chiều dày lớp vữa khoảng 2.5 – 3 phân ( 2.5 – 3 cm). 3 lớp trát ở các công trình dân dụng là: Lớp trát lót, lớp trát đệm, lợp trát ngoài cùng.

Xi măng trát trần dùng vữa xi măng mác 50- 75 ( Thường là mác 75 khi trát trần nhà) để quy ra tỷ lệ trộn.

Hiện nay, đối với các công trình dân dụng, khi xây dựng các mẫu biệt thự đẹp, nhà phố, … thì phổ biến dùng 3 lớp trát. Bởi trát 3 lớp thì dễ tạo phẳng hơn, có độ bóng cao hơn. Và đặc biệt có tác dụng trong việc ít lộ hình các lớp kết cấu bên trong hơn. Đặc biệt, đối với các công trình yêu cầu không làm trần thạch cao thì nên trát 3 lớp mới đảm bảo được các yêu cầu đẹp và thẩm mỹ, không bị lộ.

Còn lại 1, 2 lớp thì chỉ sử dụng khi trát ở những cấu tạo không quan trọng, những bộ phận không quan trọng trong kết cấu công trình. Hoặc đối với những trần nhà mà sử dụng trần thạch cao, trần gỗ hoặc trần nhựa thì có thể sử dụng trát 1 lớp, 2 lớp để giảm bớt thời gian thi công và chi phí hoàn thiện. Và cũng không cần thiết khi phải trát 3 lớp trong trường hợp này.

Trát trần nhà đẹp

Bề mặt hoàn thiện trần nhà sau khi tiết hành trát trần 3 lớp

Thứ hai: Công tác chuẩn bị trước khi trát trần nhà

Công tác chuẩn bị trước khi trát trần nhà cần:

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Các dụng cụ trát trần: Bay, bàn xoa, thước, ni vô, dây nhợ,…
  • Vật liệu trát trần nhà: Trộn vữa xi măng theo đúng cấp phối, vữa xi măng mác 75.
  • Dựng cốp pha giàn giáo vừa tầm với khẩu độ của người thợ chát trần. Không dựng cốp pha giàn giáo gần với mặt trần quá sẽ gây khó khăn, cản trở cho người chát, vị trí dựng cần phù hợp, để thợ thi công không bị mỏi quá hoặc vướng quá vì đặc thù trong cách trát trần nhà thì người chát thường xuyên phải ngửa đầu lên nên rất dễ bị mỏi cổ.
  • Trải các bao ( thường sử dụng vỏ bao xi măng) hoặc dùng các tấm lót nilong để trải xuống dưới bề mặt dưới trần nhà (vị trí dưới khu vực thợ trát trần nhà) để tận dụng những lượng vữa thừa bị rơi xuống để tận dụng sử dụng lại, tránh lãng phí.
  • Kiểm tra bề mặt trần nhà trước khi trát xem có đủ điều kiện để trát trần nhà hay không?

Chuẩn bị các điều kiện bề mặt trần trước khi trát

  • Vệ sinh trần sạch sẽ trước khi trát trần nhà: Yêu cầu trước khi trát là không bám bụi bẩn. Nếu có bụi bẩn thì các lớp trát sẽ không ăn vào bề mặt trần nên sẽ không thể tiếp tục thi công. Bạn có thể sử dụng giẻ khô, hoặc sử dụng chổi tre vệ sinh trước bề mặt trần trước khi trát.
  • Kiểm tra trần có bị gồ ghề, lồi lõm hay không: Bởi trong quá trình đội thợ thi công ghép cốp pha thì có thể tạo ra những vị trí trần bị gồ lên hoặc lõm. Nếu gồ lên thì đục đẽo đi, còn lõm thì đắp thêm vào để bề mặt trần tương đối bằng phẳng.
  • Tiếp theo của cách trát trần nhà đẹp đó là phải tạo nhám cho bề mặt trần nhà cần trát: Vì trần quá bằng phẳng và nhẵn thì vữa trát sẽ không ăn ( không dính) vào bề mặt trần. Chính vì thế cần phải tạo ra bề nhám để vữa dính vào.
  • Tưới nước cho trần: Bề mặt trần khô quá cũng sẽ là nguyên nhân để việc trát trần nhà bị gián đoạn và không thể tiếp tục được, vì trần khô nên vữa rất khó kết dính với bề mặt trần. Chính vì thế cần làm ướt cho trần nhà mới có thể trát được. Bạn có thể sử dụng miếng vải mút ngấm nước để thấm nước vào bề mặt trần.

Chuẩn bị những điều kiện cho bề mặt trần như trên thì công tác trát trần nhà sẽ được diễn ra thuận tiện và đơn giản hơn.

Xem thêm: Biệt thự vườn 1 tầng

Thứ ba: Kỹ thuật trát trần nhà – Tạo mốc để trát trần

Cách trát trần nhà

Hướng dẫn kĩ thuật trát tường nhà đúng cách

Bề mặt trần nhà sau khi đổ bê tông có thể có chỗ dốc, có chỗ phẳng vì thế mà phải đánh và tạo các mốc chuẩn để bề mặt trần sau khi trát xong trở nên bằng phẳng.

Công việc tạo mốc cho trần trong cách trát trần nhà được tiến hành như sau:

+ Xác định ngay từ ban đầu là trát mấy lớp và chiều dày của lợp trát trần là bao nhiêu cm.

+ Tiếp theo, sử dụng các công cụ như: Hồ, vữa, đinh, gạch vỡ để làm mốc, ở các điểm góc  sau đó căn ra các điểm ở giữa để đánh cao độ. Sử dụng ni vô để lấy cân bằng, đánh mốc ở các điểm khác nhau, hoặc có thể dùng thước định vị các mốc đó. Vì trong qúa trình trát đến đâu thì sẽ có mốc chuẩn theo đến đó thì trát xong trần sẽ bằng phẳng.

Xem thêm: Thiết kế nhà 2 tầng

Thứ tư: Trình tự và kỹ thuật trát trần nhà

Về nguyên tắc tổng thể: Trát trần nhà trước, sau đó trát dầm, trát tường và trát cột

Khi trát dầm và trát trần: Tiến hành trát đúng theo các điểm mốc đã đánh dấu theo kỹ thuật đã hướng dẫn ở trên.  

Trát thử trước một vài điểm để kiểm tra các điều kiện trát và đồng thời kiểm tra độ kết dính của các lớp kết cấu.

Khi trát trần thì chia thành nhiều lớp chát khác nhau. Giả sử chúng ta xác định sau khi hoàn thiện xong lớp trát sẽ dày 2.5cm. Thông thường 1 lớp chát mỏng không dày quá 5-8mm. Bởi vì khi trát các lớp quá dày sẽ dẫn đến hiện tượng bị phồng dộp, nứt.

Trong quá trình trát trần nhà, nếu phải ngừng lại để đợi vữa, hoặc trong trường hợp người thợ thi công muốn giải lao thì thợ phải tạo ra các mạch ngừng. Yêu cầu của các mạch ngừng này là hình gãy, không để thẳng được và phải cắt lớp các vữa chát thẳng góc với nhau. Mạch ngừng là chỗ gián đoạn trong thi công, tại vị trí này, lớp vữa trát trước và sau khi ngừng được tiếp nối và liên kết với nhau.

Nguyên tắc trát trần nhà đẹp: Trát trần tuần tự theo 3 lớp: Lớp trát lót, lớp trát đệm, lớp trát ngoài cùng. Lớp chát lót thường sử dụng xi măng nguyên chất quyét lên trên bề mặt của trần (Có thể sử dụng xốp nhẹ) để quét. Sau đó dùng lớp vữa xi măng chát đệm và chát lớp ngoài cùng.

Trong quá trình trát trần nhà, người thợ sẽ kiểm tra bằng cách gõ nhẹ lên bề mặt trát để kiểm tra xem độ bám dính của vữa như thế nào. Chỗ nào bộp thì họ sẽ phải trát lại. Người thợ sẽ phá rộng chỗ bị bộp ra, sau đó miết chặt vữa xung quanh, để so le với mặt trát để sửa lại. Việc kiểm tra này phải tiến hành song song đồng thời với công đoạn trát để tránh các hiện tượng nứt, bở tường trần sau này.

Cách vào vữa: Dùng bay, bàn xoa, dùng thước làm phẳng lớp trát trần nhà. Ở lớp vữa cuối cùng thì người ta thường trộn vữa xi măng cát khô, không cho nước. Sau đó dùng bàn xoa, thước cán để tạo phẳng cho trần nhà.

Thực hiện cách trát trần nhà đẹp theo đúng kĩ thuật trên, bạn sẽ hoàn thiện được trần nhà đẹp, phẳng và đúng chính xác như yêu cầu. Bạn cũng cần lưu ý đến một vài điểm sau để quá trình trát trần nhà được triển khai thuận lợi và dễ dàng nhất:

Xem thêm: Biệt thự 2 tầng kiểu pháp

Một số lưu ý trong kỹ thuật trát trần nhà bao gồm:

Cách trát trần nhà

Những lưu ý để công tác trát trần nhà diễn ra thuận lợi

+ Đội thợ thi công nhà trọn gói cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn giáo hay trên cao.

+ Sau khi trát trần nhà xong thì phải bảo vệ, che đậy để đảm bảo bề mặt trần không bị va đập hay tác động xấu từ bên ngoài vào.

+ Bảo dưỡng bề mặt trần nhà sau khi trát: Cần phản luôn giữ ẩm cho bề mặt trần nhà sau khi trát từ 7- 10 ngày bằng cách phun nước lên trần nhà.

+ Trong quá trình trát trần nhà, nếu phát hiện trong vữa trát có thành phần hạt lớn như đá, sỏi, … thì cần phải loại bỏ ngay để bề mặt trần nhà sau khi trát phẳng và nhẵn theo đúng yêu cầu.

+ Nhớ! Tận dụng vữa rơi bên dưới để sử dụng lại, tránh gây lãng phí trong khi thực hiện.

Như vậy, thực hiện theo đúng những hướng dẫn kỹ thuật trát trần nhà đẹp trên đây, bạn sẽ có thể hoàn thiện được công việc trát trần nhà của mình. Hoặc bạn cũng có thể tự mình kiểm tra đội thợ thi công có thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu trên hay không. Điều này cũng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các rủi rõ liên quan đến việc tường trần nhà bị bục, bị rớt vữa trong quá trình sử dụng sau này!

Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin kỹ thuật hữu ích dành cho bạn tham khảo. Chúc bạn thành công và sớm hoàn thiện được ngôi nhà mơ ước của gia đình mình!

Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế nhà ở, biệt thự và những thắc mắc trong quá trình thi công nhà ở, biệt thự dân dụng mời bạ liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được hướng dẫn và tư vấn trực tiếp:

Hotline: 0988 030 680

Xem thêm: Cách chọn hướng ban công