Màn hình LCD và AMOLED khác nhau thế nào?

Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội .

Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của Thế Giới Di Động

Bạn vui lòng chờ trong giây lát…

Màn hình LCD và AMOLED khác nhau thế nào?


Hữu Tình

14/10/13

11 bình luận

Điện thoại này sử dụng công nghệ màn hình LCD, điện thoại kia công nghệ AMOLED, vậy hai loại màn hình này khác nhau chỗ nào, loại nào tốt hơn, dưới đây là câu trả lời cho các bạn.

Công nghệ màn hình được coi là một trong những thành phần quan trọng khi nói đến các thiết bị cầm tay hàng đầu. Trên bảng thông tin cấu hình, màn hình không chỉ là độ rộng, độ phân giải mà còn có công nghệ màn hình đó.

Thường các bạn sẽ thấy mỗi nhà sản xuất sẽ luôn sử dụng một công nghệ màn hình cho riêng mình như Samsung với công nghệ AMOLED, HTC với màn hình LCD, mỗi công nghệ sẽ có một ưu điểm riêng.

Công nghệ

Trước tiên, bài viết sẽ nhanh chóng đi qua những khác biệt về công nghệ giữa hai loại màn hình hiển thị trước khi đi sâu vào làm rõ sự ảnh hưởng của công nghệ màn hình tới người dùng.

LCD và AMOLED
LCD và AMOLED

Bắt đầu với màn hình LCD, tên viết tắt của Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng). Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền (Back Light). Nó bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng phân cực ánh sáng. Bình thường, khi không có điện áp, các tinh thể này được xếp thẳng hàng giữa hai lớp cho phép ánh sáng truyền qua theo hình xoắn ốc.

LCD và AMOLED
Cấu trúc một màn hình LCD

Hai bộ lọc phân cực, 2 bộ lọc màu và 2 bộ cân chỉnh sẽ xác định cường độ ánh sáng đi qua và màu nào được tạo ra trên một pixel. Khi có điện áp cấp vào, lớp canh chỉnh sẽ tạo một vùng điện tích, canh chỉnh lại các tinh thể lỏng đó.

Nó không cho phép ánh sáng đi qua để hiển thị lên hình ảnh tại vị trí điểm ảnh đó. Các điểm ảnh trong màn hình LCD là một transistor cực nhỏ ở 1 trong 2 chế độ: cho phép ánh sáng đi qua hoặc không. Điểm ảnh bao gồm 3 yếu tố màu: đỏ, xanh lá, xanh dương. Sau đó các màu sắc được pha trộn ở mức khác nhau để tạo ra các màu khác nhau.

LCD và AMOLED
Công nghệ màn hình AMOLED

AMOLED – Active Matrix Organic Light Emitting Diode – là công nghệ màn hình diode phát quang hữu cơ ma trận động. AMOLED sử dụng các pixel OLED gắn trên một tấm film bán dẫn mỏng (TFT) nhằm tạo nên một ma trận pixel, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của dòng electron với công dụng tạo nên một loạt các công tắc kiểm soát các pixel. Bằng cách điều chỉnh điện áp, do đó độ sáng của mỗi đèn LED đỏ, xanh lá cây, và xanh sẽ giúp tạo ra các màu sắc khác nhau.

Khác nhau là gì

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa hai loại màn hình này là một loạt các màu sắc được hiển thị hay còn gọi là các gam màu – một phần của các màu sắc mà bạn có thể nhìn thấy.

Hầu hết các màn hình hiện nay đều có tiêu chuẩn gam màu RBG, màn hình LCD cũng có tiêu chuẩn như thế. Điều này là lý do vì sao màn hình LCD được cho là có màu sắc tự nhiên nhất, nhưng nó đơn giản là vì màu gần với hầu hết các màu sắc trên các phương tiện khác. Màn hình AMOLED cung cấp dải gam màu rộng hơn so với màn hình LCD vì vậy mà hình ảnh có thể sống động hơn.

LCD và AMOLED
Dải màu trong AMOLED rộng hơn

Lý do cho sự khác biệt này là nằm ở công nghệ. Vì đèn LED có thể được điều khiển riêng ở các mức độ khác nhau vì vậy đối với công nghệ LCD, chú trọng nhiều tới bộ lọc dẫn đến hạn chế việc pha trộn các màu sắc từ đèn LED. Ngược lại đối với màn hình AMOLED, nhờ vậy mà dải màu trong màn hình AMOLED rộng hơn.

Tuy nhiên, không phải dài màu rộng hơn lúc nào cũng tốt hơn, vì nó dẫn tới việc hình ảnh trông bão hòa và có thể gây ra một chút biến dạng về màu sắc trong trường hợp nặng.

Điều kỳ lạ là các nhà sản xuất màn hình LCD thường không hài lòng với màu sắc màn hình mà mình đã sản xuất ra. Vì vậy, trong một nỗ lực để cạnh tranh với màn hình AMOLED, nhiều nhà sản xuất màn hình LCD đã điều chỉnh các thông số để tăng độ bão hòa khiến mất sự cân bằng màu sắc. Nếu bạn đang tìm kiếm một màn hình với màu sắc sống động thì hãy chọn màn hình AMOLED với một sự cân bằng màu sắc kém hơn so với màn hình LCD.

LCD và AMOLED
Tuổi thọ màn hình sẽ khác nhau với từng mức sáng khác nhau trong màn hình AMOLED

Màn hình AMOLED có các ưu điểm so với màn hình LCD như tiết kiệm điện năng, thời gian đáp ứng nhanh hơn khi thay đổi dòng điện (điều chỉnh độ sáng, tông màu màn hình).  Tuy nhiên màn hình AMOLED có tuổi thọ thấp hơn vì sử dụng nhiều mức năng lượng khác nhau cho đèn LED. Ngoài ra, khi sử dụng thời gian dài, màn hình AMOLED có thể bị “phai màu” ở một vùng hoặc toàn bộ màn hình.

Ai là người chiến thắng?

Cuối cùng thì quyết định sẽ nằm ở sở thích cá nhân bạn. Ngay trong mỗi loại màn hình khác nhau sẽ có các chuẩn khác nhau vì vậy nói rằng chọn kiểu màn hình tốt nhất cho mình thì không thể chính xác theo phương diện khoa học công nghệ. Bạn có thể thích màn hình LCD của HTC nhưng hoàn toàn ghét giao diện của LG. Thông thường, những người muốn một giao diện sống động hơn sẽ thích màn hình AMOLED nhưng màn hình LCD cung cấp một cái nhìn tự nhiên hơn.

LCD và AMOLED
Lựa chọn tùy thuộc vào bạn

Thêm vào đó, mỗi công nghệ lại có lợi thế riêng của mình cũng như có các bất lợi mà bạn cần phải xem xét. Nếu bạn muốn tuổi thọ màn hình lâu thì hãy tìm đến màn hình LCD và muốn thời lượng pin tốt hơn thì hãy tìm đến màn hình AMOLED.

androidauthority

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Anh
Chị