Thủy tinh hữu cơ được làm bằng gì? Ứng dụng như thế nào?
Lượt xem: 38
Mục lục bài viết
Thủy tinh hữu cơ được làm bằng gì? Ứng dụng như thế nào?
Thủy tinh hữu cơ hiện nay được con người ưa chuộng sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Do đặc tính riêng đặc biệt của thủy tinh hữu cơ là thân thiện với môi trường, ít gây hại cho sức khỏe. Bài viết dưới đây là một số thông tin về thủy tinh hữu cơ do quà tặng IN LOGO sưu tầm được, mọi người cùng tham khảo nhé!
Thủy tinh hữu cơ là gì?
Thủy tinh hữu cơ có tên gọi khác là thủy tinh acrylic (hay nhựa acrylic); trong thành phần có gốc polyacrilat. Acrylic là một hợp chất tổng hợp cao phân tử, trong suốt như thủy tinh nên được gọi là thủy tinh hữu cơ. Thực chất thủy tinh acrylic là một loại nhựa dẻo; cứng và bền; nó có khả năng chịu nhiệt rất tốt, đồng thời không bị vỡ vụn khi va chạm. Nguyên liệu chính để sản xuất ra thủy tinh hữu cơ là propylene xeton, axit axetic và axit sunfuric.
Thủy tinh hữu cơ được làm ra từ cấu trúc phân tử hóa học nào?
Thủy tinh hữu cơ được làm bằng gì?
_ Metyl metacryit, chất được sử dụng trong sản xuất thủy tinh hữu cơ (plexiglas). Dược điều chế bằng phản ứng trùng hợp có công thức hóa học tạo ra nó là [CH2=C(CH3)COOCH3].
_ Thủy tinh Plexiglas được biết đến là vật liệu có khả năng chống nước, bazơ, axit, cồn hoặc xăng. Tuy nhiên có một điều nó cũng dễ hòa tan trong dung môi este, xeton, benzen hay các đồng đẳng của benzen.
_ Bạn có thể sử dụng đun nóng thủy tinh hữu cơ này để pha tạo màu ở nhiệt độ nóng chảy của nó. Thủy tinh hữu cơ có khối lượng phân tử lớn tới 5106 đơn vị cacbon. Vì thế thủy tinh plexiglas có trọng lượng nhẹ hơn so với thủy tinh silicat.
Đặc điểm của thủy tinh hữu cơ
Thủy tinh hữu cơ có nhiều đặc điểm nổi trội hơn so với thủy tinh thông thường, đó là:
+ Tính ổn định với dung dịch nước, rượu, bazơ, xăng hay axit ở diều kiện bình thường.
+ Có thể chịu va đập lực tương đối mạnh, chống trầy xước cao.
+ Có độ cứng bề mặt gần như ngang ngửa vật liệu bằng nhôm.
+ Độ truyền ánh sáng rất cao lên tới 92%.
+ Dễ tan trong dung môi xeton, benzen và este.
+ Khối lượng phân tử của vật liệu acrylic-plexiglass khá lớn (lên tới 5.106).
+ Độ bền về cơ học cao hơn 10 lần so với thủy tinh silicat.
+ Dễ tạo màu, dễ gia nhiệt và dễ tạo hình ở nhiệt độ cao.
+ Khả năng chống tia cực tím tuyệt vời, truyền hồng ngoại một phần.
Ứng dụng của thủy tinh hữu cơ
Cốc thủy tinh hữu cơ
Đèn chùm thủy tinh hữu cơ
Do có nhiều đặc điểm nổi bật nên thủy tinh hữu cơ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống:
+ Đồ gia dụng: Dùng để làm các loại ly uống nước thủy tinh, ly uống rượu, lọ thủy tinh đựng gia vị, bát đĩa thủy tinh, lọ thủy tinh, chai lọ thủy tinh…
+ Ngành xây dựng và trang trí nội thất: Sản xuất cửa kính trong suốt hoặc bán mờ, cửa sổ cách âm, mái vòm, pano trang trí, bề mặt cho bồn tắm, chậu rửa mặt và các sản phẩm khác…
+ Ngành giao thông: Làm đèn xe máy, kính chắn gió ô tô, kính máy bay, tàu hỏa, đèn tín hiệu giao thông,…
+ Lĩnh vực về chiếu sáng: Nguyên liệu sản xuất ra các loại đèn chiếu sáng như: đèn chùm, đèn đường, đèn huỳnh quang…
+ Trong ngành y tế, sức khỏe: Dùng làm răng giả, xương nhân tạo trong y học hoặc sản xuất dụng cụ y tế phẫu thuật, thiết bị y tế…
+ Lĩnh vực khác : Sản xuất quà tặng doanh nghiệp như kỷ niệm chương hoặc cúp thủy tinh, thiết bị ô tô, đèn pha ô tô, thiết bị truyền thông quang học, thiết bị ô tô, dụng cụ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, v.v. vô trùng, bể bơi, thấu kính Fresnel…
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thủy tinh hữu cơ
Do thủy tinh hữu cơ được tạo thành từ phản ứng hóa học nên nó có một số lưu ý như sau:
+ Không để đồ thủy tinh lâu ngày trong điều kiện nhiệt độ cao, hoặc dùng để đựng thực phẩm.
+ Không đặt sản phẩm thủy tinh trong điều kiện có độ ẩm không khí cao vì có thể làm cho chất liệu thủy tinh không còn giữ được độ trong suốt như ban đầu.
+ Sau khi rửa ly hoặc các loại bát đĩa bằng nước rửa chén, sẽ tốt hơn nếu bạn tiếp tục ngâm chúng trong nước ấm pha với giấm hoặc nước cốt chanh, sau đó rửa sạch và lau lại bằng khăn mềm. Đảm bảo mặt kính sẽ luôn sáng bóng và hạn chế trầy xước.
+ Hạn chế xếp chồng các dụng cụ thủy tinh để giảm áp lực. Khi chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài, kính rất dễ bị vỡ, xước và nứt. Nếu bạn phải xếp đồ thủy tinh, tốt hơn là sử dụng thêm miếng xốp để giảm ma sát.
+ Không sử dụng miếng cọ rửa bằng sắt sắc nhọn để lau kính. Vì bề mặt kính trơn bóng rất dễ bị trầy xước nếu tiếp xúc với vật sắc nhọn. Việc làm này lâu dần khiến đồ thủy tinh không còn đẹp như trước, dễ vỡ hơn.
+ Khi kính có vết ố vàng hoặc vết ố, hãy dùng các nguyên liệu như muối, baking soda hoặc bã cà phê để làm sạch.
=====
Đôi lời cuối cho bài viết của In Logo
Khi sử dụng các đồ vật làm bằng thủy tinh cần sử dụng đúng sản phẩm chất lượng của các thương hiệu uy tín. Tránh mua phải tình trạng hàng nhái hoặc hàng hóa kém chất lượng. Chẳng hạn trong trường hợp bạn cần mua kỷ niệm chương thủy tinh để tặng cho cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc thì cần tìm đơn vị sản xuất và cung cấp kỷ niệm chương thủy tinh uy tín.
Bài viết trên là một số thông tin về thủy tinh hữu cơ mà chúng tôi thu thập được. Mọi người muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị thì đừng quên ghé Quà tặng IN LOGO để tham khảo nhé!
Thông tin liên hệ và website
+ Hotline: 090 6700 298
+ Web: inlogo.vn
Đánh giá bài viết