Trình độ Văn Hóa Và Cách Trình Bày Trong Sơ Yếu Lí Lịch

Trình độ văn hóa có lẽ là cụm từ đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể định nghĩa rõ ràng cụm từ này. Vậy trình độ văn hóa là gì? Cách viết trình độ văn hóa trong sơ yếu lí lịch ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả.

Tìm hiểu về trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là gì?

Hiện nay, không có định nghĩa chính thức về khái niệm trình độ văn hóa. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục và việc làm, trình độ văn hóa là thuật ngữ về mức độ học vấn của cá nhân bao gồm tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông và trung học phổ thông theo trình độ học vấn được thể hiện trong sơ yếu lý lịch hoặc một số giấy tờ liên quan khác cần kê khai thông tin cá nhân của người thi hành công vụ và văn bản.

trình độ văn hóa

Có quan điểm cho rằng cách giải thích trên không chính xác vì nó không được định nghĩa một cách bao quát. Vì trình độ văn hóa không giống trình độ phổ thông, tức là trình độ học vấn. Đúng hơn, thuật ngữ này phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là sự phát triển về vật chất và tinh thần của một cá nhân, nhóm người hay xã hội, bao gồm cả phong cách sống và lối sống.

Điều này xuất phát từ thực tế rằng những người học cao hiểu rộng, tiến sĩ hay thạc sĩ chưa chắc sẽ có trình độ văn hóa cao. Vẫn còn một số thành phần vẫn bị xem là thiếu văn hóa hay không có ý thức. Ngược lại, có rất nhiều người tuy không có học vấn cao nhưng lại cư xử một cách có văn hóa. Do đó, trình độ văn hóa cũng không thể là thước đo cho trình độ học vấn hay cách sống. Phải chăng nên thay cụm từ “trình độ văn hóa” thành một cụm từ thích hợp hơn để tránh sự đánh đồng hay nhầm lẫn không đáng có.

Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là gì?

Có thể nói trình độ học vấn là một thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Tại đây, nó sẽ cho bạn thấy mức độ đánh giá văn hóa chính xác mà bạn cần đưa vào phần trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch của mình. Viết các bản kê khai văn hóa có thể không mới lạ, nhưng việc viết một cách chuẩn mực có thể không dễ đối với nhiều người. 

Một ví dụ như có nhiều bạn đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học thì khi viết hồ sơ xin việc sẽ ghi trong mục này là Đại học. Tuy nhiên điều này là chưa chính xác. Bởi trình độ văn hóa sẽ được xem xét dựa trên chương trình học mà người đó đã hoàn thiện trong hệ thống giáo dục 12 năm ở nước ta. Do đó bạn cần phải xem xét và cân nhắc thật kỹ trước khi điền. Tất nhiên bạn có thể bổ sung chuyên ngành mình đã theo học để thể hiện chuyên môn của mình một cách rõ ràng nhưng không nên nhầm lẫn nó với trình độ văn hóa.

Trình độ văn hóa có ý nghĩa gì?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng trình độ văn hóa trong giai đoạn hiện nay là không cần thiết, đồng thời các doanh nghiệp hay công ty cũng không đòi hỏi điều này. Điều này bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng trong nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì kinh nghiệm, năng lực mới là điều quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trình độ văn hóa cũng có những ý nghĩa vô cùng quan trọng.

trình độ văn hóa

  • Trình độ văn hóa có thể là thước đo cho năng lực của bạn. Nếu bạn có một trình độ văn hóa cao thì bạn sẽ nhận được sự công nhận của mọi người, đồng thời cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn.
  • Trong một vài trường hợp thì người có trình độ văn hóa cao sẽ được trao nhiều cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập lí tưởng.
  • Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào trình độ văn hóa để xem xét và ra quyết định có tuyển dụng bạn hay không.

Với 3 ý nghĩa trên thì chúng ta có thể thấy rằng trình độ văn hóa có những ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì thế, dù làm bất kì ngành nghề hay công việc nào thì trình độ văn hóa cao sẽ giúp bạn tiến xa hơn.

>>> Tham khảo thêm: Trình độ chuyên môn là gì và cách điền vào CV chính xác nhất

Phân biệt trình độ văn hóa với trình độ học vấn

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người không phân biệt được trình độ văn hóa và trình độ học vấn. 

Trình độ học vấn là thước đo mức độ học tập của mỗi người đạt được trên ghế nhà trường. Hiện tại ở Việt Nam có những cấp độ học vấn như sau: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng,…Nói cách khác, trình độ học vấn là cấp độ học tập cao nhất mà người đó được đào tạo, được học tập.

Ngược lại, trình độ văn hóa lại được xem xét dựa vào quá trình mà người đó đào tạo. Bên cạnh đó, trình độ này có thể phản ánh phẩm chất, khả năng, cách sống hay cách giao tiếp.

Hướng dẫn cách viết trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Ghi trình độ văn hóa trên hồ sơ xin việc đòi hỏi sự chính xác cao và đôi khi một số công ty còn cần kèm theo các bằng chứng nhận là căn cứ xác thực. Để có thể trình bày mục này một cách chính xác thì dưới đây là các quy định

trình độ văn hóa

  • Đối với những người đã hoàn thành chương trình lớp 12, đại học, cao đẳng hay trung cấp trở lên thì ghi là 12/12. 
  • Trường hợp học hết lớp 9 thì sẽ trình bày là 9/12.
  • Đối với các trường hợp học đang dang dở ở từng cấp bậc trung học cơ sở hay trung học phổ thông ví dụ như học hết lớp 7 sẽ được ghi là 7/12 hay học hết lớp 10 sẽ được ghi là 10/12.

Tốt nghiệp Đại học thì ghi mục trình độ văn hóa thế nào?

Nhiều bạn tốt nghiệp đại học và trình bày vào mục trình độ văn hóa là đại học. Như vậy là không chính xác.

Bởi vì, như đã trình bày trong phần Trình độ văn hóa là gì, phần này sẽ xét các cấp trung học phổ thông, bao gồm: Mù chữ – Tiểu học – Trung học Cơ sở – Trung học phổ thông, không bao gồm các cấp học cao hơn. Vì vậy, nếu bạn đã hoặc đã hoàn thành trình độ học vấn cao đẳng trở lên, trong phần trình độ văn hóa sẽ chỉ được ghi là 12/12. Cử nhân quản lý du lịch, thạc sĩ kinh tế, tiến sĩ luật… sẽ điền vào phần bằng cấp có thể có trên sơ yếu lý lịch / CV của bạn hoặc bạn phải tự làm. Chuẩn bị một mẫu sơ yếu lý lịch phù hợp với bạn. 

>>>Tham khảo thêm: Bật mí 3 cách viết CV cho sinh viên mới ra trường cực chuẩn

Những lưu ý khi viết hồ sơ xin việc

Sơ yếu lý lịch là một yếu tố không thể thiếu để giúp bạn có được công việc như mong muốn. Nếu bạn để lại những thông tin sai lệch, rất có thể bạn sẽ bị loại từ đầu. Do đó rất quan trọng để trình bày đúng về nội dung và hình thức.

Về hình thức trình bày của một bộ hồ sơ xin việc:

  • Sử dụng khổ giấy A4
  • Căn chỉnh lề giấy, chọn phông chữ phù hợp và dễ nhìn
  • Sử dụng cùng một cỡ chữ và phông chữ cho tất cả nội dung
  • Tối thiểu lỗi chính tả nhất có thể
  • Sử dụng câu từ ngắn gọn và ngôn từ súc tích.

Về nội dung:

  • Điền thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh như trên Chứng minh nhân dân.
  • Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, còn hạn sử dụng.
  • Nhập tình trạng hôn nhân chính xác: độc thân, đã kết hôn hay đã ly hôn, v.v.
  • Đối với các ứng viên nam, họ cũng phải cho biết thời gian hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nếu có.
  • Đừng nhầm lẫn nguyên quán và nơi sinh. Đây là vị trí quê quán của bố mẹ bạn, thường được ghi trên giấy tờ tùy thân của bạn.
  • Viết mục trình độ văn hóa rõ ràng và chính xác.
  • Nên bổ sung thêm trình độ ngoại ngữ, tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề, v.v.
  • Liệt kê kinh nghiệm chuyên môn một cách cẩn thận. 

trình độ văn hóa

Trên đây là toàn bộ những thông tin về trình độ văn hóa mà Mua bán đã cung cấp cho bạn. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của trình độ này và ngày càng hoàn thiện để tạo cho bản thân một chiếc CV thật sang xịn mịn. Hãy theo dõi Muaban.net thường xuyên để không bỏ lỡ những bài viết thật bổ ích bạn nhé!

>>> Xem thêm: 

Nguyễn Vy