Văn hoá doanh nghiệp Việt Namvà các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN – Vinaseco

Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam là gì và có vai trò như thế nào trong xây dựng và phát triển công ty bền vững. Hãy cùng Vinaseco khám phá ngay ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

van-hoa-doanh-nghiep

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN), hiểu một cách đơn giản là tập hơn những giá trị, chuẩn mực về niềm tin, hành vi, nhận thức, phương pháp tư duy được các nhân viên trong doanh nghiệp (DN) cùng công nhận, suy nghĩ, đánh giá và hành động như thói quen.

VHDN lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.

2. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp là một giữ vai trò quan trọng không thể thiếu, giúp doanh nghiệp:

a. Giảm xung đột:

VHDN là sợi dây gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

b. Điều phối và kiểm soát:

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam giúp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Trong trường hợp phải đưa ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp các phạm vi lựa chọn phải xem xét.

c. Tạo động lực làm việc:

giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và giá trị của mình trong một tổ chức. Điều này giúp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.

d. Lợi thế cạnh tranh:

Từ các yếu tố trên có thể thấy văn hóa doanh nghiệp giúp tăng hiệu quả hoạt động, tạo sự khác biệt trên thị trường và giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường một cách tốt nhất.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

a. Người lãnh đạo

Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất VHDN bởi họ là người xây dựng và phát triển nó. VHDN cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hoá doanh nghiệp.

van-hoa-doanh-nghiep

b. Những thành viên trong tổ chức

Các nhân viên cư xử và tương tác với nhau sẽ làm thay đổi không khí làm việc của cả một văn phòng. Do đó, các công ty cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sự kiện xã hội bên ngoài cho nhân viên để đưa tập thể vào một vòng tròn phát triển tinh thần đoàn kết.

Mục lục bài viết

c. Chiến lược tuyển dụng

Khi công ty có một nền văn hóa tích cực sẽ thu hút nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng bởi công ty có thể hoạt động mạnh mẽ chính là bởi có nền tảng về nhân sự vững chắc. Một nền văn hóa tích cực từ doanh nghiệp sẽ thu hút ứng viên tham gia tuyển dụng. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần xem xét những gì diễn ra trong buổi PV để xem ứng viên đó có phù hợp với công ty hay không. Nhờ quy trình tuyển dụng khắt khe, kỹ lưỡng, doanh nghiệp mới tìm được những ứng viên phù hợp.

d. Môi trường làm việc 

Môi trường xung quanh bạn có ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong công việc. Hãy thử tưởng tượng bạn làm việc trong một môi trường ồn ào, không thể tập trung, chắc chắn năng suất làm việc của bạn sẽ suy giảm đáng kể. Trong khi các thiết kế văn phòng mở dần trở nên phổ biến, nhưng trên thực tế, chúng luôn bộc lộ những khuyết điểm. Do đó, hãy xem xét việc thiết kế các phòng làm việc tách biệt. Khuyến khích với các nhân viên mới rằng, họ nên sử dụng chúng bất cứ lúc nào khi cần thiết.

Nội dung trên đã giới thiệu với người dùng về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả bạn cần hiểu về chính doanh nghiệp của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo! Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Xổ số miền Bắc