Vì sao người làm trong ngành du lịch bắt buộc phải giỏi tiếng Anh?

chương trình tiếng anh chuyên ngànhchương trình tiếng anh chuyên ngànhchương trình tiếng anh chuyên ngành

Bạn có bao giờ gặp khó khăn khi đi tham quan nước ngoài hoặc khi công tác trong lĩnh vực du lịch lữ hành chỉ vì không biết ngoại ngữ? Để tránh những lúng túng và bất cập trong quá trình đi chơi hoặc làm việc, bạn cần làm giàu vốn tiếng Anh chuyên ngành du lịch.

Với bộ từ vựng, thuật ngữ chuyên biệt, bạn sẽ dễ dàng di chuyển đến nhiều quốc gia trên thế giới hoặc hoạt động trong công ty du lịch. Cùng đọc đến cuối bài để biết thêm nhiều từ vựng và mẫu câu tiếng Anh chuyên ngành du lịch thông dụng nhất!

1. Người đi làm học

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

để làm gì?

Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện; quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ; chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu…là những đối tượng cần đặc biệt học tiếng Anh chuyên ngành du lịch.

Bởi ngoại ngữ là công cụ giúp người trong ngành sở hữu những thế mạnh như:

– Nắm bắt tình hình, xu hướng du lịch mới nhất trong và ngoài nước.

– Xây dựng, thiết kế các chương trình sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng.

– Chủ động tìm đọc và tham khảo các tài liệu chuyên môn để làm giàu kiến thức của mình.

– Tham gia các buổi hội nghị, tọa đàm, workshop của các diễn giả nước ngoài.

– Làm việc thuận lợi với các khách hàng, đối tác nước ngoài.

– Thay đổi môi trường làm việc quốc tế.

– Được tín nhiệm và thăng tiến trong công việc.

1.1. Giỏi tiếng Anh để làm việc

Học tiếng Anh giao tiếp nói chung và tiếng Anh chuyên ngành du lịch nói riêng chính là cách để bạn sinh tồn trong lĩnh vực này.

Có thể bạn chưa biết, du lịch là một trong những ngành được ưu tiên phát triển của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du Lịch Việt Nam, tính chung 8 tháng trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,44 triệu lượt người (gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước). Trung bình trong 10 tháng, Việt Nam đón trên 2,3 triệu lượt khách quốc tế nhập cảnh để tham quan du lịch và kinh doanh.

giỏi tiếng anh chuyên ngành du lịch để làm việcgiỏi tiếng anh chuyên ngành du lịch để làm việcgiỏi tiếng anh chuyên ngành du lịch để làm việc

Chính vì thế, nếu bạn biết tiếng Anh thì cơ hội làm việc sẽ mở ra không chỉ trong ngành du lịch mà bất kỳ ở lĩnh vực nào có liên quan đến quốc tế như: cách viết thư tiếng Anh thương mại trong xuất nhập khẩu hàng hóa, biên phiên dịch, thông dịch viên…

Để có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi, hoặc làm việc ở các vị trí quản lý cấp cao trong ngành du lịch, hoặc các công ty du lịch trong và ngoài nước, bạn phải rèn luyện các kỹ năng chuyên ngành thành thạo, kỹ năng giao tiếp và tất nhiên không thể thiếu kỹ năng tiếng Anh phải “professional”.

1.2. Giỏi tiếng Anh chuyên ngành du lịch để thích nghi và phát triển giữa những cạnh tranh

Cũng theo số liệu trong năm 2022 của Thống kê Du lịch (Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL), cả nước có đến 19,310 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, trong đó lượng người sử dụng tiếng Anh chiếm đến hơn 50%, còn lại là tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nhật…

Tại sao tiếng Anh chuyên ngành du lịch lại quan trọng như vậy?

giỏi tiếng anh du lịch để thích nghi và phát triển giữa những cạnh tranhgiỏi tiếng anh du lịch để thích nghi và phát triển giữa những cạnh tranhgiỏi tiếng anh du lịch để thích nghi và phát triển giữa những cạnh tranh

Nếu bạn biết tiếng Anh, bạn có thể viết thư thương mại bằng tiếng Anh trong việc giới thiệu các đoàn khách quốc tế đến với Việt Nam. Chẳng hạn, bạn biết cách giao tiếp kể chuyện và giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan với các đoàn khách quốc tế…

Với những kỹ năng cơ bản này, nếu bạn không giỏi tiếng Anh chuyên ngành du lịch thì bạn có chắc mình có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu sâu sắc của du khách quốc tế về Việt Nam hay không?

Bạn phải biết tiếng Anh để nói để viết để “show” cho du khách thấy “nếu họ đến, bạn sẽ cho họ xem những gì, biết thêm về điều gì?”.

“Vào những dịp cao điểm của ngành du lịch như lễ Tết, hướng dẫn viên giỏi tiếng Anh còn được mời dẫn đoàn Việt Nam sang các nước như Singapore, Thái Lan, Indonesia… Khi đến các nước này, công ty du lịch luôn sắp xếp local-guide (hướng dẫn địa phương) đảm nhiệm việc đưa khách đi đây đó. Tuy nhiên, tiếng Anh tốt giúp chúng tôi dễ dàng giao tiếp và học được nhiều “mẹo” rất hay từ các đồng nghiệp nước ngoài.” – Chị Phan Xuân Hiếu, hướng dẫn viên công ty S.T cho biết.

1.3. Giỏi tiếng Anh chuyên ngành du lịch sẽ có thu nhập cao hơn

Mức thu nhập trung bình của hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam là 20 USD/ ngày. Trong khi đó, nếu dẫn đoàn những du khách nước ngoài thì thu nhập có thể lên đến 50 USD/ ngày. Bên cạnh đó, còn có nhiều tiền tip cho hướng dẫn viên du lịch Việt Nam.

thu nhập cao hơnthu nhập cao hơnthu nhập cao hơn

Giao tiếp tiếng Anh giỏi gần như là một kỹ năng bắt buộc trong lĩnh vực du lịch, đây cũng là tiêu chí mà hầu hết các công ty du lịch đòi hỏi ứng viên của mình phải có trước khi bước chân vào ngành ngày.

Do đó ngay từ bây giờ khi còn học chuyên ngành, bạn nên tập trung học Anh văn chuyên ngành thật tốt. Tập luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát qua các lớp học truyền thống, hoặc các học tiếng anh online trên điện thoại và internet để trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ của mình.

Giỏi tiếng Anh chưa bao giờ là một thiệt thòi cho bất cứ ai.

2. Học

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

ở đâu?

Thay vì để gặp những bất tiện trong quá trình đi chơi, làm việc trong ngành du lịch, bạn hãy trau dồi vốn kiến thức tiếng Anh chuyên ngành du lịch từ sớm. Bạn có thể bắt đầu học ngoại ngữ bằng các phương thức dưới đây:

2.1. Tự học với các tài liệu có sẵn

Hiện nay, các sinh viên du lịch đều được cung cấp lượng lớn tài liệu, sách chuyên ngành. Đây là nguồn kiến thức căn bản và quan trọng nhất để bạn hiểu rõ về ngành nghề và cách thực hành trong tương lai.

tự học tiếng anh chuyên ngành du lịch với các tài liệu có sẵntự học tiếng anh chuyên ngành du lịch với các tài liệu có sẵntự học tiếng anh chuyên ngành du lịch với các tài liệu có sẵn

Trong các nội dung đó chứa rất nhiều từ tiếng Anh chuyên ngành du lịch. Bạn có thể vừa mở rộng vốn ngoại ngữ, vừa làm giàu năng lực chuyên môn của mình thông qua những tài liệu này. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu học tập thêm, bạn có thể tham khảo các chương trình dạy tiếng Anh chuyên ngành du lịch trực tuyến.

2.2. Vừa trải nghiệm vừa học hỏi

Cả người đi làm và sinh viên du lịch đều có rất nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế. Như người đi làm được tiếp xúc với khách hàng, các bước chuẩn bị hồ sơ, thiết kế tour. Còn sinh viên được tham gia các chuyến đi thực tế để làm bài thu hoạch tốt nghiệp.

vừa trải nghiệm vừa học hỏivừa trải nghiệm vừa học hỏivừa trải nghiệm vừa học hỏi

Trong quá trình này, bạn có thể tự “góp nhặt” kiến thức tiếng Anh du lịch về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,… và các thông tin phục vụ cho thuyết minh trên tuyến (về tiềm năng tài nguyên, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa đặc sắc của các địa phương,…) tại các tỉnh, thành đã đi qua. 

2.3. Học với chương trình

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

trực tuyến

Nếu bận rộn với lịch học hoặc lịch làm việc, bạn có thể tìm đến chương trình học tiếng Anh chuyên ngành du lịch online.

học tiếng anh chuyên ngành du lịch trực tuyếnhọc tiếng anh chuyên ngành du lịch trực tuyếnhọc tiếng anh chuyên ngành du lịch trực tuyến

Như tại chương trình tiếng Anh chuyên ngành QTS English, bạn sẽ được tự do đăng ký giờ học phù hợp với thời khoá biểu của mình để không bỏ lỡ hay lãng phí những buổi học quan trọng. Tiếp đến, bạn có cơ hội giao tiếp 100% tiếng Anh với giáo viên nước ngoài để nâng cao kỹ năng Anh ngữ.

Đặc biệt, trong các lớp học, bạn cũng được gặp gỡ và trao đổi các chủ đề chuyên ngành với bạn bè đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Cuối cùng, với lộ trình được thiết kế riêng biệt phù hợp với năng lực, bạn sẽ nhanh chóng đạt được kết quả học tập như mong muốn.

3. Từ vựng

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

 

3.1. Từ vựng tiếng Anh về các loại hình du lịch

Domestic travel: du lịch trong nước.

Leisure travel: loại hình du lịch phổ thông, nghỉ dưỡng và phù hợp với mọi đối tượng.

Adventure travel: loại hình du lịch khám phá có chút mạo hiểm, phù hợp với những người trẻ năng động, ưa tìm hiểu và khám phá những điều kỳ thú.

Trekking: loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá những vùng đất ít người sinh sống.

Homestay: Loại hình mà người đi du lịch sẽ không ở khách sạn, nhà nghỉ mà lưu trú cùng nhà với người dân.

Diving tour: loại hình du lịch tham gia lặn biển, khám phá những điều kỳ thú của thiên nhiên dưới biển như rặng san hô, các loại cá…

Kayaking: Là tour khám phá mà khách du lịch tham gia trực tiếp chèo 1 loại thuyền được thiết kế đặc biệt có khả năng vượt các ghềnh thác hoặc vùng biển. Tham gia loại hình này thường yêu cầu sức khỏe rất tốt và sự can đảm trước mọi thử thách của thiên nhiên.

Incentive: Là loại tour khen thưởng. Thông thường, loại tour này do công ty tổ chức nhằm khe

MICE tour: viết tắt của các từ Meeting (Hội thảo), Incentive (Khen thưởng), Conference (Hội nghị) và Exhibition (Triển lãm). Khách hàng tham gia các tour này với mục đích hội họp, triển lãm là chính và tham quan chỉ là kết hợp trong thời gian rỗi.

từ vựng về các loại hình du lịchtừ vựng về các loại hình du lịchtừ vựng về các loại hình du lịch

3.2. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành du lịch

Amendment fee: Phí sửa đổi

Availability: Còn để bán

Back office: Hậu trường

Booking file: Hồ sơ đặt chỗ

Brochure: Tài liệu giới thiệu

CRS/GDS: Hệ thống đặt giữ chỗ trên máy tính hoặc hệ thống phân phối toàn cầu. Hệ thống được sử dụng trên toàn thế giới để đặt chỗ trên máy bay cho hầu hết các hãng hàng không trên thế giới.

Customer file: Hồ sơ khách hàng

Destination Knowledge: Kiến thức về điểm đến

Destination: Điểm đến

Direct: Trực tiếp

Distribution: Cung cấp

Documentation: Tài liệu giấy tờ

Educational Tour: Tour du lịch tìm hiểu sản phẩm

Excursion/promotion airfare: Vé máy bay khuyến mãi/ giảm giá

Expatriate resident(s) of Vietnam: Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam

Familiarisation Visit/Trip: Chuyến đi/chuyến thăm làm quen

Flyer: Tài liệu giới thiệu

Geographic features: Đặc điểm địa lý

Guide book: Sách hướng dẫn

từ vựng tiếng anh trong lĩnh vực du lịchtừ vựng tiếng anh trong lĩnh vực du lịchtừ vựng tiếng anh trong lĩnh vực du lịch

Inbound Tour Operator: Hãng lữ hành trong nước

Inbound tourism: Khách du lịch từ nước ngoài vào

Inclusive tour: Chuyến du lịch giá trọn gói

Independent Traveller or Tourist: Khách lữ hành hoặc du lịch độc lập

International tourist: Khách du lịch quốc tế

Itinerary component: Thành phần lịch trình

Itinerary: Lịch trình

Log on, log off: Đăng nhập, đăng xuất

Low Season: Mùa vắng khách

Loyalty programme: Chương trình khách hàng thường xuyên

Manifest: Bảng kê

Mark-up: Số tiền mà một Hãng lữ hành hoặc một Hãng lữ hành bán sỉ du lịch nước ngoài sẽ cộng thêm vào chi phí sản phẩm của Công ty cung cấp để có thể trả hoa hồng cho các đại lý du lịch bán các sản phẩm tour du lịch của họ và để thu được một biên lợi nhuận cho công ty của họ

Nett rate: Giá nett

Outbound travel: Du lịch ra nước ngoài

Diplomatic passport: Hộ chiếu ngoại giao.

Normal passport: Hộ chiếu phổ thông.

Group Passport: Hộ chiếu nhóm.

Passport: Hộ chiếu.

Emergency passport: Hộ chiếu khẩn.

Official Passport: Hộ chiếu công vụ.

Preferred product: Sản phẩm được ưu đãi

Product Knowledge: Kiến thức về sản phẩm

Product Manager: Giám đốc sản phẩm

Retail Travel Agency: Đại lý bán lẻ du lịch

Source market: Thị trường nguồn

Supplier of product: Công ty cung cấp sản phẩm

TCDL Vietnam National: Administration of Tourism: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Timetable: Lịch trình

Tour Voucher: Phiếu dịch vụ du lịch

Tour Wholesaler: Hãng lữ hành bán sỉ

Travel Advisories: Thông tin cảnh báo khách du lịch

Travel Desk Agent: Nhân viên Đại lý lữ hành

Travel Trade: Kinh doanh lữ hành

Traveller: Lữ khách hoặc khách du lịch

UNWTO: Tên cập nhật (2006) của Tổ chức Du lịch Thế giới, nhằm phân biệt với tên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Voucher: Biên lai

Visa: Thị thực

3.3. Từ vựng tiếng Anh khi đi du lịch và lưu trú khách sạn

Transfer: Đưa đón

Seasonality: Theo mùa

Reconfirmation of booking: Xác nhận lại việc đặt chỗ

Record Locator: Hồ sơ đặt chỗ

High season: Mùa đông khách/ cao điểm

Account payable: Tiền phải trả

Account receivable: Tiền phải thu

Adjoining room: 2 phòng có cửa thông nhau

Air conditioning: điều hòa

Alarm: báo động

Amenities: những tiện nghi trong và khu vực xung quanh khách sạn

Balcony: Ban công

Bar: Quầy rượu

Bath: bồn tắm

Beauty salon: Thẩm mỹ viện

Bed: Giường

Bellboy: nhân viên xách hành lý, người trực tầng

Blankets: Chăn

Brochures: Quyển cẩm nang giới thiệu về khách sạn và du lịch

Car park: Bãi đổ xe

Chambermaid: nữ phục vụ phòng

Clean: sạch sẽ

Coffee shop: quán cà phê

Corridor: Hành lang

Door: Cửa

Doorman: người gác cổng

Double room: Phòng đôi

Double bed: Giường đôi

En-suite bathroom: phòng tắm trong phòng ngủ

Fire alarm: báo cháy

Fire escape: lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn

Fridge: Tủ lạnh

Full board: Khách sạn phục vụ ăn cả ngày

Fully-booked/ no rooms available: Không còn phòng trống

Games room: phòng trò chơi

Guesthouse: nhà khách

Gym: Phòng tập thể dục

Heater: Bình nóng lạnh

Hot tub/ jacuzzi/ whirlpool: hồ nước nóng

Hotel/ inn: khách sạn

Housekeeper: quản lý đội tạp vụ

Ice machine: máy làm đá

Internet access: truy cập internet

Key: Chìa khóa phòng

King – size bed: Giường cỡ đại

Kitchenette: khu nấu ăn chung

Late charge: phí trả thêm khi lố giờ

Laundry: dịch vụ giặt ủi

Lift: cầu thang

Lights: Đèn

Lobby: sảnh

Luggage cart: Xe đẩy hành lý

Luggage/ Baggage: Hành lý, túi xách

Manager: quản lý

Maximum capacity: số lượng người tối đa cho phép

Minibar: quầy bar nhỏ

minibar: Tủ lạnh nhỏ

Motel: nhà nghỉ, khách sạn nhỏ

Parking pass: thẻ giữ xe

Pillow case/ linen: vỏ gối

Pillow: gối

Porter: người gác cổng, xách hành lý cho khách

Queen size bed: Giường lớn hơn giường đôi, dành cho gia đình 2 vợ chồng và 1 đứa con

Quiet: yên tĩnh

Rate: mức giá thuê phòng tại một thời điểm nào đó

Receptionist: lễ tân

từ vựng khi đi du lịch và lưu trú khách sạntừ vựng khi đi du lịch và lưu trú khách sạntừ vựng khi đi du lịch và lưu trú khách sạn

Remote control: Bộ điều khiển

Reservation: đặt phòng

Restaurant: Nhà hàng

Room attendant: nhân viên vệ sinh phòng

Room number: Số phòng

Room only: Chỉ đặt phòng

Room service: Dịch vụ phòng

Safe: an toàn

Safe: két sắt

Sauna: Phòng tắm hơi

Shower: vòi hoa sen

Single bed: Giường đơn

Single room: Phòng đơn

Single supplement: Tiền thu thêm phòng đơn

Sofa bed/ pull-out couch: ghế sô-pha có thể dùng như giường .

Suite: Phòng nghỉ tiêu chuẩn

Swimming pool: Hồ bơi

Tea and coffee making facilities: Đồ pha trà và cà phê

Telephone: Điện thoại bàn

Television: TV

To book: đặt phòng

To check in: nhận phòng

To check-out: trả phòng

To stay in the hotel: ở lại khách sạn

Towel: khăn tắm

Vacancy: phòng trống

Valet: nhân viên bãi đỗ xe

Vending Machine: máy bán hàng tự động (thường bán đồ ăn vặt và nước uống)

View: quang cảnh bên ngoài nhìn từ phòng

Wake-up call: dịch vụ gọi báo thức

Wardrobe: Tủ đựng đồ

3.4. Thuật ngữ

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

trong khách sạn

thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành du lịch trong khách sạnthuật ngữ tiếng anh chuyên ngành du lịch trong khách sạnthuật ngữ tiếng anh chuyên ngành du lịch trong khách sạn

ROH = Run of the house: khách sạn sẽ xếp phòng cho bạn bất cứ phòng nào còn trống bất kể đó là loại phòng nào.

STD = Standard: Phòng tiêu chuẩn

SUP = Superior: Chất lượng cao hơn phòng Standard với diện tích lớn hơn hoặc hướng nhìn đẹp hơn. 

DLX = Deluxe: Loại phòng thường ở tầng cao, diện tích rộng, hướng nhìn đẹp và trang bị cao cấp.

Suite: Loại phòng cao cấp nhất và thường ở tầng cao nhất với các trang bị và dịch vụ đặc biệt kèm theo.

Connecting room: 2 phòng riêng biệt có cửa thông nhau. Loại phòng này thường được bố trí cho gia đình ở nhiều phòng sát nhau.

SGL = Single bed room: Phòng có 1 giường cho 1 người ở

SWB = Single With Breakfast: Phòng một giường có bữa sáng

TWN = Twin bed room: Phòng có 2 giường cho 2 người ở

DBL = Double bed room: Phòng có 1 giường lớn cho 2 người ở. Thường dành cho vợ chồng.

TRPL hoặc TRP = Triple bed room: Phòng cho 3 người ở hoặc có 3 giường nhỏ hoặc có 1 giường lớn và 1 giường nhỏ

Extra bed: Giường kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.

Free & Easy package: Là loại gói dịch vụ cơ bản chỉ bao gồm phương tiện vận chuyển (vé máy bay, xe đón tiễn sân bay), phòng nghỉ và các bữa ăn sáng tại khách sạn. Các dịch vụ khác khách tự lo.

DBLB: Thuật ngữ khách sạn đề cập tới một phòng đôi (cho hai người một giường cỡ to nhất (King size) hoặc cỡ vừa (Queen size) có phòng tắm kèm theo

Triple room: Phòng 3 giường

Twin room: Phòng 2 giường

TWNB: Phòng kép trong khách sạn (dành cho 2 người – hai giường đơn) và có một phòng tắm kèm theo

RPB: Một phòng cho 3 người trong khách sạn với một buồng tắm kèm theo. Có thể có 3 giường đơn, 2 giường đôi hoặc một giường cỡ to vừa (Queen bed) và một giường đơn

SGLB: Một phòng đơn trong một khách sạn (dành cho một người – chỉ một giường) với một buồng tắm kèm theo

B&B (viết tắt của bed and breakfast): phòng đặt có kèm theo bữa sáng

3.5. Thuật ngữ

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

về phương tiện đi lại

SIC = Seat in coach: Loại xe buýt chuyên thăm quan thành phố chạy theo các lịch trình cố định và có hệ thống thuyết mình qua hệ thống âm thanh tự động trên xe. Khách có thể mua vé và lên xe tại các điểm cố định.

First class: Vé hạng sang nhất trên máy bay và giá cao nhất

C class = Business class: Vé hạng thương gia trên máy bay, dưới hạng First

Economy class: Hạng phổ thông: những ghế còn lại

OW = One way: Vé máy bay 1 chiều

RT = return: Vé máy bay khứ hồi

STA = Scheduled time arrival: Giờ đến theo kế hoạch

ETA = Estimated time arrival: Giờ đến dự kiến

STD = Scheduled time departure: Giờ khởi hành theo kế hoạch

ETD = Estimated time departure: Giờ khởi hành dự kiến

Ferry: Phà: Ferry có thể là những con tàu du lịch vận chuyển dài ngày theo những tuyến cố định với khả năng chuyên chở nhiều nghìn khách và nhiều loại phương tiện giao thông đường bộ trên đó. Ferry cũng có những phòng nghỉ tương đương khách sạn 5*, những bể bơi, sân tennis, câu lạc bộ…

thuật ngữ về phương tiện đi lạithuật ngữ về phương tiện đi lạithuật ngữ về phương tiện đi lại

Airline route network: đường bay

Airline route map: Sơ đồ tuyến bay/mạng

Airline schedule: Lịch bay

Rail schedule: Lịch chạy tàu

Gross rate: Giá gộp

FOC: Vé miễn phí; còn gọi là complimentary

E Ticket: Vé điện tử

Final payment: Khoản thanh toán lần cuối

Deposit: Đặt cọc

Carrier: Hãng vận chuyển

Check-in time: Thời gian vào cửa

Check-in: Thủ tục vào cửa

Commission: Hoa hồng

Compensation: Bồi thường

Complimentary: Miễn phí

Cancellation penalty: Phạt do huỷ bỏ

Credit card guarantee: Đảm bảo bằng thẻ tín dụng

Baggage allowance: Lượng hành lý cho phép

Boarding pass:Thẻ lên máy bay

3.6. Bonus: Mẫu câu tiếng Anh học thuộc cấp tốc để đi du lịch

– Can you speak English? (Bạn có thể nói tiếng Anh không?).

– My name is ….(Tên tôi là….). Ex: My name is Mai ( Tên tôi là Mai).

– I’m glad to meet you (Tôi rất vui được gặp bạn).

– Where do you come from? (Bạn đến từ đâu?).

– How long are you going to stay there? (Bạn dự định ở đây bao lâu?).

– Could you show me the way to ……..,please? (Bạn có thể vui lòng chỉ tôi đến…., được không?).

– Where is the restroom? (Xin cho hỏi nhà vệ sinh ở đâu?)

– Could you please take me to….? (Bạn có thể đưa tôi đến…. được không?)

– Where can I find a bus? (Tôi có thể tìm thấy xe bus ở đâu?)

– I need your help. (Tôi cần sự giúp đỡ của bạn).

– How much does this cost? (Cái này giá bao nhiêu?)

– Sorry, can you repeat what you just said? (Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại cái bạn vừa nói không?)

– I’ll take that. (Tôi sẽ lấy cái này).

– Where can I get something to eat? (Tôi có thể tìm thấy đồ ăn ở đâu?)

– Will you write that down for me? (Bạn có thể viết ra cho tôi không?)

– Please call the Vietnamese Embassy. (Làm ơn gọi cho đại sứ quán Việt Nam).

– Could you speak more slowly? (Bạn có thể nói chậm một chút được không?)

– Could you show me the way to the station, please? (Bạn có thể chỉ cho tôi đường đến nhà ga, được không?)

– Do you take credit cards? (Bạn có nhận thẻ tín dụng không?)

– Could you show me on a map how to get there? (Bạn có thể chỉ cho tôi trên bản đồ, làm thế nào để đón đó được chứ?)

– I lost. (Tôi bị lạc).

– I don’t understand (Tôi nghe không hiểu.)

– I don’t speak English very well (Tiếng Anh của tôi không được tốt lắm.)

– Please speak slowly (Làm ơn nói chậm lại.)

4. Một số trang tin

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

mà bạn có thể theo dõi

4.1. World Tourism Organization 

Đây là trang web chính thức của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới, được viết bằng tiếng Anh, truyền tải những thông tin tổng quát về ngành du lịch, mang tính chuyên môn cao, bao gồm lịch sử phát triển của các nền du lịch lớn, các vấn đề sốt dẻo trong ngành du lịch và phổ cập những công nghệ mới ứng dụng trong ngành.

4.2. BBC Tourism

BBC là trang tin tức lớn của thế giới, và BBC Tourism là trang chuyên về du lịch của BBC, đăng tải những thông tin đa dạng về ngành du lịch thế giới như: văn hóa, lịch sử, ẩm thực, khảo cổ học, thiên nhiên,…

4.3. Travel Daily News

Đây là trang web tổng hợp tin tức về tình hình du lịch trên thế giới, cung cấp những bí quyết và lời khuyên bổ ích khi đi du lịch ở một số địa danh cụ thể.

5. Nâng cao

tiếng Anh chuyên ngành du lịch

cùng chương trình QTS English

Trong kỷ nguyên hội nhập, việc đi lại giữa các quốc gia trở nên thuận tiện hơn làm cho nhu cầu du lịch tăng cao hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, nhân viên và sinh viên ngành du lịch phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để có nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, việc trang bị tiếng Anh chuyên ngành du lịch là vô cùng thiết yếu. 

nâng cao tiếng anh chuyên ngành du lịch cùng chương trình QTS Englishnâng cao tiếng anh chuyên ngành du lịch cùng chương trình QTS Englishnâng cao tiếng anh chuyên ngành du lịch cùng chương trình QTS English

Nhận thấy nhu cầu học tăng cao, Tổ chức Giáo dục QTS Australia mang đến chương trình QTS English giúp người học cải thiện trình độ tiếng Anh chuyên ngành du lịch nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.

Chương trình QTS English được cung cấp bởi Tổ Chức Giáo Dục QTS Australia, cũng là một trong những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến tại Việt Nam. Với giáo trình được thiết kế bởi các Giáo Sư Ngôn ngữ đầu ngành tại Úc, QTS English cung cấp nhiều khóa học tiếng Anh cho mọi đối tượng học viên như: Người đi làm, sinh viên, du học, thi lấy bằng, định cư nước ngoài, tiếng Anh chuyên ngành (Tài chính, Du lịch, Kế toán, Công nghệ Thông tin, Luật pháp, Y dược,…).

Chương trình áp dụng phương pháp Blended Learning – phương pháp học tập hiệu quả nhất đang được áp dụng tại đại học Harvard, Oxford và các tổ chức giáo dục nổi tiếng. Ngoài các giờ học linh động với giáo viên bản xứ và tự học trực tuyến trên hệ thống mọi lúc mọi nơi, học viên còn được hỗ trợ trực tiếp bởi Cố vấn Học tập 1 kèm 1 từ QTS Australia dựa trên lộ trình học của học viên.

Với kinh nghiệm giảng dạy hơn 16 năm tại Úc và hơn 6 năm tại Việt Nam, chương trình QTS English đã có hơn 7 triệu học viên từ 25+ quốc gia trên thế giới tham gia sử dụng hệ thống, góp phần tạo ra cơ hội thành công cho hơn 2000 học viên tại Việt Nam và tỉ lệ học viên hài lòng về chương trình lên đến 95% (số liệu khảo sát năm 2020).

QTS English tự hào là chương trình giáo dục tiếng Anh chuẩn quốc tế, mang đến cho người học trải nghiệm môi trường tiếng Anh toàn cầu với học viên trên khắp thế giới ngay tại Việt Nam, đồng thời có những cải tiến vượt bậc để phù hợp nhất với thói quen học tập của người Việt.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Hotline: (028) 38 404 505

Địa Chỉ: C10 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Sharing is caring!

shares