Amin – Điều chế, ứng dụng

Cập nhật lúc: 09:30 09-09-2015
Mục tin: Hóa học lớp 12

Bài viết sẽ giới thiệu với các em cách điều chế amin và những ứng dụng của amin.

V – ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

1. Ứng dụng 

Các amin có nhiều ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm có ứng dụng làm tơ, phẩm nhuộm, dược phẩm.

–          Một số ứng dụng của dimetylamin

+        Sản xuất dung môi
2C2H6NH + CS2 → [C2H6NH2]+[C2H6NCS2]- 
                               Dimetyldithiocacbamat 

+        Dimetyl amin là tiền chất cho một vài hợp chất có tầm quan trọng công nghiệp 

+        Vũ khí hóa học tabun (C5H11N2O2P) có nguồn gốc từ dimetylamin 

+        Dimetylamin là nguyên liệu thô cho sản xuất nhiều hóa chất nông nghiệp và dược phẩm 

–          Một số ứng dụng của anilin

+        Sản xuất polime.

+        Sản xuất chất dẻo (anilin-fomanđehit,…) 
Rán, nướng các loại thức ăn giàu protein ở nhiệt độ cao tạo ra các amin dị vòng. Các chất này xuất hiện nhiều nhất ở những phần giòn, phần cháy khét và ở mặt ngoài của thực phẩm chiên nướng.

2. Điều chế

a) Thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac

NH3 + RI → R – NH2 + HI

Ankylamin được điều chế từ amoniac và ankyl halogenua. Ví dụ:

image030.gif

b) Khử hợp chất nitro

Anilin và các amin thơm thường được điều chế bằng cách khử nitrobenzen (hoặc dẫn xuất nitro tương ứng) bởi hiđro mới sinh nhờ tác dụng của kim loại (như Fe, Zn…) với axit HCl. Ví dụ:

image032.gif

Hoặc viết gọn là:

image034.gif

c) Dùng kiềm mạnh đẩy amin ra khỏi muối amoni

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

→ Phản ứng này dùng để tách anilin ra khỏi hỗn hợp.

 

 BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1.  Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

            A. Tính bazơ của anilin lớn hơn của benzyl amin      

            B. Benzyl amin và anilin đều được coi là amin thơm

            C. Tính tan của benzyl amin lớn hơn của anilin         

            D. Dd benzyl amin và anilin đều đổi màu quỳ tím sang xanh.

Cau 2.  Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc III có công thức phân tử là C5H13N?

            A. 3                             B. 4                             C. 2                             D. 5

Câu 3.  Hãy cho biết công thức nào sau đây đúng ?

A. CH5N                     B. CH4N                     C. CH6N                     D. CH7­N

Câu 4.  Amin đơn chức X có chứa vòng benzen. Trong phân tử X, % khối lượng của N là 13,08%. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

            A. 4                             B. 5                             C. 6                             D. 3

Câu 5.  Phát biểu nào sau đây không đúng?

            A. Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin

            B. Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng gốc hiđrocacbon

            C. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

D. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc             thơm

Câu 6. Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin;  (2) đimetyl amin;  (3) amoniac;  (4)  benzyl amin; (5) anilin. Số dung dịch có thể đổi màu quỳ tím sang xanh?

            A. 3                             B. 4                             C. 2                             D. 5

Câu 7.  Một lọ hóa chất đã mờ được nghi ngờ là phenyl amoni clorua. Hãy cho biết hóa chất nào có thể sử dụng để xác định lọ hóa chất đó.

            A. dung dịch NaOH, dung dịch NH3                         B. dung dịch AgNO3, dung dịch NaCl

            C. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH        D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl

Câu 8.  Cho dung dịch chứa 9,3 gam một amin đơn chức tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Vậy amin đó là:

            A. C2H7N                    B. C4H11N                   C. C3H9N                    D. CH5N

Câu 9.  Cho amin đơn chức X tác dụng với HNO3 loãng thu được muối amoni Y trong đó nitơ chiếm 22,95% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của amin là :

            A. CH5N                     B. C4H11N                   C. C2H7N                    D. C3H9N

Câu 10. Để trung hoà 100,0 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100,0 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?

            A. C6H7N                    B. C2H7N                    C. C3H9N                    D. C3H7N

Câu 11.  Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

            A. C6H5NH3Cl  +  CH3NH2                                    B. C6H5NH3Cl  +  NH3             

C. CH3NH3Cl   +   NH3                                  D. C6H5NH3Cl  +  AgNO3

Câu 12.  Amin X đơn chức. X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức là RNH2Cl. Trong muối Y, clo chiếm 32,42% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

            A. 5                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 13. Khi cho các amin có công thức phân tử là C3H9N tác dụng với CH3I thu được amin sản phẩm có bậc cao hơn amin ban đầu. Hãy cho biết có bao nhiêu amin thỏa mãn?

            A. 1                             B. 2                             C. 4                             D. 3

Câu 14.  Cho sơ đồ sau: amin X   X1    C5H13N (bậc III). X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

            A. 4                             B. 1                             C. 3                             D. 2

Câu 15.  Cho amin X tác dụng với CH3I dư thu được amin Y bậc III có công thức phân tử là C4H11N. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

            A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

ĐÁP ÁN 

1

C

4

B

7

C

10

C

13

D

2

A

5

A

8

D

11

C

14

C

3

A

6

B

9

D

12

C

15

B

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 – Xem ngay

Xổ số miền Bắc