“Bật mí” Nguồn gốc, sự tích, ý nghĩa Tết Trung Thu – Rằm Tháng 8 | Viet Fun Travel

Bên cạnh 1/6 – Quốc tế Thiếu Nhi thì Tết Trung Thu – Rằm Tháng 8 được xem là ngày mà trẻ em Việt Nam trông đợi nhất. Tết Trung Thu hay Tết Trông Trăng là dịp trẻ con sẽ được nhận quà từ người lớn và thưởng thức những món bánh nướng thơm ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta vẫn chưa thực sự biết rõ về nguồn gốc, sự tích, ý nghĩa của Tết Trung Thu. Bài viết sau đây của Viet Fun sẽ giúp du khách đi tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền này.

1. Nguồn gốc Tết Trung Thu có từ bao giờ?

Cho đến tận bây giờ thì nguồn gốc về sự ra đời của ngày Tết Trung Thu vẫn chưa có những thông tin chính xác.

Theo một số giả thuyết cho rằng, Tết Trung Thu xuất hiện từ thời Đường của Trung Quốc. Chuyện kể vào một buổi tối rằm tháng 8, trăng đêm ấy rất tròn và sáng, vua Đường Minh Hoàng bèn có ngẫu hứng dạo chơi trong vườn Ngự Quyển.

Trong lúc đắm chìm trong sự thơ mộng của cảnh đẹp thì nhà vua gặp một vị đạo sĩ tên La Công Viễn (có giả thuyết thì nói rằng vị đạo sĩ này tên Diệp Pháp Thiện). Sử dụng phép tiên của mình, La Công Viễn đã đưa vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng một chuyến.

Trong không gian huyền ảo, nhà vua hân hoan đắm chìm vào điệu múa thướt tha của các nàng tiên nữ xinh đẹp. Giữa chốn bồng lai tiên cảnh đầy mê hoặc, Đường Minh Hoàng đã quên hết mọi thứ kể cả thời gian, đến khi đạo sĩ La Công Viễn nhắc nhở thì nhà vua mới chịu ra về.

nguon goc su tich y nghia tet trung thu

Câu chuyện vua Đường Minh Hoàng dạo chơi cung trăng qua tranh vẽ

Về lại trần gian, vua Đường Minh Hoàng vẫn còn vương vấn sự lộng lẫy, xinh đẹp và huyền diệu nơi tiên giới nên đã cho người viết ra tác phẩm Khúc Nghê Thường Vũ Y.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, nhà vua lại cùng với phi tần và quan lại trong triều tổ chức tiệc thưởng nguyệt ngắm trăng, nho nhã uống rượu, xem cung nữ biểu diễn múa hát để kỷ niệm lần du ngoạn lên cung trăng kỳ diệu.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian của Trung Quốc, lan rộng sang các nước láng giềng và cả thuộc địa Trung Hoa.

Sách sử Việt thì không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết từ mấy trăm năm trước, tổ tiên ta cũng đã theo tục này và tồn tại cho đến ngày nay.
Tham Quan Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh - Địa Đạo Củ Chi 1 Ngày

VF04:Tham Quan Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh – Địa Đạo Củ Chi 1 Ngày

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi Xe – Về Xe

Khởi hành:Hằng ngày

Lịch trình: Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh – Địa Đạo Củ Chi

Giá Từ

658.333₫

Xem Tour

Giảm -129.000₫

2. Tết Trung Thu và sự tích Hằng Nga

Nếu như ở Trung Quốc Tết Trung Thu ra đời từ chuyến du ngoạn lên cung trăng của vua Đường Minh Hoàng thì ở Việt Nam ngày Tết Trung Thu lại gắn liền với sự tích Hằng Nga.

Với người dân Việt Nam, hễ nhắc đến Trung Thu thì không ai mà không biết đến truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội – một trong những câu chuyện huyền thoại tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời.

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng ấy vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga lúc nào cũng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga bèn xuống trần gian để học cách làm được bánh ngon. Dưới trần gian Hằng Nga gặp được Cuội – một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối.

Lúc bấy giờ, Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh được mang ra khỏi lò thì rất thơm, các em nhỏ ăn vào đều tấm tắc khen ngon.

nguon goc su tich y nghia tet trung thu

Hằng Nga – nàng tiên nữ gắn liền với sự tích Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tìm được cách làm bánh ngon, Hằng Nga vội trở lại cung trăng. Vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay tận lên cung trăng.

Quay về cung đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh tự tay mình làm đi dự thi. Không ngờ, chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh trung thu.

Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch, người ta lại tổ chức rước đèn, múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng xuống mặt đất liên hoan vui chơi.
Tour DU LỊCH ĐẠI NAM | Một Ngày Khám Phá - Vui Chơi Thả Ga

VF293:Tour DU LỊCH ĐẠI NAM | Một Ngày Khám Phá – Vui Chơi Thả Ga

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi Xe – Về Xe

Khởi hành:Hằng Ngày

Lịch trình: Khu Kim Điện – Vườn Thú – Khu Vui Chơi Giải Trí – Tắm Biển

Giá Từ

1.068.000₫

Xem Tour

3. Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Đã tồn tại từ hàng trăm năm qua, Trung Thu không đơn giản chỉ là ngày vui chơi của trẻ em mà còn là ngày Tết cổ truyền chứa đựng nhiều ý nghĩ đặc biệt của người dân đất Việt.

Theo phong tục người Việt, vào Rằm Tháng 8 âm lịch mỗi năm, mọi gia đình sẽ bày cỗ để trẻ con mừng trung thu. Người lớn sẽ mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Ngoài ra, nhiều vùng còn có thói quen ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Không khí ngày Tết Trung Thu lúc nào cũng vui vẻ, rộn rã tiếng cười từ thành thị cho đến nông thôn, từ đầu làng cho đến cuối xóm.

Đặc biệt, trong mâm cỗ những ngày này thì không thể thiếu món bánh trung thu. Bánh trung thu đã trở thành một thức bánh không thể thiếu của mọi nhà, được coi là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Bánh trung thu truyền thống có hai loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, nhân làm bằng lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn.

nguon goc su tich y nghia tet trung thu

Bánh trung thu – biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Ngày xưa, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh, dần về sau bánh thay đổi thành hình vuông.

Thường một chiếc bánh trung thu sẽ được thưởng thức bằng việc cắt đúng với số lượng thành viên trong gia đình. Theo quan niệm của người xưa, miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Có thể nói, Rằm Tháng 8 – Tết Trung Thu là dịp để con cái hiểu được tình yêu thương to lớn của cha mẹ dành cho mình, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình lại càng khắng khít hơn.

Ngày nay, Trung Thu còn là dịp để chúng ta mua bánh, trà, rượu cúng tổ tiên, biếu tặng cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng vừa để tri ân vừa bày tỏ lòng thành kính, yêu mến.
Tour Miền Tây 1 Ngày (Chợ Nổi Cái Bè - Kdl Vinh Sang )

VF07:Tour Miền Tây 1 Ngày (Chợ Nổi Cái Bè – Kdl Vinh Sang )

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi xe về xe

Khởi hành:Hằng Ngày (Từ 7h00 – 17h30)

Lịch trình: Cái Bè – KDL Vinh Sang – Cưỡi Đà Điểu – Tát Mương Bắt Cá – Tắm Sông Cổ Chiên

Giá Từ

1.100.000₫

Xem Tour

Giảm -129.000₫

4. Những hoạt động vui chơi ngày Tết Trung Thu

· Rước đèn

Ở một số vùng quê nông thôn – những nơi mà tình làng nghĩa xóm là một thứ gì đó đáng trân quý, người ta thường tổ chức cho trẻ con đi rước đèn khắp thôn, xóm.

nguon goc su tich y nghia tet trung thu

Trẻ con rước đèn đêm hội trăng rằm

Hiện nay, lễ hội rước đèn còn là dịp để những nhóm thanh niên trong làng xóm làm những chiếc lồng đèn ông sao thật lớn, thật đẹp thi thố với nhau. Không khí ở đây lúc nào cũng rôm rả, náo nhiệt đầy ấp tiếng cười nói vang vọng trên cả miền quê.

· Làm đồ chơi Trung Thu

Ngày trước, khi mà đồ chơi điện tử chưa phát triển như bây giờ, đồ chơi cho trẻ con vào dịp Tết Trung Thu rất hiếm, phần lớn các gia đình vẫn thường tự tay làm lấy cho con em của mình.

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, trống bỏi, tò he, chong chóng,… là những loại đồ chơi đơn giản nhưng được trẻ con yêu thích nhất lúc bấy giờ.

nguon goc su tich y nghia tet trung thu

Mặt nạ – đồ chơi Trung Thu yêu thích của trẻ em

Ngoài ra, các loại mặt nạ bằng bìa cứng hoặc giấy bồi cũng là những thứ đồ chơi phổ biến trong đêm hội trăng rằm. Mặt nạ thường được làm dựa theo hình tượng về các nhân vật được trẻ em yêu thích như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…

Ngày nay, các loại đồ chơi thủ công dần dần được thay thế bởi các loại đồ chơi điện tử nhiều màu sắc nhưng đâu đó ở một số vùng quê thì việc làm đồ chơi Trung Thu vẫn là một trong những hoạt động được thiếu nhi cực kỳ thích thú.
Tour MIỆT VƯỜN - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc

VF10:Tour MIỆT VƯỜN – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc

Thời gian: 3 Ngày

Phương tiện: Đi Xe – Về Xe

Khởi hành:Hằng Ngày

Lịch trình: Cồn Lân – Cồn Phụng – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Chùa Vĩnh Tràng – Chợ Nổi Cái Răng – Vườn Trái Cây – Thiền Viện Trúc Lâm – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu

Giá Từ

2.701.667₫

Xem Tour

Giảm -229.000₫

· Múa lân

Như là truyền thống quen thuộc không thể thiếu, người Việt vẫn thường tổ chức biểu diễn múa lân vào dịp Trung Thu. Được biết, Lân chính là con vật tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho gia đình.

Một đội múa lân thường gồm có 4 người: một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống, một người ở phía sau cầm tấm vải dài phất phất theo nhịp múa của người phía trước.

nguon goc su tich y nghia tet trung thu

Múa lân Tết Trung Thu

Một người đầu lân, một người đuôi lân kết hợp ăn ý với nhau tạo thành hình tượng một con lân dũng mãnh, sinh động. Ngoài ra, trong đội múa lân còn có một người giả thành ông Địa tay cầm chiếc quạt mo phẩy phẩy đi bên cạnh con lân trong tiếng reo hò của những người xung quanh.

· Hát trống quân

Hát trống quân là hoạt động vui chơi Tết Trung Thu chỉ có ở miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian khá độc đáo.

Hát trống quân là màn hát đối đáp với nhau giữa đôi bên nam nữ. Đặc biệt những nghệ sĩ biểu diễn hát trống quân sẽ vừa hát, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát.

nguon goc su tich y nghia tet trung thu

Nghệ thuật dân gian hát trống quân

Người hát trống quân đòi hỏi phải thật sự nhạy bén và linh hoạt. Những câu hát phải được hát theo vần theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân thường diễn ra trong không khí vui vẻ, gay go với những câu hát đối khá hiểm hóc.

Mặc dù Tết Trung Thu ngày nay đã không còn giữ được nguyên vẹn những nét văn hóa độc đáo như ngày xưa nhưng vẫn là một trong những ngày Tết cổ truyền được mong chờ nhất trong năm. Với những thông tin mà Viet Fun vừa chia sẻ qua bài viết trên đây, hi vọng quý độc giả sẽ hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền này và giữ gìn nó như một điều không thể trong đời sống của người Việt.

Viet Fun Travel