Bình thông nhau – Bài giảng – Lê Ngọc Lợi – GIÁO ÁN LÍ 8 (CHUẨN KIẾN THỨC)

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Lê Ngọc Lợi (trang riêng)
Ngày gửi: 18h:32′ 20-10-2014
Dung lượng: 2.7 MB
Số lượt tải: 56

Số lượt thích:

0 người

18h:32′ 20-10-20142.7 MB56

TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
CÙNG TẬP THỂ LỚP 8A4
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
1
2
3
4
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
KIỂM TRA BÀI CŨ
Viết công thức tính áp suất tại một điểm A có độ sâu h trong lòng chất lỏng và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức.
– Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
công thức p = d.h
Trong đó:
p: Là áp suất tại điểm A, đơn vị là (N/m2) hoặc (Pa).
d: Là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị (N/m3).
h: Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng của chất lỏng đơn vị là (m).
Vì khi thợ lặn lặn sâu xuống biển, áp suất do nước biển tác dụng lên cơ thể người là rất lớn (p= d.h). Người thợ lặn không mặc áo lặn sẽ nguy hiểm đến tính mạng
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
Cấu tạo:
2. Nguyên lí:
Bình thông nhau là bình có từ hai ống trở lên nối thông đáy với nhau
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng ta có: pA = d.hA, pB = d.hB.
Như vậy ở hình a thì pA > pB (hA > hB), ở hình b thì pA < pB (hA < hB) và ở hình c thì pA = pB (hA=hB).
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
2. Nguyên lí hoạt động Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
1. Cấu tạo
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA BÌNH THÔNG NHAU
Bồn nước của công ty cấp nước làm trên cao, để xả xuống cho dân xài, nhà lầu nào có tầng lầu cao hơn bồn chứa thì nước không chảy tới.
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
– Nền nhà bạn mà thấp hơn mặt đường thì khi mưa lớn, mực nước trong nhà và ngoài phố (theo nguyên tắc bình thông nhau sẽ dâng lên bằng nhau). Hậu quả là ngoài đường nước mới tới mắt cá thì trong nhà bạn nước đã cao đến đầu gối rồi.!! (nước theo đường cống tràn ngược vào nhà bạn)
– Các bác thợ hồ dùng 1 ống cao su nhỏ chứa nước bên trong. Khi muốn đánh dấu độ cao 2 bên vách mà không thể thấy bên kia thì dùng ống này để lấy chuẩn theo mực nước trong 2 đầu ống ở 2 bên tường thì 2 bên chắc chắn sẽ có độ cao bằng nhau.
Thuyền đi ngược dòng:
Hình 1-2. Thuyền đang vào âu.
Hình 3. Âu được đóng lại khi thuyền vào bên trong.
Hình 4-5. Khóa được đổ đầy nước bằng mực nước “thượng lưu”
Hình 6. Cổng trên được mở ra.
Hình 7. Thuyền ra khỏi khóa nước.
Thuyền đi xuôi dòng:
Hình 8-9. Thuyền đang vào khóa nước.
Hình 10. Khóa được đóng lại khi thuyền vào bên trong.
Hình 11-12. Khóa được xả nước bằng mực nước “hạ lưu”
Hình 13. Cổng dưới được mở ra.
Hình 14. Thuyền ra khỏi khóa nước.
Hút nước ra khỏi bể cá rất dễ dàng!
Các hồ lọc nước thải nối thông với nhau
1
2
4
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
IV. MÁY NÉN THỦY LỰC
* Nguyên lý Pa-xcan:
– Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.
1 Cấu tạo:
– Bộ phận chính gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông đáy với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
1
2
4
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
IV. MÁY NÉN THỦY LỰC
Nguyên lý Pa-xcan:
1. Cấu tạo
2. Nguyên lí hoạt động
– Khi tác dụng một lực f lên pittông A. Lực này gây ra áp suất p= f/s lên mặt chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn đến pittông B và gây ra lực F nâng pittông B lên.
– Áp lực pít tông nhỏ tác dụng lên mặt nước ống nhỏ là f, diện tích tiếp xúc là s.
Áp suất tác dụng lên mặt chất lỏng là:
p1 = f/s
Áp lực của chất lỏng tác dụng lên pit-tông lớn là F, diện tích tiếp xúc là S. Viết công thức tính áp suất của chất lỏng tác dụng lên pit-tông lớn
Áp suất tác dụng lên mặt chất lỏng là:
p2 = F/S
Theo nguyên lí Pa-xcan ta có: p1 = p2

BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
Kích thủy lực
Máy ép nhựa thủy lực
Ứng dụng của máy nén thủy lực rất rộng rãi:
1
2
3
4
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
IV. MÁY NÉN THỦY LỰC
V. VẬN DỤNG
C8. Trong hai ấm ở hình vẽ bên ấm nào đựng được nhiều nước hơn?
Ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn (H.a). Vì mực nước trong ấm bằng độ cao của miệng vòi.
C9. Hình bên vẽ một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của bình này.
Dựa vào nguyên lí bình thông nhau, mực chất lỏng trong bình kín luôn bằng mực chất lỏng mà ta nhìn thấy ở phần trong suốt. Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng.
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
1
2
3
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
IV. MÁY NÉN THỦY LỰC
V. VẬN DỤNG
5000N
Một máy nén thủy lực dùng dầu. Diện tích hai pit-tông A, B lần lượt 50cm2 và 2000cm2. Người ta cần nâng một ô tô có trọng lượng 5000N ở bên B. Hỏi bên pit-tông A cần duy trì một lực tối thiểu bằng bao nhiêu?
Áp dụng công thức:
=> f =

BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC
1
2
3
I. SỰ TỒN TẠI ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
III. BÌNH THÔNG NHAU
IV. MÁY NÉN THỦY LỰC
V. VẬN DỤNG
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Học bài
– Làm các bài tập trong sách bài tập
– Chú ý: Câu 8.16 thì cần phải vận dụng đến công thức tính áp suất:
p = f/s.
– Tìm thêm một số ứng dụng khác của bình thông nhau và máy nén thủy lực.
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. MÁY NÉN THỦY LỰC

Xổ số miền Bắc