Bộ chuyển mạch switch là gì? Phân loại chuyển mạch Switch

Bộ chuyển mạch switch là một thiết bị quan trọng trong mạng để thực hiện kết nối mạng theo mô hình sao. Vậy vai trò cụ thể của bộ chuyển mạch như thế nào? Khi phân loại cần dựa theo những tính chất nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây cùng với chúng tôi nhé!

1/ Bộ chuyển mạch Switch là gì?

Bộ chuyển mạch là gì hay bộ chuyển mạch switch là gì, câu trả lời đây là một thiết bị trong hệ thống mạng máy tính được dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau trong hệ thống mạng thiết kế theo dạng hình sao.

Trong mô hình này, bộ chuyển mạch switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, các thiết bị vệ sinh khác bao gồm cả PC đều sẽ kết nối về với switch.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các sản phẩm switch hiện nay còn được hỗ trợ thêm công nghệ Full Duplex, điều này giúp người dũng dễ dàng mở rộng băng thông cho đường truyền, mang đến trải nghiệm sử dụng tốt hơn rất nhiều.

Vậy bộ chuyển mạch là thành phần nào của mạng? Bạn có thể hình dung switch giống như một chiến sĩ CSGT chuyên đi phân luồng dữ liệu cho hệ thống mạng cục bộ. Nó sẽ quyết định đường dẫn để chuyển frame, từ đó giúp cho mạng LAN của hệ thống hoạt động được ổn định và tối ưu hơn.

Nhờ vào chức năng đọc địa chỉ MAC nguồn trong frame, switch có thể dễ dàng nhận biết được các thiết bị kết nối với nó. Trong trường hợp 2 thiết bị liên lạc với nhau, bộ chuyển đổi switch sẽ thực hiện nhiệm vụ thiết lập mạch ảo ở 2 cổng tương ứng, tránh được tình trạng gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông tại những cổng khác.

bộ chuyển mạch switch là gì

2/ Vai trò của bộ chuyển mạch Switch trong hệ thống mạng

Bộ chuyển mạch Switch nắm giữ vai trò quan trọng trong một hệ thống mạng, điển hình có thể kể đến như:

  • Khả năng tạo đường dẫn ảo giữa 2 thiết bị, đảm bảo cung cấp trọn băng thông mà không gây ảnh hưởng tới các kết nối khác, giúp cho mạng LAN hoạt động một cách ổn định, đạt hiệu quả cao hơn.
  • Switch tạo điều kiện để các host hoạt động hiệu quả ở cả chế độ song công, tức các host có thể nghe – nói, đọc – ghi cùng một thời điểm.
  • Switch giữ vai trò quyết định đường truyền băng thông, nhờ vậy mà nó hoàn toàn có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một ngưỡng nhất định.
  • Bộ chuyển mạch hoạt động như một bộ điều khiển, cho phép các thiết bị kết nối, trao đổi với nhau, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng phân bổ nguồn lực, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên….

Sơ đồ hệ thống mạng có chuyển mạch Switch POE

3/ Phân loại thiết bị chuyển mạch Switch

Hẳn bạn cũng đã biết thiết bị switch là gì rồi phải không? Vậy Có những cách nào để phân biệt được thiết bị switch chuyển mạch, dưới đây là 4 cách giúp bạn phân biệt thiết bị chuyển mạch:

3.1/ Phân loại theo mức độ can thiệp

3.1.1/ Switch không cấu hình được

Đây là dòng switch mà người dùng không thể thực hiện các bước cấu hình cho nó. Loại switch này khá tiện lợi, khi mua về bạn sẽ không cần phải loay hoạch cấu hình hay cài đặt gì, chỉ việc sử dụng mà thôi.

Switch không cầu hình được thường được dùng trong những hệ thống mạng có quy mô nhỏ, yêu cầu kết nối cơ bản, ít cổng, ví dụ như trong gia đình, cửa hàng nhỏ,…

3.1.2/ Switch cấu hình được

Switch cấu hình được là dòng Switch cho phép người dùng thực hiện các thao tác cấu hình cho nó. Với thiết bị chuyển mạch Switch này thì bạn sẽ dễ dàng tùy chỉnh các thông số sao cho phù hợp.

Mục đích của việc cấu hình cho Switch là để nó đáp ứng những yêu cầu của người dùng, giúp sản phẩm hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cũng gia tăng mức độ bảo mật cho hệ thống mạng.

3.2/ Phân loại theo số lớp

3.2.1/ Switch Layer 1

Switch layer 1 hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Switch tầng 1 hay Switch lớp 1. Nó là mô hình Switch cổ nhất trong các loại Switch chỉ với 1 lớp cơ bản.

Toàn bộ gói tin được đưa vào Switch lớp 1 từ một cổng đều sẽ được “lặp đi lặp lại” để gửi tới tất cả những thiết bị khác trong hệ thống mạng qua các cổng còn lại. Điều này sẽ trực tiếp làm giảm băng thông trên hệ thống mạng LAN, dẫn để việc dung lượng chung của Switch Layer 1 bị giới hạn.

Do có nhiều nhược điểm nên tới những năm 2000 sản phẩm Switch Layer 1 hầu như được thay thế bằng những loại khác và rất ít người cung cấp cũng như sử dụng loại Switch này.

3.2.2/ Switch Layer 2/Layer 2+

Switch Layer 2 là một thiết bị chuyển mạch có khả năng truy cập địa chỉ MAC trong frame, cho phép các thiết bị đầu cuối chia sẻ và truyền tin mà không cần kết nối trực tiếp với nhau.

Switch Layer 2 có khả năng cho giúp các host hoạt động song song, dễ dàng thực hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời gian. Bên cạnh đó, nó cũng không chia sẻ băng thông, giúp tốc độ truyền tải được tối ưu và đảm bảo. Đồng thời nó cũng có tác dụng giảm tỷ lệ lỗi trong frame với tính năng lưu trữ và kiểm tra lỗi đối với các gói tin trước khi chuyển đi.

Switch Layer 2

3.2.3/ Switch Layer 3

Switch layer 3 về cơ bản, chính là sự kết hợp khả năng định tuyến của Router và thêm vào đó là Switch layer 2 tiêu chuẩn. Sự khác biệt chính là giữa hoạt động chuyển tiếp gói tin của một bộ định tuyến và cả sự chuyển đổi lớp 3 là thực thi thực tế.

Trong các router có mục đích chung, việc chuyển tiếp thường sẽ được thực hiện trong phần mềm chạy trong bộ vi xử lý hoặc của bộ xử lý mạng, trong khi đó công tắc lớp 3 sẽ thực hiện cùng một hoạt động bằng phần cứng mạch tích hợp được dành riêng cho ứng dụng chuyên dụng (ASIC).

>>> Xem thêm: So sánh ưu nhược điểm của Switch Layer 2, Switch layer 2+ và Switch layer 3?

Switch Layer 3

3.3/ Phân loại bộ chuyển mạch switch theo công nghệ

3.3.1/ Switch Ethernet POE

Switch Ethernet POE được biết đến là một loại thiết bị cấp nguồn thông qua cổng port Ethernet, nó cho phép truyền tải nguồn và dữ liệu trên một sợi cáp mạng (thông thường là Cable RJ45) đến các thiết bị điện tử cùng lúc.

Loại Switch Ethernet POE được sử dụng khá phổ biến bởi nó mang nhiều ưu điểm nổi bật như: đảm bảo tính linh hoạt, độ tin cậy, tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm chi phí lắp đặt cũng như bảo trì.

Bạn có thể bắt gặp Switch Ethernet POE được sử dụng cho các hệ thống camera IP, điện thoại IP, smart home, hệ thống chống trộm – báo cháy, chuông cửa có hình, router wifi…

3.3.2/ Switch cổng quang

Switch cổng quang hay Switch quang SFP là thiết bị chuyên dụng được dùng phổ biến cho hệ thống camera IP, có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện và mạng cho hệ thống hoạt động.

Sự xuất hiện của Switch cổng quang mang tới giải pháp mới cho người dùng, thay vì phải sử dụng công nghệ cấp nguồn qua cổng PoE thì với Switch quang SFP bạn sẽ không phải đi dây nguồn cho camera cũng như lược bỏ được các thiết bị dùng để chuyển đổi nguồn camera. Điều này giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí, mang lại nhiều lợi ích mà vẫn đảm bảo được tính năng hoạt động của toàn bộ hệ thống camera IP.

3.4/ Phân loại bộ chuyển mạch switch theo vị trí hoạt động

3.4.1/ Core Switch (Chuyển mạch chính)

Trong một hệ thống switch đều sẽ có một Core Switch tức là bộ chuyển mạch chính có nhiệm vụ điều phối thông tin đến những switch khác. Đồng thời nó cũng có vai trò quản lý và kết nối tập trung các thiết bị khác nhau trong cùng một hệ thống mạng.

Core Switch được ví như “cột sống” của một hệ thống mạng, nó có thể đáp ứng được nhu cầu cao về tốc độ và tính bảo mật hay cần routing giữa các VLan thì Core Switch hoàn toàn có thể thực hiện được.

3.4.2/ Access Switch (Chuyển mạch nhánh)

Nếu như Core Switch được ví như “cột sống” thì Access Switch giống như những chiếc “xương sườn”, có nhiệm vụ chia cổng và kết nối các thiết bị đầu cuối.

phân loại bộ chuyển mạch switch

4/ So sánh giữa thiết bị bộ chuyển mạch Switch, Hub và Router khác nhau như thế nào?

Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được thiết bị chuyển mạch là gì, vậy Switch, Hub và Router khác nhau như thế nào?

  • Switch và Hub là 2 thiết bị đóng vai trò trung tâm, có chức năng kết nối nhiều máy tính với 1 mạng máy tính. Tuy nhiên, mỗi thiết bị sẽ áp dụng phương thức truyền tin khác nhau, trong khi Switch truyền trực tiếp tới cổng kết nối thì Hub lại truyền tin theo dạng Broadcast.
  • Router khác hẳn với Switch và Hub, nó là một thiết bị định tuyến có tác dụng kết nối kết nối 1 thiết bị với 1 mạng máy tính hoặc từ 2 mạng máy tính trở lên với nhau.

Để có được cái nhìn tổng quan nhất về các thiết bị chuyển mạch này, chúng ta sẽ cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm

Switch
Hub
Router

Lớp

Lớp liên kết dữ liệu

Lớp vật lý

Lớp mạng

Cổng

Đa dạng từ 4 cổng tới 48 cổng

4/12 cổng

Cổng 2/4/5/8

Chức năng

Cho phép nhiều thiết bị kết nối với nhau, đảm nhận vai trò quản lý bảo mật cài đặt Vlan, quản lý cổng.

Thông qua 1 trung tâm Hub để kết nối 1 mạng máy tính với nhau

Cho phép kết nối dữ liệu giữa 2 mạng khác nhau

Loại thiết bị

Thiết bị thông minh

Thiết bị không thông minh

Thiết bị thông minh

Kiểu truyền tải

Unicast/Multicast

Unicast/multicast/khung gập/phát sóng

Phát sóng ở thời điểm đầu, sau đó chuyển sang Unicast/multicast

Chế độ truyền

Mọi thiết bị kết nối đều có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu trong cùng thời điểm

Truyền 1:1 trong cùng thời điểm

Mọi thiết bị kết nối đều có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu trong cùng thời điểm

Tốc độ

10Mb, 100Mbps, 1Gbps

10Mb/ giây

Đối với mạng không dây: 1-100Mbps 

Đối với mạng có dây: 100Mbps- 1Gbps

Biểu mẫu truyền dữ liệu

Khung và gói

Bit hoặc tín hiệu điện

Gói

Dùng trong LAN, MAN, WAN.

LAN

LAN

LAN, MAN, WAN

Địa chỉ dùng khi truyền dữ liệu.

MAC

MAC

IP

Lưu trữ địa chỉ

Địa chỉ MAC và địa chỉ IP của các nút dùng trong mạng.

Không lưu trữ địa chỉ

Địa chỉ MAC và địa chỉ IP của các nút dùng trong mạng.

Trên đây là các thông tin về Bộ chuyển mạch mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng quá đó sẽ giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng về bộ chuyển mạch Switch. VTech là một trong những đơn vị uy tín trên thị trường chuyên cung cấp các dịch vụ lắp đặt hệ thống mạng chất lượng cao. Liên hệ cho chúng tôi theo số máy hotline để được giải đáp thêm các thông tin nhé.

Tham khảo thêm:

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.