“Bố già” bị trang web đánh giá phim hàng đầu thế giới chấm điểm thấp thảm hại

Bố già bị trang web đánh giá phim hàng đầu thế giới chấm điểm thấp thảm hại - Ảnh 1.

Mới đây tài khoản mạng xã hội của một người khá uy tín trong lĩnh vực phê bình đánh giá phim ảnh trong nước và quốc tế đăng tải thông tin chia sẻ thông tin, phim “Bố già” nhận về 29% (trên tổng số mức đánh giá 100% điểm số dành cho chất lượng phim – PV) trên trang web Rotten Tomatoes và được giới phê bình quốc tế nhận định là “lan man, sến súa, ngớ ngẩn, thoại như hét vào mặt nhau”.

Thông tin này nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi cho tới thời điểm này, “Bố già” vẫn đang nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn trong nước. Không chỉ lập kỷ lục về doanh thu phòng vé trong nước với việc đem về cho nhà sản xuất và đơn vị phát hành hơn 400 tỷ đồng sau 1 tháng công chiếu (doanh thu phim Việt cao nhất mọi thời đại tính đến nay), bộ phim do Trấn Thành sản xuất còn đạt doanh thu 18,8 tỷ đồng khi phát hành tại thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, phim còn từng giành một loạt giải thưởng điện ảnh trong nước như: “Cánh Diều Vàng 2020”, “Bông Sen Bạc 2020”, “Ngôi sao xanh 2021″….và được chọn là đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự giải Oscar 2022.

Theo tìm hiểu được biết, Rotten Tomatoes là một trong những trang web tổng hợp các đánh giá lâu đời nhất về chương trình truyền hình và phim trên mạng Internet. Dịch vụ đối chiếu đánh giá từ các nhà phê bình chuyên nghiệp và sử dụng thông tin để tạo ra điểm % trung bình tổng thể, được gọi là “Tomatometer”. Các tác phẩm được đánh giá với thứ hạng ít nhất là 60% sẽ được nhận đánh giá “Fresh”, trong khi những nội dung ở mức 75% hoặc cao hơn sẽ được nhận một thứ hạng “Certificated Fresh”.

Hiện tại theo như thống kê và đánh giá trên trang Rotten Tomatoes thì bộ phim “Bố già” (tựa đề tiếng Anh là “Dad, I’m sorry”) đang nhận về đánh giá 29% từ “Tomatometer”. Phía dưới trang cũng đăng tải đường link dẫn đến nhiều bài viết bình luận, đánh giá về phim được đăng tải trên các tạp chí, trang web quốc tế. Trong đó chủ yếu là những nhận xét không mấy tích cực.

Như trong bài viết đăng tải trên website tạp chí chuyên ngành giải trí uy tín Variety của Mỹ, tác giả thẳng thắn chỉ ra nỗi thất vọng lớn nhất ở “Bố già” là tình tiết cốt truyện được xây dựng ở cấp độ phim truyền hình, những cuộc cãi vã không ngừng khiến khán giả quốc tế không được giới thiệu một cách thích hợp về cuộc sống của một gia đình thuộc tầng lớp lao động Việt Nam đương đại, rồi phong cách hài bị “thao túng thảm hại nhất” mà người xem có thể tưởng tượng, mọi tình huống hài được kết thúc bằng những giai điệu âm nhạc có vẻ như chẳng liên quan, thậm chí là “ngớ ngẩn”.

Hay như trong bài viết nhận xét về “Bố già” trên website Deadline Hollywood – chuyên trang tạp chí trực tuyến Mỹ, tác giả bày tỏ sự tò mò khi bộ phim của Trấn Thành phát hành tại Mỹ và được xướng tên là “quán quân” phòng vé Việt Nam với doanh thu phim nội cao nhất mọi thời đại. Bài viết gọi “Bố già” của Trấn Thành là bộ phim hài – chính kịch gây tranh cãi, tuy nhiên mức độ hài kịch theo kiểu “sitcom lẻ tẻ” hoặc chỉ dừng lại ở những trò đùa, một số có phần thô thiển; chuyện phim được kể lan man theo kiểu mở ra cả chục hướng cùng một lúc, thiếu sự tinh tế và nhất quán để tạo ra sức hấp dẫn với người xem.

Bố già bị trang web đánh giá phim hàng đầu thế giới chấm điểm thấp thảm hại - Ảnh 3.

Dựa trên 7 bài viết phê bình phim được đăng tải trên các tạp chí, chuyên trang, website uy tín trong lĩnh vực phim ảnh quốc tế, trang Rotten Tomatoes đã xếp hạng phim “Bố già” của Trấn Thành ở mức 28% trên tổng số 100%. Trong số 7 bài phê bình này thì có 2 bài đánh giá “Bố già” ở mức “Fresh” (tức là ít nhất đạt 60%), còn lại 5 bài đánh giá phim ở mức độ thấp nhất “Rotten” (Tệ). Như vậy có thể thấy việc “Bố già” ít nhiều không nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn phê bình phim quốc tế.

Việc Rotten Tomatoes chấm điểm “Bố già” ở mức 29% được cho là ảnh hưởng khá nhiều đến sự quan tâm của khán giả quốc tế đối với bộ phim của Trấn Thành. Bởi lẽ với nhiều khán giả hâm mộ môn nghệ thuật thứ Bảy thì các đánh giá này rất hữu ích, chỉ cần đọc một vài dòng được viết ra trên đó sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian chọn phim.

Bên cạnh phần đánh giá dựa trên các nhận định chất lượng từ giới phê bình phim quốc tế thì trang Rotten Tomatoes cũng phần đánh giá dựa trên các ý kiến nhận xét của người dùng nhưng điểm số này khá mông lung bởi phần lớn người dùng thường thay đổi ý kiến nhanh chóng. Trang này đặt song song các đánh giá của chuyên gia và người dùng song song để mọi người có thể tham khảo. Với “Bố già” thì hiện tại phần đánh giá từ các bình luận của người xem (chưa kiểm chứng) thì đang được xếp ở mức cao chót vót 98%.

Được biết, đội ngũ kiểm duyệt của Rotten Tomatoes thu thập hàng nghìn bài phê bình về phim và các chương trình truyền hình hàng tuần, quyết định liệu chủ đề của từng mảng là “Fresh” (Tốt) hoặc “Rotten” (Tệ). Các nhà phê bình được chọn có thể gửi bài đánh giá của mình để được xem xét, nhưng đội ngũ Rotten Tomatoes cũng sẽ để ý lọc các bài viết quá tiêu cực.


Theo Như Ý

Theo