Cách Thay Cát Bát Hương Đúng Cách Trên Bàn Thờ Ngày Tết
Ở bài trước, Cooky có giới thiệu đến các bạn những lưu ý khi dọn bàn thờ để không phạm thần linh ngày Tết thì ở bài này, Cooky sẽ đi sâu hơn trong việc hướng dẫn cách thay cát bát hương. Thay cát lư hương cũng là một trong những việc làm mà rất nhiều chị em băn khoăn đấy.
Mục lục bài viết
Thời điểm thay cát, rút chân nhang
Việc thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đẹp từ xưa đến nay của người Việt, qua đó thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ những người đã mất. Thông thường, khi gần đến ngày Tết, nhà nhà ai cũng bắt đầu dọn dẹp, lau chùi bàn thờ. Theo người xưa, lư hương trên bàn thờ không được tùy ý xê dịch vì nó có thể đảo lộn, gây xào xáo đến cuộc sống các thành viên trong gia đình. Thời gian thực hiện thay cát, rút chân nhang là từ 23 tháng chạp âm lịch đến trước 30 Tết.
Hướng dẫn thay cát, rút chân nhang
Trước khi làm, bạn cần tắm rửa sạch sẽ để thể hiện sự thành tâm. Kế tiếp thắp 1 nén nhang rồi mới bắt đầu thực hiện thay cát, rút chân nhang.
Cắt, bỏ bớt chân nhang:
Rút từ từ, nhẹ nhàng từng chân một. Nên để lại những chân nhang đẹp nhất, thường là số lẻ 3 – 5 – 7- 9. Những chân nhang vứt đi nên đốt hoặc cắm vào gốc cây xung quanh nhà.
Thay cát lư hương:
Có 2 cách dùng, một là dùng rơm tươi phơi khô, hóa tro và dùng chúng để thay làm cát. Hai là dùng cát mua sẵn về cho vào hũ lư hương là được.
Một số lưu ý khi thay cát lưu hương
– Động tác dứt khoát, tránh xê dịch quá nhiều.
– Chuẩn bị 1 miếng khăn hoặc 1 tấm vải trải lên bàn, nhấc dứt khoát lư hương ra, đổ tro cát trong lư hương ra, giữ lại 1/3 tro cũ.
– Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch, để lại chổ cũ.
– Không đổ quá nhiều cát lư hương cũng k đổ ít quá.
– Chọn 3 – 5 chân nhang, chụm lại rồi cắm lại trong bát.
– Nếu không muốn thay tro có thể dùng muỗng sạch xúc bớt tro cũ trong bát hương ra.
– Lau sạch bàn thờ trước khi đặt bát hương trở lại.
Chúc các bạn có một cái Tết hạnh phúc, ấm áp. Happy new year!
Có thể bạn quan tâm: