Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Chuẩn Miền Bắc

Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Chuẩn Miền Bắc

Tết của người Việt được xem là ngày lễ rất quan trọng và lớn nhất trong năm. Đây là thời điểm để chia tay năm cũ, chào đón năm mới. Và bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa thì điều mà tất cả mọi gia đình đều chú trọng nhất đó là trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết. Dưới đây bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết miền Bắc đơn giản mà đẹp bạn có thể tham khảo.

1. Những gì cần có trên bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc?

Thực hiện cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc, trước hết bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

Mâm ngũ quả: Không thể thiếu được trong bàn thờ ngày Tết đó là mâm ngũ quả. Đối với bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc sẽ gồm các loại quả như: Chuối, bưởi, đào, quất, hồng. Đây là các loại quả tượng trưng cho sự sung túc và hạnh phúc. 

Đồ trang trí bàn thờ: Tiếp theo đó là đồ trang trí cho bàn thờ ngày Tết. Tuy nhiên, khi chuẩn bị bạn cần lưu ý rửa sạch sẽ và phơi khô trước. Thứ bạn cần chuẩn bị gồm 1 cây đèn dầu hoặc 2 cây nến thắp liên tục từ ngày 30 tới hết mùng 3 Tết. Cùng với một lọ hoa cắm vàng cây bạc đặt bên phải bàn thờ và một lọ hoa tươi ở bên trái. Chú ý, bạn hãy sắp xếp sao cho phù hợp để đặt mâm cơm cúng và đồ khác. Chuẩn bị đồ trang trí bạn cần lưu ý rằng, không nên dùng hoa ly để thắp hương vì có ý nghĩa sự chia ly. 

Mâm cơm cúng: Trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc bạn cần chuẩn bị mâm cơm cúng gồm có: 1 đĩa xôi, 1 con gà trống luộc, 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 đĩa rau xào và 1 chiếc bánh chưng đã bóc. 

2. Cách sắp đặt bàn thờ ngày Tết đẹp theo phong thủy

Để ban thờ ngày tết mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ, bạn cần biết cách sắp đặt ban thờ ngày Tết. Trên một bàn thờ ngày Tết đẹp cần bày biện như sau: 

Ở khu chính giữa là bát hương, phía trên có cây trụ để cắm vòng hương. Hai bên cạnh đặt thêm 2 bát hương nhỏ tại nên thế tam tài.  Ở hai bên bạn để 2 chiếc đèn dầu để tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. 

– Lọ hoa cắm bên trái, nên cắm hoa tươi như: hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, … không cắm hoa khô, hoa nhựa hay hoa héo sẽ khiến thần linh phật lòng.

– Các lễ vật đồ thờ như Quần áo giấy, giấy tiền vàng mã, ly rượu, đĩa hoa quả lớn, bình rượu đặt vào 2 bên sao cho thuận mắt là được. Sau chuẩn bị sắp xếp ban thờ cong, khi bạn thắp hương hãy đốt cùng nến, dầu để mọi nguyện cầu theo khói hương chuyển đến ông bà, tổ tiên. 

– Việc dọn và trang trí bàn thờ ngày tết cần phải hoàn tất trước 30 tết. Bởi theo quan niệm dân gian thì sau giao thừa ông bà tổ tiên đã bắt đầu về ăn Tết cùng gia đình. Bắt đầu từ ngày này gia chủ sẽ thắp đèn sáng liên tục trong 4 ngày tết, thể hiện sự chăm lo ân cần của con cháu.

3. Những điều cần kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ngày tết 

Khi trang trí bàn thờ ngày tết, bạn sẽ phải dọn và trang trí đồ thờ nên cần phải nắm được những điều kiêng kỵ, tránh ảnh hưởng đến gia tiên, bàn thờ nhà bạn. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

Bát hương luôn cần đặt chính giữa bàn thờ, kiêng kỵ xê dịch

Bát hương được người xưa xem là tinh tú quan trọng trên bàn thờ, phải luôn được đặt chính giữa. Khi lau dọn bàn thờ cũng tránh xê dịch có thể làm ảnh hưởng đến âm vong của người mất. Trên bát hương thường sẽ có một  cây trụ để có thể cắm hương vòng tượng trưng cho vũ trụ. 

Hai bát hương con đặt 2 bên tượng trưng cho tư thế tam tài, đón tài lộc. Bạn cũng không thể thiếu 2 cây dầu hoặc nến để 2 bên để tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời. Nếu bài trí đúng như vậy sẽ hợp phong thủy,hợp với quy luật vũ trụ. Khi muốn thay đổi vị trí bát hương phải làm lễ để không bị động thổ. 

Khi lau bàn thờ tuyệt đối không được xê dịch bát hương

Ban thờ cần làm sạch bằng nước gừng, hoặc rượu, lấy khăn ẩm lau sạch. Trước khi lau bát hương cần phải rút chân hương nếu quá nhiều. Các chân hương sau khi rút cũng cần được hóa đốt sau đó rắc xuống sông để tạo sự tôn trọng. Bạn nên rút từng cây để tránh làm xô đẩy các cây còn lại. 

Thông thường, bạn cũng không nên rút hết chân hương mà chỉ nên tỉa cho bớt lòa xòa. Bạn nên để lại khoảng 9 chân hương là được.

Cần chú ý khi mua và bày đồ cúng lễ

Đồ cúng lễ trên ban thờ có khá nhiều nên bạn cần lên danh sách trước để tránh bị thiếu. Các đồ cũng có thể gồm: rượu, hoa quả, vàng mã, xôi, cỗ mặn, một chén nước tinh khiết ( có thể là nước khoáng hoặc là nước mưa). Theo quan niệm của người xưa thì nước mưa là nước của trời, sẽ tốt hơn, biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết. 

Nếu trường hợp cần gấp không kịp sắm đủ đồ lễ cần có một chén nước mưa, một nén hương để thể hiện sự trang trọng. Nhất thiết trên bàn thờ phải có thắp đèn dầu hoặc nến. Khi thắp hương bao giờ cũng phải theo số lẻ, không được thắp số chẵn. 

Khăn lau bàn thờ cần phải dùng riêng, vệ sinh thật sạch

Nhiều người cho rằng dùng khăn nào để lau bàn thờ cũng được nhưng đây là quan niệm sai lầm. Cả khăn và chổi lau dọn bàn thờ phải được để riêng, không dùng chung. Trong quan niệm người Việt thì bàn thờ là nơi thiêng liêng, cao quý cần được kiêng kỵ, tránh uế tạp. Quan niệm này đã từ rất lâu, bạn nên chú ý điều này.

Chú ý vị trí đặt bàn thờ ngày tết

Bàn thờ đặt đúng vị trí sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Nhiều người nhầm tưởng hướng bàn thờ ra cửa sẽ đón may mắn nhưng thực tế không phải vậy, ở đây là hướng ra ngoài cửa, có thể là cửa sổ. Còn cửa ra vào tuyệt đối không nên để bàn thờ.  

Với những gợi ý trên đây, Nội thất Furniland hy vọng quý vị sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc trang trí, bày biện bàn thờ dịp Tết nguyên đán sắp tới nhé!

Xổ số miền Bắc