Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ (Địa lý 9)

I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế
1. Cơ cấu ngành dịch vụ
– Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế, rất rộng lớn và phức tạp. Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người, được chia thành:
+ Dịch vụ tiêu dùng
+ Dịch vụ sản xuất
+ Dịch vụ công cộng.
2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống
– Nhờ có các hoạt động vận tải thương mại mà các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của các ngành này cũng được tiêu thụ.
– Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
– Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
1. Đặc điểm phát triển
– Khu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5 % trong cơ cấu GDP (năm 2002).
– Trong điều kiện mở của nền kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
– Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch, giáo dục đại học,… Điều này càng cho thấy rõ khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.
– Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phái dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.

2. Đặc điểm phân bố
– Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bổ của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
– Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu. các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đây cũng là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,… đều phát triến mạnh.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 48 SGK Địa lý 9) Dựa vào hình 13.1 (trang 48 SGK Địa lý 9), hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ.

Hình 13.1. Biểu đồ cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, năm 2002 (%), lop 9

Hình 13.1. Biểu đồ cơ cấu GDP của những ngành dịch vụ, năm 2002 ( % )

+ Dịch vụ tiêu dùng (thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng…)
+ Dịch vụ sản xuất (giao thông, bưu chính, tài chính, kinh doanh…)
+ Dịch vụ công cộng (giáo dục, y tế, văn hóa, quản lí…)

? (trang 48 SGK Địa lý 9) Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.
+ Dịch vụ tiêu dùng : 51%
+ Dịch vụ sản xuất : 26,8%
+ Dịch vụ công cộng : 22,2%

? (trang 49 SGK Địa lý 9) Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều.
+ Phân bố các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của các đối tượng có nhu cầu về dịch vụ như dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh…
+ Ở nước ta, phân bố dân cư, mạng lưới đô thị, các trung tâm công nghiệp… phân bố không đồng đều trên lãnh thổ, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển, nên phân bố các hoạt động dịch vụ cũng không đều trên lãnh thổ.

? (trang 50 SGK Địa lý 9) Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu (trang 50 SGK Địa lý 9) dưới đây:
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ:
-Dịch vụ sản xuất:
.Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.
.Khách sạn, nhà hàng
.Dịch vụ cá nhân và công cộng.
-Dịch vụ sản xuất:
.Giao thông vận tải. Bưu chính, viễn thông.
.Tài chính, tín dụng
.Kinh doanh tài sản, tư vấn.
-Dich vụ công cộng:
.KHCN, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
.Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.

? (trang 50 SGK Địa lý 9) Lấy ví dụ chứng minh ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động ví dụ.
– Thành phố Hồ Chí Minh: Dân số hơn 8 triệu người, có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
– Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.

 

? (trang 50 SGK Địa lý 9) Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
– Đây là những nơi tập trung đông dân cư nên nhu cầu tăng cao về mọi mặt.
-Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập trung vốn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn.
-Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
-Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
-Đồng thời là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.

? (trang 48 SGK Địa lý 9) Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng.

Xổ số miền Bắc