Có nên dán keo xe máy không? Dán decal xe có bị xử phạt không?

Có nên dán keo xe máy không?

Tâm lý của đại đa số người khi mới mua xe máy thường chọn hình thức dán keo để bảo vệ lớp sơn cũng như bảo vệ khỏi trầy xước. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc là dán keo xe máy có bị xử phạt không? Nên dán loại nào để có thể bảo vệ xe tốt nhất? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

Dán keo xe máy là gì?

Dán keo xe máy là gì?

Dán keo xe máy chính là việc sử dụng keo nilon trong suốt hoặc họa tiết để phủ lên bề mặt dàn áo xe. Khi đó lớp sơn của dàn áo sẽ hạn chế bị trầy xước khi có va chạm, đồng thời cũng giữ được màu sơn được bền lâu hơn.

Tuy nhiên, nhiều người còn có tâm lý việc dán keo xe máy sau khi gỡ keo sẽ khiến cho lớp sơn xe bị bong theo. Nhưng trên thực tế không hẳn lúc nào cũng thế. Hiện nay, công nghệ sản xuất keo dán xe máy đã hiện đại hơn rất nhiều, các nhà sản xuất đã thêm một số thành phần chống bám sơn để khi tháo keo ra không làm ảnh hưởng đến lớp sơn nguyên bản của xe máy.

Lợi ích của việc dán keo xe máy

Lợi ích của việc dán keo xe máy

Bảo vệ màu sơn

Theo thời gian, lớp sơn dàn áo xe máy sẽ oxy hóa do nhiều tác động của môi trường như: mưa, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời,… và điều này khiến chop lớp sơn xe nhanh bị ngả màu hoặc bong tróc theo thời gian.

Khi dán kéo xe máy, lớp nilon sẽ phủ lên bề mặt sơn xe giúp ngăn nước mưa tiếp xúc, đồng thời làm giảm thiểu tình trạng tia UV chiếu lên bề mặt sơn. Như thế, việc dán keo xe chắc chắc sẽ giúp xe bền màu hơn so với những chiếc xe không dán keo.

Bảo vệ xe máy khỏi những vết trầy

Do có lớp keo nilon bảo vệ dàn áo xe máy sẽ giúp hạn chế được vết trầy xước nếu chẳng may có va chạm nhẹ hoặc khi phải dịch chuyển xe trong các bãi giữ xe chật chội.

Tăng tính thẩm mỹ

Không thể phủ nhận, sau khi dán keo xe, diện mạo của xe trông sáng bóng hơn nhất là với những chiếc đã sử dụng lâu. Bên cạnh đó, những loại keo xe màu sắc và họa tiết đẹp mắt sẽ góp phần tạo nên điểm nhấn, cá tính riêng cho chiếc xe của bạn.

Có thể thấy được lợi ích của dán keo xe là bảo vệ lớp sơn của hãng khỏi những vết trầy. Sau 1 đến 2 năm, khi lớp keo bắt đầu trầy nhiều và ố vàng, bạn có thể thay keo mới, giúp xe trở về hiện trạng như lúc mới mua xe.

Dán decal xe máy có bị phạt không?

Dán decal xe máy có bị phạt không?

Đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm trước khi mang xe của mình đi phủ keo. Vậy dán keo xe có bị xử phạt không? Nếu có, mức phạt cho hành vi này là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định: Chủ xe không được tự ý thay đổi kết cấu xe, hệ thống xe, phụ tùng xe máy không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất hoặc thiết kế chỉnh sửa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vậy tổng kết lại, khi dán keo xe máy, bạn chỉ cần đáp ứng đúng theo quy định của luật giao thông hiện hành, đảm bảo được màu sắc nguyên bản của thiết kế xe là được. Cụ thể:

  • Nên dán decal xe trùng với màu sơn đã đăng ký trên giấy tờ xe, bạn có thế chọn keo xe trong suốt hoặc decal có cùng màu với sơn xe.
  • Trường hợp dán keo xe có hoạt tiết, bạn nên chọn những loại tem phù hợp để không làm thay đổi tổng thể thiết kế bên ngoài của xe.

Nếu dán decal xe máy dẫn đến trường hợp màu xe và tem xe của xe bạn bị thay đổi hoàn toàn. Khi đó, chủ phương tiện xe bị xử phạt hành chính theo quy định giao thông hiện hành.

Theo điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 VND đối với cá nhân vi phạm, từ 200.000 – 400.000 VND đối với các tổ chức là chủ xe gắn máy, mô tô và các loại xe tương tự thực hiện hành vi tự ý thay đổi màu sơn, nhãn hiệu của xe không đúng với thông tin ghi trên Giấy đăng ký xe.

Ngoài việc phạt tiền, chủ xe còn buộc phải khôi phục lại màu sơn đúng với Giấy đăng ký xe (theo điểm a khoản 15 ).

Ngoài ra, nếu bạn muốn dán decal xe máy để thay đổi màu sơn nguyên bản của xe, bạn cần phải làm thủ tục thay đổi màu sơn xe trên Giấy đăng ký xe để tránh bị xử phạt hành chính.

Các loại keo dán xe máy phổ biến hiện nay

Dán nilon trong (keo trong suốt)

Dán nilon trong hay còn gọi là keo bóng và keo trong suốt cho xe máy. Mục đính giúp dán bảo vệ lớp sơn và chống xước. Với hình thức này, thợ dán sẽ sử dụng decal trong suốt và bóng để dán đè lên lớp sơn xe. Sau khi dán, bạn sẽ nhìn rõ màu sơn, họa tiết và tem của xe mà không thay đổi thiết kế nguyên bản.

Dán decal trong suốt cho xe thường sử dụng cho xe mới mua để giúp chủ phương tiện bảo vệ được lớp sơn, cũng như giảm tình trạng trầy xước trên bề mặt của xe.

Dán decal trong nhám

Màu nhám hiện nay được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng bởi tính sang trọng và cứng cáp. Nếu bạn muốn thay đổi vẻ ngoài xe, nhưng không muốn thay đổi màu sơn nguyên bản thì hãy thử dán decal trong nhám cho xe. Lớp keo nhám có phần dày hơn decal trong, nên độ chống trầy xước cũng khá là cao.

Dán keo màu nguyên bản của xe

Sau một thời gian dài sử dụng, xe của bạn có dấu hiệu màu sơn xuống cấp, xe bị trầy xước nhiều và cần tân trang lại cho giống lúc ban đầu. Lúc này chọn hình thức dán decal màu nguyên bản của xe là giải pháp tân trang tiết kiệm nhất so với việc bạn phải sơn lại chiếc xe của mình. Các thợ dán sẽ chọn ra keo, tem giống với thiết kế nguyên bản đề tiến hành dán cho xe bạn.

Dán keo xe họa tiết

Dán keo xe họa tiết

Mục đích của hình thức dán này là bảo vệ xe và tạo nét riêng cho xe bằng những họa tiết phù hợp. Bạn có thể sử dụng keo trong, keo nhám đi kèm họa tiết để tô điểm cho chiếc xe của mình. Thông thường thì các tiệm dán keo xe sẽ thiết kế họa tiết theo yêu cầu của bạn. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến yếu tố màu sắc, họa tiết dán xe có phù hợp với luật giao thông hiện hành để tránh bị xử phạt hành chính.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng phụ tùng Kim Thành đã giải đáp cho bạn thắc mắc câu hỏi “ Có nên dán kéo xe máy không? ”. Lựa chọn hình thức dán phù hợp sẽ giúp bảo vệ xe của bạn một cách tốt nhất, giúp xe luôn đẹp theo thời gian.