Đề tài Văn hóa giao tiếp – Tài liệu text

Mục lục bài viết

Đề tài Văn hóa giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.39 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI

GVHD: ThS Trang Thành Lập
SVTH: Đặng Châu Thùy Dung
Lớp: Ngoại thương 4 – K33
MSSV: 107210808

TPHCM, tháng 12, năm 2009

Lời mở đầu
Văn hóa giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của
con người vì nó chính là những mắc xích gắn kết các mối quan hệ giữa con
người với con người. Phong cách sống của mỗi con người sẽ khác nhau và
điều đó thể hiện qua văn hóa giao tiếp ứng xử của chính những con người
đó, bởi vì giao tiếp là một nghệ thuật. Và trong thời đại của thế giới phẳng
ngày nay, khi khoảng cách về địa lý đã không thể ngăn nổi con người xích
lại gần nhau hơn thì giao tiếp là một cầu nối rất quan trọng để các quốc gia,
các nền văn hóa có thể hội nhập cùng nhau. Xuất phát từ ý nghĩa của văn
hóa giao tiếp đó mà tôi muốn được tìm hiểu về những nét văn hóa giao tiếp
của người Việt Nam để từ đó phát huy những giá trị bản sắc dân tộc, thay
đổi một số nét không phù hợp với thời đại và cùng hòa nhập với văn hóa
giao tiếp của nhân loại. Bài tiểu luận gồm có 3 phần chính đó là:
 Phần 1 Cơ sở lý thuyết về văn hóa giao tiếp
 Phần 2 Thực trạng văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
 Phần 3 Một số giải pháp về văn hóa giao tiếp

Phần 1 Cơ sở lý thuyết về văn hóa giao tiếp
1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một trong những phạm trù của tâm lý học. Giao tiếp là
quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu
phối hợp hành động. Giao tiếp gồm các yếu tố như trao đổi thông tin, xây
dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
 Chủ thể giao tiếp
 Mục đích giao tiếp
 Nội dung giao tiếp
 Hoàn cảnh giao tiếp
 Kênh giao tiếp
 Quan hệ giao tiếp
3. Các loại văn hóa giao tiếp
 Giao tiếp truyền thống: giao tiếp được thực hiện trên
cơ sở các mối quan hệ giữa người và người đã hình
thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội, đó là
những mối quan hệ huyết thống, quan hệ hàng xóm
láng giêng, loại giao tiếp này bị chi phối bởi văn hóa
tập quán, hệ thống các quan niệm và ý thức xã hội
 Giao tiếp chức năng: phát triển trong hoạt động chức
nghiệp, xuất phát từ sự chuyên môn hóa trong xã hội,
sự đòi hỏi của các nghi lễ ứng xử xã hội và hiệu quả
trong công việc
 Giao tiếp tự do: mang nhiều đường nét cá nhân của
người giao tiếp, được cảm thụ chủ quan như một giá trị
tự tại như mục đích tự thân. Những quy tắc, mục đích
giao tiếp không được định trước như khuôn mẫu mà
xuất hiện ngay trong quá trình tiếp xúc, tùy theo sự phát

triển của các mối quan hệ. Giao tiếp tự do được thúc
đẩy bởi tính chủ động, phẩm chất và mục đích của mỗi
cá nhân, nó cần thiết trong quá trình xã hội hóa làm
phát triển và thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích tinh thần
và vật chất của các bên giao tiếp một cách nhanh chóng
và trực tiếp. Loại giao tiếp này trong thực tế cuộc sống
là vô cùng phong phú, trên cơ sở trao đổi những thông
tin có được, làm thức tỉnh tình cảm sâu sắc để giải tỏa
các xung đột cá nhân

Phần 2 Thực trạng văn hóa giao tiếp Việt Nam
Đặc điểm của văn hóa giao tiếp ở Việt Nam
 Vừa cởi mở, vừa rụt rè
 Xử sự nặng về tình cảm hơn là về lý trí
 Trọng danh dự thái quá tới mức trở thành một căn bệnh sĩ diện
hão
 Giữ ý trong giao tiếp
 Thiếu tính quyết đoán
 Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử
mềm dẻo
 Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt
qua thử thách khó khăn
 Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ xa hoa
 Tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn
 Cần cù, chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ
 Trọng tuổi tác, trọng người già
 Tập tính hoạch toán kém, không quen lường tính xa
 Tác phong tùy tiện, kỹ luật không chặt chẽ
 Tâm lý bình quân chủ nghĩa

 Nhân ái, vị tha, rộng lượng
 Đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm, tư tưởng bảo thủ, tự thu xếp
mọi việc, không cầu thị
Văn hóa giao tiếp của những dân tộc khác nhau sẽ rất khác nhau và
Việt Nam – một dân tộc Á Đông cũng có những nét văn hóa riêng của mình
trong vấn đề giao tiếp. Bản chất con người sẽ chỉ bộc lộ trong quá trình giao
tiếp và bản chất của người Việt Nam vừa thích giao tiếp lại vừa rất rụt rè
trong quá trình giao tiếp. Người Việt Nam sống phụ thuộc lẫn nhau và rất
coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng
đồng. Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm
viếng, thăn viếng ở đây không do nhu cầu của công việc mà là biểu hiện của
tình cảm, tình nghĩa có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Với đối tượng giao
tiếp người Việt Nam có tính hiếu khách, tiếp đón khách một cách chu đáo và
tiếp đãi một cách thịnh tình
Đồng thời với việc thích giao tiếp người Việt Nam lại có một đặc tính
hoàn toàn traí ngược đó là rất rụt rè điều mà những người nước ngoài rất hay
nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau này bắt nguồn
từ hai đặc tính cơ bản của Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Người
Việt Nam tỏ ra rất thân thiện khi ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc,
còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ thì

người Việt Nam lại tỏ ra khá rụt rè. Hai tính cách này tưởng chừng như trái
ngược nhau những không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong
những môi trường khác nhau, đó là biểu hiện của cách ứng xử linh hoạt của
người Việt Nam
Xét về quan hệ giao tiếp, một điểm yếu của người Việt Nam đó là lấy
tình cảm và sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người Việt
Nam sống có lý có tình những vẫn thiên về tình cảm hơn
Với đối tượng giao tiếp người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu,

quan sát, đánh giá về tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình
trạng gia đình. Đây là những thói quen hoàn toàn trái ngược với người
phương Tây khiến cho người nước ngoài nhận xét rằng người Việt Nam hay
tò mò. Do tính cộng đồng mà người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải
quan tâm đến người khác mà như vậy cần phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác
do phân biệt chi li các mối quan hệ xã hội và cách xưng hô nên nếu không
có đấy đủ thông tin thì không thể có cách xưng hô cho thích hợp. Tính hay
quan sát khiến người Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá
người đối diện và để có những cách giao tiếp ứng xử phù hợp
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam dưới góc độ là chủ thể
giao tiếp có một đặc điểm là trọng danh dự. Nhưng cũng chính vì quá coi
trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện
Về cách thức giao tiếp người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự
hòa thuận. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao
tiếp “vòng vo tam quốc” không bao giờ mở đầu trực tiếp hay vào thẳng vấn
đề như người phương Tây. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người
Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán
Để tránh làm mất lòng người khác và giưc được sự hòa thuận càn thiết
người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói
quen giao tiếp của người Việt Nam
Người Việt Nam có một hệ thống lời nói rất phong phú đó là sự phong
phú trong hệ thống các từ xưng hô
Khiêm tốn là một đức tính nhưng mỗi dân tộc thường có cách thức
riêng để tỏ ý khiêm nhường. Người Việt Nam thường tỏ ý khiêm nhường
bằng cách tự hạ thấp bản thân để thể hiện lịch sự nhưng người nước ngoài

lại không hài lòng với cách sử xự như vậy vì họ cho rằng chúng ta thiếu tự
tin và tự tin ở đây không có nghĩa là khoe khoang
Khi tặng quà người Việt Nam có xu hướng giảm giá trị món quà dù

món quà đó họ đã bở ra nhiều công sức và tiền bạc mới co thể mua được
Phần 3 Giải pháp về văn hóa giao tiếp
Với tư cách là những người sinh viên Việt Nam, thế hệ tương lai của
đất nước, là biểu tượng cho một nét văn hóa giao tiếp mới. Vì vậy, trong thời
đại toàn cầu hóa hiện nay, chính các bạn sinh viên phải biết cách tìm cho
mình một phong cách giao tiếp văn hóa không chỉ mang đậm bản chất của
người Việt Nam mà còn phải hội nhập với những nét văn hóa giao tiếp toàn
cầu. Để làm được điều này thì chúng ta phải khắc phục những khuyết điểm
mà người Việt Nam thường mắc phải như trong phần trước đã đề cập tới. Vì
vậy, sau đây là một số giải pháp cho vấn đề này
_ Để giao tiếp một cách có văn hóa thì trước hết sinh viên cần phải có một
trình độ hiểu biết nhất định. Trong cuộc sống sự giao tiếp giữa người và
người được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, văn hóa, xã
hội, nghệ thuật, khoa học…vì vậy ngoài những kiến thức chuyên môn được
học trên giảng đường, các bạn sinh viên cần phải tìm cho mình một lĩnh vực
mà mình yêu thích hoặc thậm chí nhiều lĩnh vực yêu thích để tìm hiểu, nâng
cao kiến thức thì trình độ giao tiếp sẽ ngày càng được hoàn thiện
_ Con người Việt Nam sống thiên về tình cảm, đó là một điều rất tốt nhưng
hãy lý trí hơn trong công việc, bạn phải xác định rõ ràng khoảng cách giữa
hai khái niệm này. Sống tình cảm trong các quan hệ giữa người với người
nhưng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả thì bạn phải tập sống lý trí
_ Người nước ngoài cũng rất hay than phiền khi giao tiếp với người Việt
Nam đó là tính thiếu quyết đoán – một điểm yếu cần phải khắc phục. Trong
một thế giới phẳng như ngày nay, khoảng cách địa lý không là gì thì khoảng
cách giữa con người với con người dường như là rất nhỏ. Bạn là người Việt
Nam, bạn chính là người hiểu rõ nhất những giá trị của Việt Nam để bạn có
thể tự hào rằng: Tôi, chính là người Việt Nam, những giá trị những bản chất
đó luôn luôn tồn tại. Vì vậy hãy tự tin vào chính mình khi đứng trước những
người nước ngoài và nói lên những suy nghĩ của mình một cách quyết đoán.
Nhưng bên cạnh đó, bạn phải biết bạn là ai, bạn đang ở đâu để có một phong

cách giao tiếp phù hợp

_ Bệnh sĩ diện, một căn bệnh khó chữa của người Việt Nam. Và một điều
muôn khuyên các bạn là: Hãy là chính mình!
_ Ắc hẳn các bạn đã được học môn Quản trị chiến lược trên giảng đường đại
học và từ môn học đó cũng rút ra được rất nhiều bài học cho các bạn. Đó là
hãy lập ra một chiến lược cho chính cuộc sống của các bạn và xác định vị trí
của mình sẽ ở đâu trong tương lai. Và như vậy hãy cố gắng bằng tất cả để
đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược đó
_ Và một căn bệnh khó chữa nữa mà các bạn cần phải khắc phục đó là bệnh
nói chuyện riêng. Hãy tập cho mình một phong cách sống có kỷ luật, có như
vậy các bạn mới thành công trong cuộc sống này!
Bên cạnh những ý kiến riêng ở trên thì sau đây là một số giải pháp thu
thập được
*Qui tắc 10 điểm trong văn hóa giao tiếp

1. Ân cần: trong giao tiếp tránh tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt hoặc cos vẻ mặt
khó đăm đăm, bực tức, luôn cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối
tượng giao tiếp
2. Ngay ngắn: trang phục hợp cách, không tùy tiện, luộm thuộm, tác
phong nhanh nhẹn
3. Chuyên chú: không làm việc riêng trong khi giao tiếp
4. Đĩnh đạc: không trả lời thủng thẳng, hỏi câu nào trả lời câu ấy, cách
nói thiếu chủ động, cộc lốc
5. Đồng cảm: cần thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, mắt luôn hướng
về người đối thoại bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm
6. Ôn hòa: tránh vung tay tùy tiện, đặt biệt là chỉ ngón tay về phía mặt
của đối tượng giao tiếp
7. Rõ ràng: không nói quá to, kiểu nói oang oang hoặc nói quá nhiều,

tránh nói lạc đề hoặc nói quá nhỏ, kiểu lí nhí khiến người nghe phải
căng tai mới nghe được

8. Nhiệt tình: thể hiện sự sẵn sàng phối hợp giúp đỡ của người khác khi
cần thiết, đừng tỏ ra khó khăn, ích kỉ
9. Nhất quán: phải khắc phục sự phát ngôn bất nhất, thay đổi tùy tiện,
chối phăng những điều đã nói ra hoặc dễ dàng hứa nhưng không làm
theo lời hứa đó
10.Khiêm nhường: tránh tranh luận khi không cần thiết hoặc thích bộc
lộ sự hiểu biết, sự không ngoan của mình hơn người, thích dồn đối
tượng giao tiếp vào thế bí để dành phần thắng về mình
*Các kỹ năng cần có trong quá trình giao tiếp
 Kỹ năng định hướng
 Kỹ năng định vị
 Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
 Khả năng thống ngự
 Khả năng tự kiềm chế
*Một số bí kíp khi tham dự một bữa tiệc
– Khi dự một bữa tiệc, đừng đứng lặng lẽ, xa cách mọi người, mà hãy coi đó
là một cơ hội tốt để giao tiếp.
– Trang phục phải thích hợp với hoàn cảnh: Không nên quá nổi nhờ những
bộ trang phục lạ mắt, cầu kỳ nơi chốn đông người, nhất là khi trang phục bị
“chỏi” với hoàn cảnh. Trang phục thích hợp với hoàn cảnh sẽ khiến cho bạn
tự tin hơn rất nhiều. Trang phục thích hợp không chỉ làm cho bạn thấy thoải
mái khi giao tiếp mà còn thể hiện sự tôn trọng người khác.
– Hãy cười thân thiện với mọi người: Người Trung Quốc có câu: “Không
biết cười thì đừng mở cửa hàng”. Nếu nhìn thấy ai đó phía xa, bạn hãy thể
hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Nếu khoảng cách chỉ là
năm bước chân thì hãy chủ động chào hỏi. Đừng bao giờ cố tình làm như

không nhìn thấy người khác.
– Nên chuẩn bị một vài nội dung chuyện trò vì những câu chuyện hay sẽ
luôn làm cho người ta xích lại gần nhau hơn. Duyên ăn nói của bạn sẽ thể

hiện bạn có lôi cuốn người khác hay không. Bạn sẽ đem đến cho mọi người
câu chuyện gì, ý nghĩa nó ra sao và quan trọng nhất là tính chất lạc quan của
câu chuyện sao cho ai cũng cảm thoải mái, vui vẻ.
– Luôn chủ động tự giới thiệu với người khác. Trước khi bắt chuyện với ai,
đầu tiên hãy giới thiệu tên mình. Nhớ cầm ly rượu bằng tay trái, dành tay
phải để bắt tay với mọi người. Người có kỹ năng nghe tốt là người biết
khuyến khích người khác nói. Biết đặt câu hỏi gợi chuyện hay đưa ra lời
bình luận, nhận xét để tiếp tục câu chuyện. Cần lưu ý bối cảnh để có cách
tiếp chuyện thích hợp.
– Đừng uống bia rượu quá nhiều. Uống chất có cồn sẽ làm tăng hưng phấn
trong giao tiếp, nhưng mặt trái của nó là có thể bạn không kiểm soát được
lời nói và hành vi của mình. Mọi chuyện sẽ trở nên quá muộn khi bạn nhận
ra rằng mình đã lỡ lời hay có thái độ quá đáng khi bị thấm men say. Không
có gì tệ hại hơn hình ảnh một người nói năng lung tung, lè nhè, có những
hành vi vô thức!
– Biết cách rút lui. Chia tay cũng là một phần quan trọng của kỹ năng giao
tiếp. Muốn rút lui sớm, nhiều người chọn cách lặng lẽ “đánh bài chuồn”.
Tuy nhiên đó không phải là cách lựa chọn khôn ngoan. Tốt nhất là chủ động
nói ra điều đó, mong người khác thông cảm và nhớ thu thập đủ thông tin về
bạn bè mới qua các địa chỉ, số điện thoại… trước khi ra về. Những câu nói:
“Rất hân hạnh được gặp ông!”, “Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại!”, “Tôi đã rất
vui khi nghe câu chuyện kể của anh”… là những câu chia tay rất có ý nghĩa!
*Kỹ thuật giao tiếp nơi công sở
1. Nghi thức xã giao nơi công sở
Văn hóa giao tiếp nơi công sở thể hiện những tính chất đặc thù của

hoạt động thi hành công việc, thể hiện tính chuyên nghiệp của mỗi công ty
và có những nghi thức xã giao nhất định đó là các vấn đề liên quan đến trang
phục, thái độ ứng xử của nhân viên trong doanh nghiệp
_ Trang phục
*Đối với Nam

• Mùa nóng mặc complete màu nhạt, vải mỏng hoặc không mặc
áo vest ( chỉ mặc áo sơ mi dài tay hoặc ngắn tay và bỏ áo trong
quần, có hoặc không thắt caravatte
• Mùa lạnh mặc bộ complete màu sẫm, vải dày, bên ngoài mặc áo
khoác như pa-đờ-suy hoặc blu-dông, có thắt caravatte, đi giày
hoặc dép có quai hậu
*Đối với nữ
• Mùa nóng mặc áo dài truyền thống
• Mùa lạnh mặc complete nữ màu sẫm, vải dày hoặc áo dài có khoác áo
măng-tô với thân dài hơn áo, đi giày hoặc dép có quai hậu

_ Các công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ
• Bắt tay là một nghi thức lễ tân, xã giao, một nét văn hóa trong giao
tiếp
• Trao tặng danh thiếp cho nhau cũng là một nghê thuật giao tiếp phi
ngôn ngữ, một nét văn hóa đời thường vì qua danh thiếp người ta có
thể biết được phần nào về trình độ học thức, công việc và địa vị xã hội
cua nhau
• Ôm hôn hữu nghị: trong giao tiếp quốc tế cũng như đón khách nước
ngoài, chúc mừng nhau nhân những sự kiện trọng đại, một nghi thức
xã giao theo truyền thống của Châu Âu biểu thị tình cảm hữu nghị là
ôm hôn
• Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt là một phương tiện giao tiếp quan trong mang

tính phi ngôn ngữ
• Tặng quà: là một thông lệ trong tất cả các nền văn minh của mọi thời
đại quà tặng và đồ lưu niệm là những thông điệp cuối cùng mà khách
mời sẽ mang về nhà
2. Nghi thức lời nói nơi công sở

Ngôn ngữ là công cụ thể hiện văn hóa giao tiếp quan trong nhất và cũng là
thành tựu vĩ đại nhất của nền văn minh nhân loại
Từ những giải pháp đã được nêu ra ở trên thì trở thành một người thành
công trong cuộc sống bạn hãy xây dựng cho mình một phong cách giao tiếp
riêng của chính mình và hãy nhớ rằng: “Trên đời này không có điều gì là
không thể, ngôn ngữ chính là chìa khóa để giúp bạn mở ra cánh cửa của
thành công!”.

Phần 1 Cơ sở lý thuyết về văn hóa giao tiếp1. Khái niệm giao tiếpGiao tiếp là một trong những phạm trù của tâm lý học. Giao tiếp làquá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầuphối hợp hành động. Giao tiếp gồm các yếu tố như trao đổi thông tin, xâydựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp Chủ thể giao tiếp Mục đích giao tiếp Nội dung giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp Kênh giao tiếp Quan hệ giao tiếp3. Các loại văn hóa giao tiếp Giao tiếp truyền thống: giao tiếp được thực hiện trêncơ sở các mối quan hệ giữa người và người đã hìnhthành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội, đó lànhững mối quan hệ huyết thống, quan hệ hàng xómláng giêng, loại giao tiếp này bị chi phối bởi văn hóatập quán, hệ thống các quan niệm và ý thức xã hội Giao tiếp chức năng: phát triển trong hoạt động chứcnghiệp, xuất phát từ sự chuyên môn hóa trong xã hội,sự đòi hỏi của các nghi lễ ứng xử xã hội và hiệu quảtrong công việc Giao tiếp tự do: mang nhiều đường nét cá nhân củangười giao tiếp, được cảm thụ chủ quan như một giá trịtự tại như mục đích tự thân. Những quy tắc, mục đíchgiao tiếp không được định trước như khuôn mẫu màxuất hiện ngay trong quá trình tiếp xúc, tùy theo sự pháttriển của các mối quan hệ. Giao tiếp tự do được thúcđẩy bởi tính chủ động, phẩm chất và mục đích của mỗicá nhân, nó cần thiết trong quá trình xã hội hóa làmphát triển và thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích tinh thầnvà vật chất của các bên giao tiếp một cách nhanh chóngvà trực tiếp. Loại giao tiếp này trong thực tế cuộc sốnglà vô cùng phong phú, trên cơ sở trao đổi những thôngtin có được, làm thức tỉnh tình cảm sâu sắc để giải tỏacác xung đột cá nhânPhần 2 Thực trạng văn hóa giao tiếp Việt NamĐặc điểm của văn hóa giao tiếp ở Việt Nam Vừa cởi mở, vừa rụt rè Xử sự nặng về tình cảm hơn là về lý trí Trọng danh dự thái quá tới mức trở thành một căn bệnh sĩ diệnhão Giữ ý trong giao tiếp Thiếu tính quyết đoán Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xửmềm dẻo Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượtqua thử thách khó khăn Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ xa hoa Tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn Cần cù, chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ Trọng tuổi tác, trọng người già Tập tính hoạch toán kém, không quen lường tính xa Tác phong tùy tiện, kỹ luật không chặt chẽ Tâm lý bình quân chủ nghĩa Nhân ái, vị tha, rộng lượng Đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm, tư tưởng bảo thủ, tự thu xếpmọi việc, không cầu thịVăn hóa giao tiếp của những dân tộc khác nhau sẽ rất khác nhau vàViệt Nam – một dân tộc Á Đông cũng có những nét văn hóa riêng của mìnhtrong vấn đề giao tiếp. Bản chất con người sẽ chỉ bộc lộ trong quá trình giaotiếp và bản chất của người Việt Nam vừa thích giao tiếp lại vừa rất rụt rètrong quá trình giao tiếp. Người Việt Nam sống phụ thuộc lẫn nhau và rấtcoi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộngđồng. Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thămviếng, thăn viếng ở đây không do nhu cầu của công việc mà là biểu hiện củatình cảm, tình nghĩa có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Với đối tượng giaotiếp người Việt Nam có tính hiếu khách, tiếp đón khách một cách chu đáo vàtiếp đãi một cách thịnh tìnhĐồng thời với việc thích giao tiếp người Việt Nam lại có một đặc tínhhoàn toàn traí ngược đó là rất rụt rè điều mà những người nước ngoài rất haynhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau này bắt nguồntừ hai đặc tính cơ bản của Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. NgườiViệt Nam tỏ ra rất thân thiện khi ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc,còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ thìngười Việt Nam lại tỏ ra khá rụt rè. Hai tính cách này tưởng chừng như tráingược nhau những không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trongnhững môi trường khác nhau, đó là biểu hiện của cách ứng xử linh hoạt củangười Việt NamXét về quan hệ giao tiếp, một điểm yếu của người Việt Nam đó là lấytình cảm và sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người ViệtNam sống có lý có tình những vẫn thiên về tình cảm hơnVới đối tượng giao tiếp người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu,quan sát, đánh giá về tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tìnhtrạng gia đình. Đây là những thói quen hoàn toàn trái ngược với ngườiphương Tây khiến cho người nước ngoài nhận xét rằng người Việt Nam haytò mò. Do tính cộng đồng mà người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phảiquan tâm đến người khác mà như vậy cần phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khácdo phân biệt chi li các mối quan hệ xã hội và cách xưng hô nên nếu khôngcó đấy đủ thông tin thì không thể có cách xưng hô cho thích hợp. Tính hayquan sát khiến người Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giángười đối diện và để có những cách giao tiếp ứng xử phù hợpTính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam dưới góc độ là chủ thểgiao tiếp có một đặc điểm là trọng danh dự. Nhưng cũng chính vì quá coitrọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diệnVề cách thức giao tiếp người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sựhòa thuận. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giaotiếp “vòng vo tam quốc” không bao giờ mở đầu trực tiếp hay vào thẳng vấnđề như người phương Tây. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho ngườiViệt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoánĐể tránh làm mất lòng người khác và giưc được sự hòa thuận càn thiếtngười Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thóiquen giao tiếp của người Việt NamNgười Việt Nam có một hệ thống lời nói rất phong phú đó là sự phongphú trong hệ thống các từ xưng hôKhiêm tốn là một đức tính nhưng mỗi dân tộc thường có cách thứcriêng để tỏ ý khiêm nhường. Người Việt Nam thường tỏ ý khiêm nhườngbằng cách tự hạ thấp bản thân để thể hiện lịch sự nhưng người nước ngoàilại không hài lòng với cách sử xự như vậy vì họ cho rằng chúng ta thiếu tựtin và tự tin ở đây không có nghĩa là khoe khoangKhi tặng quà người Việt Nam có xu hướng giảm giá trị món quà dùmón quà đó họ đã bở ra nhiều công sức và tiền bạc mới co thể mua đượcPhần 3 Giải pháp về văn hóa giao tiếpVới tư cách là những người sinh viên Việt Nam, thế hệ tương lai củađất nước, là biểu tượng cho một nét văn hóa giao tiếp mới. Vì vậy, trong thờiđại toàn cầu hóa hiện nay, chính các bạn sinh viên phải biết cách tìm chomình một phong cách giao tiếp văn hóa không chỉ mang đậm bản chất củangười Việt Nam mà còn phải hội nhập với những nét văn hóa giao tiếp toàncầu. Để làm được điều này thì chúng ta phải khắc phục những khuyết điểmmà người Việt Nam thường mắc phải như trong phần trước đã đề cập tới. Vìvậy, sau đây là một số giải pháp cho vấn đề này_ Để giao tiếp một cách có văn hóa thì trước hết sinh viên cần phải có mộttrình độ hiểu biết nhất định. Trong cuộc sống sự giao tiếp giữa người vàngười được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, văn hóa, xãhội, nghệ thuật, khoa học…vì vậy ngoài những kiến thức chuyên môn đượchọc trên giảng đường, các bạn sinh viên cần phải tìm cho mình một lĩnh vựcmà mình yêu thích hoặc thậm chí nhiều lĩnh vực yêu thích để tìm hiểu, nângcao kiến thức thì trình độ giao tiếp sẽ ngày càng được hoàn thiện_ Con người Việt Nam sống thiên về tình cảm, đó là một điều rất tốt nhưnghãy lý trí hơn trong công việc, bạn phải xác định rõ ràng khoảng cách giữahai khái niệm này. Sống tình cảm trong các quan hệ giữa người với ngườinhưng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả thì bạn phải tập sống lý trí_ Người nước ngoài cũng rất hay than phiền khi giao tiếp với người ViệtNam đó là tính thiếu quyết đoán – một điểm yếu cần phải khắc phục. Trongmột thế giới phẳng như ngày nay, khoảng cách địa lý không là gì thì khoảngcách giữa con người với con người dường như là rất nhỏ. Bạn là người ViệtNam, bạn chính là người hiểu rõ nhất những giá trị của Việt Nam để bạn cóthể tự hào rằng: Tôi, chính là người Việt Nam, những giá trị những bản chấtđó luôn luôn tồn tại. Vì vậy hãy tự tin vào chính mình khi đứng trước nhữngngười nước ngoài và nói lên những suy nghĩ của mình một cách quyết đoán.Nhưng bên cạnh đó, bạn phải biết bạn là ai, bạn đang ở đâu để có một phongcách giao tiếp phù hợp_ Bệnh sĩ diện, một căn bệnh khó chữa của người Việt Nam. Và một điềumuôn khuyên các bạn là: Hãy là chính mình!_ Ắc hẳn các bạn đã được học môn Quản trị chiến lược trên giảng đường đạihọc và từ môn học đó cũng rút ra được rất nhiều bài học cho các bạn. Đó làhãy lập ra một chiến lược cho chính cuộc sống của các bạn và xác định vị trícủa mình sẽ ở đâu trong tương lai. Và như vậy hãy cố gắng bằng tất cả đểđạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược đó_ Và một căn bệnh khó chữa nữa mà các bạn cần phải khắc phục đó là bệnhnói chuyện riêng. Hãy tập cho mình một phong cách sống có kỷ luật, có nhưvậy các bạn mới thành công trong cuộc sống này!Bên cạnh những ý kiến riêng ở trên thì sau đây là một số giải pháp thuthập được*Qui tắc 10 điểm trong văn hóa giao tiếp1. Ân cần: trong giao tiếp tránh tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt hoặc cos vẻ mặtkhó đăm đăm, bực tức, luôn cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đốitượng giao tiếp2. Ngay ngắn: trang phục hợp cách, không tùy tiện, luộm thuộm, tácphong nhanh nhẹn3. Chuyên chú: không làm việc riêng trong khi giao tiếp4. Đĩnh đạc: không trả lời thủng thẳng, hỏi câu nào trả lời câu ấy, cáchnói thiếu chủ động, cộc lốc5. Đồng cảm: cần thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, mắt luôn hướngvề người đối thoại bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm6. Ôn hòa: tránh vung tay tùy tiện, đặt biệt là chỉ ngón tay về phía mặtcủa đối tượng giao tiếp7. Rõ ràng: không nói quá to, kiểu nói oang oang hoặc nói quá nhiều,tránh nói lạc đề hoặc nói quá nhỏ, kiểu lí nhí khiến người nghe phảicăng tai mới nghe được8. Nhiệt tình: thể hiện sự sẵn sàng phối hợp giúp đỡ của người khác khicần thiết, đừng tỏ ra khó khăn, ích kỉ9. Nhất quán: phải khắc phục sự phát ngôn bất nhất, thay đổi tùy tiện,chối phăng những điều đã nói ra hoặc dễ dàng hứa nhưng không làmtheo lời hứa đó10.Khiêm nhường: tránh tranh luận khi không cần thiết hoặc thích bộclộ sự hiểu biết, sự không ngoan của mình hơn người, thích dồn đốitượng giao tiếp vào thế bí để dành phần thắng về mình*Các kỹ năng cần có trong quá trình giao tiếp Kỹ năng định hướng Kỹ năng định vị Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp Khả năng thống ngự Khả năng tự kiềm chế*Một số bí kíp khi tham dự một bữa tiệc- Khi dự một bữa tiệc, đừng đứng lặng lẽ, xa cách mọi người, mà hãy coi đólà một cơ hội tốt để giao tiếp.- Trang phục phải thích hợp với hoàn cảnh: Không nên quá nổi nhờ nhữngbộ trang phục lạ mắt, cầu kỳ nơi chốn đông người, nhất là khi trang phục bị“chỏi” với hoàn cảnh. Trang phục thích hợp với hoàn cảnh sẽ khiến cho bạntự tin hơn rất nhiều. Trang phục thích hợp không chỉ làm cho bạn thấy thoảimái khi giao tiếp mà còn thể hiện sự tôn trọng người khác.- Hãy cười thân thiện với mọi người: Người Trung Quốc có câu: “Khôngbiết cười thì đừng mở cửa hàng”. Nếu nhìn thấy ai đó phía xa, bạn hãy thểhiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Nếu khoảng cách chỉ lànăm bước chân thì hãy chủ động chào hỏi. Đừng bao giờ cố tình làm nhưkhông nhìn thấy người khác.- Nên chuẩn bị một vài nội dung chuyện trò vì những câu chuyện hay sẽluôn làm cho người ta xích lại gần nhau hơn. Duyên ăn nói của bạn sẽ thểhiện bạn có lôi cuốn người khác hay không. Bạn sẽ đem đến cho mọi ngườicâu chuyện gì, ý nghĩa nó ra sao và quan trọng nhất là tính chất lạc quan củacâu chuyện sao cho ai cũng cảm thoải mái, vui vẻ.- Luôn chủ động tự giới thiệu với người khác. Trước khi bắt chuyện với ai,đầu tiên hãy giới thiệu tên mình. Nhớ cầm ly rượu bằng tay trái, dành tayphải để bắt tay với mọi người. Người có kỹ năng nghe tốt là người biếtkhuyến khích người khác nói. Biết đặt câu hỏi gợi chuyện hay đưa ra lờibình luận, nhận xét để tiếp tục câu chuyện. Cần lưu ý bối cảnh để có cáchtiếp chuyện thích hợp.- Đừng uống bia rượu quá nhiều. Uống chất có cồn sẽ làm tăng hưng phấntrong giao tiếp, nhưng mặt trái của nó là có thể bạn không kiểm soát đượclời nói và hành vi của mình. Mọi chuyện sẽ trở nên quá muộn khi bạn nhậnra rằng mình đã lỡ lời hay có thái độ quá đáng khi bị thấm men say. Khôngcó gì tệ hại hơn hình ảnh một người nói năng lung tung, lè nhè, có nhữnghành vi vô thức!- Biết cách rút lui. Chia tay cũng là một phần quan trọng của kỹ năng giaotiếp. Muốn rút lui sớm, nhiều người chọn cách lặng lẽ “đánh bài chuồn”.Tuy nhiên đó không phải là cách lựa chọn khôn ngoan. Tốt nhất là chủ độngnói ra điều đó, mong người khác thông cảm và nhớ thu thập đủ thông tin vềbạn bè mới qua các địa chỉ, số điện thoại… trước khi ra về. Những câu nói:“Rất hân hạnh được gặp ông!”, “Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại!”, “Tôi đã rấtvui khi nghe câu chuyện kể của anh”… là những câu chia tay rất có ý nghĩa!*Kỹ thuật giao tiếp nơi công sở1. Nghi thức xã giao nơi công sởVăn hóa giao tiếp nơi công sở thể hiện những tính chất đặc thù củahoạt động thi hành công việc, thể hiện tính chuyên nghiệp của mỗi công tyvà có những nghi thức xã giao nhất định đó là các vấn đề liên quan đến trangphục, thái độ ứng xử của nhân viên trong doanh nghiệp_ Trang phục*Đối với Nam• Mùa nóng mặc complete màu nhạt, vải mỏng hoặc không mặcáo vest ( chỉ mặc áo sơ mi dài tay hoặc ngắn tay và bỏ áo trongquần, có hoặc không thắt caravatte• Mùa lạnh mặc bộ complete màu sẫm, vải dày, bên ngoài mặc áokhoác như pa-đờ-suy hoặc blu-dông, có thắt caravatte, đi giàyhoặc dép có quai hậu*Đối với nữ• Mùa nóng mặc áo dài truyền thống• Mùa lạnh mặc complete nữ màu sẫm, vải dày hoặc áo dài có khoác áomăng-tô với thân dài hơn áo, đi giày hoặc dép có quai hậu_ Các công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ• Bắt tay là một nghi thức lễ tân, xã giao, một nét văn hóa trong giaotiếp• Trao tặng danh thiếp cho nhau cũng là một nghê thuật giao tiếp phingôn ngữ, một nét văn hóa đời thường vì qua danh thiếp người ta cóthể biết được phần nào về trình độ học thức, công việc và địa vị xã hộicua nhau• Ôm hôn hữu nghị: trong giao tiếp quốc tế cũng như đón khách nướcngoài, chúc mừng nhau nhân những sự kiện trọng đại, một nghi thứcxã giao theo truyền thống của Châu Âu biểu thị tình cảm hữu nghị làôm hôn• Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt là một phương tiện giao tiếp quan trong mangtính phi ngôn ngữ• Tặng quà: là một thông lệ trong tất cả các nền văn minh của mọi thờiđại quà tặng và đồ lưu niệm là những thông điệp cuối cùng mà kháchmời sẽ mang về nhà2. Nghi thức lời nói nơi công sởNgôn ngữ là công cụ thể hiện văn hóa giao tiếp quan trong nhất và cũng làthành tựu vĩ đại nhất của nền văn minh nhân loạiTừ những giải pháp đã được nêu ra ở trên thì trở thành một người thànhcông trong cuộc sống bạn hãy xây dựng cho mình một phong cách giao tiếpriêng của chính mình và hãy nhớ rằng: “Trên đời này không có điều gì làkhông thể, ngôn ngữ chính là chìa khóa để giúp bạn mở ra cánh cửa củathành công!”.

Xổ số miền Bắc