Điện trở là gì? Ứng dụng điện trở. Công thức tính điện trở. Resistor là gì?

Điện trở là gì? Nếu tôi nhớ không nhằm, thì thời còn đi học cấp 2 chúng ta đã biết điện trở trong các bài toán vật lý đúng không nào. Nhưng điện trở trong sách giáo khoa chỉ nói các kiến thức rất hàn lâm và khó hiểu.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử như : tivi, tủ lạnh, máy giặt,…bên trong bo mạch của các thiết bị điện, linh kiện không thể thiếu là điện trở. Ở nội dung bài viết này tôi xin chia sẻ về điện trở là gì. Các ứng dụng điện trở,…

điện trở là gì

Các loại điện trở

Lưu ý : Bài viết chia sẻ thông tin, bên mình không kinh doanh mặt hàng này, vui lòng không gọi điện, zalo hỏi hàng ! Xin cảm ơn

Điện trở là gì?

Điện trở là linh kiện điện tử được chế tạo ra dùng để cản trở dòng điện. Điện trở có ký hiệu là chữ R (viết hoa) được viết tắt từ tiếng Anh Resistor. Điện trở có rất nhiều loại từ điện trở thấp đến điện trở cao. Cùng một kích thước nhưng điện trở của chúng khác nhau. Vì sao? Tính dẫn điện của kim loại phụ thuộc vào vật liệu, vật liệu tốt có tính dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ như : vàng, đồng,…Ngược lại

Điện trở của dây dẫn là gì?

Điện trở của dây dẫn phản ánh độ dẫn điện của dây dẫn điện. Độ dẫn điện phụ thuộc vào vật liệu (đồng, nhôm, kẽm,..), tiết điện (đường kính), chiều dài của dây dẫn.

Công thức tính điện trở trên dây dẫn : R = ρ.L / S

  • R : điện trở đơn vị Ohm (Ω)
  • ρ : điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
  • L : chiều dài dây dẫn, đơn vị mét (m)
  • S : tiết điện của dây dẫn (mm)

Đơn vị của điện trở và ký hiệu

Đơn vị quốc tế của điện trở là Ohm. Đơn vị này được đặt theo tên nhà vật lý người Đức tên là Ohm (George) – người phát minh định luật Ohm. Ký hiệu : Ω

Đơn vị điện trở có nhiều giá trị khác nhau gồm Milliohm (m Ω), Kilohm (k Ω), Megohm (M Ω).

  • 1k Ω = 1000 Ω
  • 1M Ω = 1000 kΩ = 1000000 Ω

Cách đọc giá trị điện trở

Điện trở chia làm 2 loại cơ bản : Loại điện trở 4 vòng màu, và loại điện trở chính xác có 5 vòng màu.

Đọc giá trị điện trở dựa trên bảng qui ước màu quốc tế sau :

Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu (4- band code)

  • Vòng số 4 cách xa 3 vòng còn lại luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta chỉ tham khảo

  • Phía đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3

  • Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị

  • Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.

  • Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 (

    mũ vòng 3

    )

  • Có thể tính vòng số 3 là số con số không “0″ thêm vào

  • Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.

Cách đọc giá trị điện trở

Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu (5 – band code)

  • Vòng số 5 cách xa 4 vòng còn lại, là vòng ghi sai số, trở 5 vòng màu thì màu sai số có nhiều màu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác định đâu là vòng cuối cùng.

  • Phía đối diện vòng cuối là vòng số 1

  • Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

  • Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 (

    mũ vòng 4

    )

  • Có thể tính vòng số 4 là số con số không “0″ thêm vào

Có mấy cách mắc điện trở trong mạch điện tử?

Tôi xin quay lại các kiến thức được học cấp 2, 3 nhé :

Mắc điện trở nối tiếp :

Điện trở mắc nối tiếp

Điện trở tương đương được tính bằng tổng các điện trở

Công thức : Rtd = R1+R2+R3

Dòng điện đi qua các điện trở có giá trị bằng nhau.

I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )

Trong mạch điện mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với giá trị điện trở

Điện trở mắc song song

Mắc điện trở song song

Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở

Điện trở tương đương được tính theo công thức :

(1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)

Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau : U = U1=U2=U3

Cách mắc điện trở hỗn hợp

Trong các mạch điện trở hỗn hợp thì chỉ có 2 trường hợp là song song hoặc nối tiếp. Nếu mạch phức tạp chúng ta chia nhỏ ra tường đoạn để tính điện trở từng đoạn. Sau đó tính tổng điện trở trên mạch.

Ứng dụng điện trở

Trong hầu hết các bo mạch điều khiển khiển vận hành của thiết bị điện tử, điện trở là linh kiện không thể thiếu. Điện trở có tác dụng cản trở dòng điện đi qua, dựa vào các công thức tính giá trị điện trở mắc nối tiếp và song song. Tùy vào việc điều chỉnh dòng điện cần thiết trong bo mạch. Cá kỹ sư điện tử sẽ tính toán và thiết kế mạch hoạt động hoàn hảo nhất.

Cám ơn các bạn đã xem bài viết này. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn hiểu hơn về linh kiện điện trở là gì. Cách đọc giá trị điện trở, tính điện trở trong mạch (bài toán trung học thôi bạn nhé).

Tham khảo thêm cái bài viết :

Cảm biến biến quang là gì ?

Cảm biến tiệm cận

Nguyễn Long Hội

Email: [email protected]

Xổ số miền Bắc