Đồng là gì? Tính chất, Phân loại và Ứng dụng của đồng

Kim loại đồng đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta qua các vật dụng trong đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như được các ứng dụng của đồng ở các ngành công nghiệp nhẹ và cả công nghiệp nặng. Tuy thường xuyên nhìn thấy và sử dụng nhưng có lẽ không ai cũng hiểu rõ đồng là gì, đồng kí hiệu là gì, tính chất của đồng, tác dụng của đồng, … Bài viết hôm nay sẽ mang đến bạn đọc các thông tin thú vị về kim loại đồng, cách phân biệt, ứng dụng thực tế cũng như cách xử lý phế liệu đồng vừa bảo vệ môi trường vừa đem lại lợi ích kinh tế cao.

Kim loại đồng là gì?

Đồng là gì

Đồng là kim loại có màu cam đỏ với tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt cực tốt, dễ uốn dẻo và dát mỏng ở trạng thái nguyên chất. Theo nhiều nghiên cứu, đồng được sử dụng từ rất sớm, có thể là vào khoảng 8000 TCN. Ban đầu, kim loại đồng có tên là Síp hay cyprium do được khai thác chủ yếu ở Síp. Chúng được tinh chế bằng cách nung chảy từ quặng, là kim loại đầu tiên được đúc thành khối, kết hợp với chất khác để tạo ra hợp kim phục vụ cho con người cách đây hàng ngàn năm trước. 

Sau này đồng được gọi bằng cái tên Latinh là cuprim. Kim loại này là thành phần quan trọng của nhiều hợp kim phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ xưa đến nay. Vậy đồng ký hiệu là gì? Đồng trong hóa học có ký hiệu là Cu với hai hóa trị. Thông thường, hợp chất của đồng tồn tại ở dạng muối đồng (II). Các ion đồng Cu2+ là dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người và các động vật bậc cao. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ biến thành chất độc hại khi có nồng độ quá cao. Ion đồng được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất chất diệt nấm, diệt khuẩn, bảo quản gỗ.

Tài nguyên đồng và việc khai thác

Theo rất nhiều bằng chứng lịch sử từ các nhà khoa học, khảo cổ học, kim loại đồng được sử dụng lần đầu tiên cách đây ít nhất là 10.000 năm. Cho đến nay, các thống kê cho thấy tài nguyên đồng trên thế giới có tổng trữ lượng khoảng 1014 tấn chỉ trong vài km của vỏ trái đất. Tuy nhiên trong điều kiện công nghệ như chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trong số các loại đồng có giá trị kinh tế. Hầu hết kim loại đồng được khai thác trực tiếp từ quặng, một phần được chiết tách đồng sunfua chứa 0,4 đến 1% đồng được khai thác từ các mỏ đồng porphyr. Nhu cầu sử dụng đồng đang tăng nhanh nhưng tài nguyên thiên nhiên lại dần cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Do đó, lượng đồng được sản xuất hiện nay không thể đáp ứng tốt tốc độ phát triển của thế giới. Lúc này, kim loại đồng tái chế trở thành giải pháp hoàn hảo.

Đồng là kim loại dẻo

Tái chế phế liệu đồng

Các loại đồng ở bất kỳ trạng thái nào, đồng thô, hợp kim hay các sản phẩm khác đều có thể tái chế 100% và đảm bảo chất lượng, tác dụng của đồng không thay đổi. Thực tế, 80% lượng đồng đã khai thác vẫn còn được dùng rất hiệu quả.  Đây là kim loại có khối lượng tái chế đứng thứ ba chỉ sau sắt thép và nhôm. Quy trình tái chế phế liệu đồng khá ít công đoạn, bắt đầu bằng việc phân loại. Phế liệu đồng có độ tinh khiết cao chỉ cần nung, khử, sau đó đúc thành billet và ingot. Phế liệu đồng bị pha nhiều tạp chất sẽ được cho vào bể axit sunfuric để mạ điện.

Giá đồng kim loại mới nhất

Giá kim loại đồng không ổn định và thường thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và trữ lượng tài nguyên thiên nhiên. Năm 19999 giá đồng lập đáy ở mức $1,32/ kg nhưng sau đó đã tăng lên gấp 5 lần vào năm 2006, tức là $8,27/ kg. Đến năm 2007 lại dao động mạnh, đầu tiên là giảm xuống $5,29/ kg và về cuối năm lại tăng lên $7,71/ kg. Giá kim loại đồng hiện nay rơi vào khoảng $7,16/ kg. Theo những thay đổi ấy, giá phế liệu động cũng biến động không ngừng qua từng năm. Tùy theo nhu cầu thị trường, chất lượng và số lượng phế liệu, công ty thu mua mà mức giá có thể từ $5,45/kg đến $11,1/kg.

Đồng có giá trị cao

Các phương pháp nhận biết kim loại đồng

Để nhận biết kim loại đồng và độ tinh khiết của chúng, bạn chỉ cần nắm vững một số tính chất vật lý và tính chất hóa học, thực hiện theo các cách đơn giản như sau.

Nhận biết bằng cách dùng kim loại khác

Bạn có thể sử dụng bất kỳ một kim loại nào, máy mài hoặc dùi sắt ma sát nhẹ nhàng lên bề mặt sản phẩm bạn muốn thử. Nếu vẻ bóng loáng và màu sắc ban đầu dần thay đổi, tối xỉn lại nhanh chóng thì chắc chắn đó là đồng giả. Nếu càng mài càng sáng bóng và không bị đổi màu thì đó chính là đồng thật. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không thể thử cho các sản phẩm mới vì cửa hàng sẽ không cho phép.

Nhận biết bằng cách dùng lửa

Có thể nói đây là cách phân biệt kim loại đồng nhanh chóng, hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Bạn có thể hơ trực tiếp đồng trên ngọn lửa, nếu màu sắc vẫn tươi không đổi và không bị nóng chảy thì đó là đồng thật. Còn trường hợp sản phẩm không còn sáng bóng, ngả màu thì rất có thể đây là đồng lẫn tạp chất.

Nhận biết bằng tính từ

Kim loại đồng có tính từ nhẹ, nếu bạn đưa nam châm đến gần đồng, sẽ không có bất kỳ phản ứng nào. Nhưng nếu bạn thả nam châm vào ống đồng, tốc độ rơi của nó sẽ chậm hơn thấy rõ. 

Nhận biết đồng bằng cách đo mật độ

Để tính mật độ của kim loại, bạn hãy cân đồng và chia trọng lượng cho khối lượng của nó. Mật độ của đồng là 8,92 gr/ml, nếu kết quả chênh lệch quá nhiều thì có lẽ đó không phải đồng nguyên chất.

Kim loại đồng và hợp kim của đồng mang đến lợi ích gì cho đời sống con người?

Tính chất của đồng là dễ uốn dẻo dát mỏng, dễ uốn, khả năng chịu nhiệt dẫn điện tốt, vật liệu này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm xung quanh chúng ta.

Ứng dụng của đồng

Ứng dụng của đồng trong ngành điện 

65% trữ lượng kim loại đồng được trên toàn cầu được sử dụng trong ngành điện, công nghiệp viễn thông. Đây là kim loại lý tưởng nhất để sản xuất dây điện, dây cáp, dây dẫn. Bởi vì tính chất của đồng là dẫn điện tốt tương tự bạc và nhôm nhưng chi phí lại thấp hơn rất nhiều. Trong các thập kỷ qua, kim loại đồng đã xuất hiện dưới dạng như ống chân không, châm điện, bo mạch, tản nhiệt, điện cực, kết nối điện tử, chất bán dẫn,… Bên cạnh đó, những sản phẩm này còn mang lại hiệu quả lên đến 99,75%. 

Ứng dụng của đồng trong ngành xây dựng

Vật liệu đồng là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Nhất là ống đồng với tính mềm dẻo, dễ tạo hình, dễ lắp ráp. Ngoài ra, tính chất của đồng còn đặc trưng bởi khả năng chống ăn mòn cao nên được ứng dụng nhiều trong vận chuyển nước uống. Đồng còn có thể ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn trong nước. Do đó, đồng kim loại thường được sử dụng làm ống thủy lợi, ống dẫn nước biển, thiết kế hệ thống tưới tiêu nông nghiệp, làm ống dẫn dầu khí, ống dẫn nhiên liệu,…

Xem thêm bài viết: Đồng lạnh là gì? Cách nhận biết và ứng dụng của đồng lạnh

Ứng dụng của đồng trong kiến trúc và trang trí thẩm mỹ

Ứng dụng đồng trong trang trí

Đồng kim loại còn được dùng phổ biến trong kiến trúc, tạo nét thẩm mỹ như chế tác thành cửa, mái vòng, ngọn tháp, mái lợp nhà,… Hoặc sản xuất thành các vật dụng trang trí nội thất như đèn, khung tranh ảnh, khung bàn ghế, các đường viền, ly đồng để bàn thờ, khóa, tay nắm cửa, bản lề…

Ứng dụng của đồng trong ngành giao thông vận tải

Vật liệu đồng chuyên được sử dụng để sản xuất các thiết bị cốt lõi cho phương tiện giao thông vận tải thủy bộ và cả đường hàng không. Chúng ta có thể bắt gặp các chi tiết đồng như phụ kiện trên xe, dây chuyền thủy lực, đinh ốc; dây trong hệ thống rã đông; ghế ngồi, hệ thống chống bẻ khóa, hệ thống định vị; chân vịt, linh kiện tàu,…

Ứng dụng của đồng trong các ngành khác

Ứng dụng của đồng dễ thấy nhất chính là các dụng cụ, thiết bị, đồ dùng gia dụng đặc biệt là nồi chảo, điều hòa, tản nhiệt trong nhà. Bên cạnh đó đồng kim loại còn được dùng để đúc tượng, đúc tiền hay làm nên các tác phẩm nghệ thuật,… Ứng dụng của đồng thau khá phổ biến đó là trong các nhạc cụ như saxophone, còi, trống,…

Qua những thông tin về phế liệu đồng và tính chất, công dụng cũng như ứng dụng của đồng như trên, có lẽ bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn về vật liệu này. Nếu bạn đang có nhu cầu thanh lý kim loại đồng thì xin mời liên hệ ngay đến Phế Liệu Thần Tài. Công ty chúng tôi chuyên thu mua đồng giá cao, tận nơi, hỗ trợ khách hàng 24/7. Hãy gọi ngay đến Hotline/zalo để được tư vấn chi tiết bảng giá kim loại đồng mới nhất hôm nay.

Xổ số miền Bắc