Giải thích nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu
Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết đoàn viên. Đây là một trong những dịp lễ lớn trong năm tại Việt Nam. Có nhiều tài liệu nói về gốc tích ra đời của ngày lễ Trung Thu, hãy cùng FORZA Việt nam tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Nguồn gốc ngày Tết Trung Thu
Tết Trung thu được tổ chức vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch hàng năm. Theo nhiều tích xưa cho rằng: Tết Trung thu bắt đầu xuất hiện từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Sau đó, ngày Tết này được du nhập vào Việt Nam. Thông thường, trong ngày lễ Tết Trung Thu, cỗ gồm bánh trái hình mặt trăng sẽ được bày ra để đón trăng. Cùng với đó kết hợp treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng sẽ được tổ chức trong ngày lễ.
Ngoài tra, theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu bắt đầu ở Việt Nam từ rất lâu và được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn đã được khắc trên văn bia chùa Đọi năm 1121 ở đời nhà Lý. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa theo miêu tả của nhiều sử sách.
Cùng với đó, Việt Nam cũng là một trong những nước nông nghiệp lúa nước. Tháng 8 Âm lịch cũng là mùa gieo trồng đã xong, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121) nên người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi nhân dịp Tết Trung Thu.
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu truyền thống
Theo quan niệm truyền thống đến nay, Tết Trung Thu vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp, biểu tượng cho văn hóa của dân tộc người Việt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của Tết Trung Thu ngay nhé!
Tết Trung Thu là Tết Thiếu Nhi
Đầu tiên ý nghĩa dịp lễ này là dịp Tết dành cho thiếu nhi. Bởi lẽ Tết Trung thu là dịp người lớn tặng đồ chơi, bánh kẹo, đèn Ông sao, đèn lồng,…cho các trẻ em. Các hoạt động vui chơi như rước đèn lồng, phá cỗ, múa Lân, múa Rồng hay trò chơi dân gian, các trò đồng giao,… được tổ chức dành cho các em thiếu nhi.
Tết Trung Thu là Tết Trông Trăng
Vào ngày này, trăng sẽ tròn, sang và biểu tượng cho ý nghĩa tốt lành. Vì thế, dân gian thường làm những mâm cỗ Trung Thu với các món bánh điển hình như bánh trung thu, bánh dẻo, bánh nướng và bánh đa. Vì thế, các thành viên trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau, cùng nhau vừa ngắm trăng vừa phá cỗ Trung Thu, trò chuyện tâm tình.
Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên
Theo đó, cũng có rất nhiều cách khác nhau để người ta nói về ý nghĩa của Tết Trung Thu. Nhiều học thuyết cho rằng giữa con người và vầng trăng luôn có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Trăng tròn và trăng khuyết cũng sẽ biểu tượng về niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay của con người. Vì thế, trăng rằm dịp tháng Tám Âm lịch cũng sẽ biểu tượng cho sự sum họp, đoàn viên. Vậy nên, Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Cũng vì thế, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên, phá cỗ và trong trăng cùng nhau. Đến nay, ý nghĩa này vẫn được duy trì và trở thành dịp để các thành viên cùng nhau đoàn tụ bên mâm cơm gia đình.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn cũng như biểu tượng cho sự đoàn viên, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh tương lai. Nhiều truyền thuyết đã chỉ ra:
- Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ
- Nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai
- Nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị
Đến nay, Tết Trung Thu vẫn là một trong những dịp lễ được quen thuộc của người Việt Nam và trở thành một trong những nét đẹp văn hóa được giữ gìn. Mặc dù hiện nay, các hoạt động giải trí hoặc một số món ăn đã được thay đổi nhưng Trung Thu vẫn là một trong những dịp lễ quan trọng.
Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu. Đồng thời, cũng gửi lời chúc tới Quý khách hàng, Quý đối tác có một lễ Trung Thu ý nghĩa bên gia đình và những người thân yêu.