1 Khái luận về thị trường khoa học công nghệ: – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 3.03 MB, 169 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

———————1.1 Khái luận về thị trƣờng khoa học công nghệ:

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về khoa học công nghệ:

Hoạt động khoa học công nghệ, là một bộ phận quan trọng bậc nhất

trong tổng thể các hoạt động của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là hoạt

đông nghiên cứu khoa học, và nghiên cứu phát triển công nghệ gồm cả

nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Trên thế giới, khái niệm khoa

học đã có từ rất lâu và đến nay khái niệm này đã được chuẩn hóa. Theo cách

hiểu chung nhất hiện nay, khái niệm khoa học được định nghĩa: “Khoa học

là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, các quy luật của tự nhiên, xã

hội và tư duy”.

So với khái niệm khoa học thì khái niệm kỹ thuật ra đời muộn hơn, nó

đặc trưng cho một thời kỳ phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất cùng với

sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì khái niệm này càng trở nên phổ cập và

trở thành một khái niệm phổ biến. Trước đây một số nhà nghiên cứu thuộc

Liên Xô cũ đã chia hệ thống khoa học thành ba loại khoa học tự nhiên, khoa

học xã hội và khoa học kỹ thuật. Với cách chia như vậy các tác giả viết

“khoa học kỹ thuật: tên gộp chung những khoa học cụ thể được hình

thành trên cơ sở ứng dụng những tri thức lý thuyết của các khoa học cơ

bản (cơ, lý, hoá, sinh toán, kể cả xã hội) vào trong hoạt động thực tiễn chủ

yếu là hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ bằng con đường tạo ra

những phương tiện kỹ thuật và phương pháp công nghệ thích hợp. Có thể

kể ra những khoa học kỹ thuật như vô tuyến điện tử học (ứng dụng cơ học

lượng tử), khoa học vũ trụ (ứng dụng thiên văn học), điều khiển học (ứng

dụng toán học, logic)”. (Website Tạp chí hoạt động khoa học 12/2006)

Vào giữa thập kỷ 80, ở nước ta có một cuộc tranh cãi về khái niệm

khoa học kỹ thuật hay khoa học kỹ thuật – công nghệ, lúc đó khái niệm công

nghệ được đồng nhất với khái niệm kỹ thuật và kỹ thuật có thể hiểu như là

6

“việc sử dụng tổng hợp các công cụ lao động, các nguyên liệu sản xuất,

các phương pháp do con người sáng tạo ra, đưa vào quá trình lao động để

tạo ra của cải vật chất cho xã hội”. Cùng với sự phát triển thì khái niệm kỹ

thuật dần được chuyển đổi thành khái niệm công nghệ, song khái niệm công

nghệ hiện nay đã có bước phát triển vượt bậc nó bao hàm trong đó cả khái

niệm kỹ thuật đồng thời được mở rộng và cụ thể hoá thêm rất nhiều thành tố

khác. Về định nghĩa về công nghệ theo Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái

Bình Dương “Công nghệ là hệ thống tri thức về quy trình kỹ thuật chế

biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả kỹ năng, kiến thức, thiết bị và

phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo dịch vụ công nghiệp, dịch vụ

quản lý”.

Theo Luật khoa học công nghệ năm 2000 thì công nghệ “là tập hợp

các phương pháp các quy trình, kỹ năng bí quyết, công cụ, phương tiện

dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Theo Phó GS-TS Vũ

Anh Tuấn, công nghệ được hiểu theo nghĩa là “tập hợp các công cụ phương

tiện để biến đổi các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian

thành hàng hoá tiêu dùng hoặc nguồn lực sản xuất trung gian”(36, tr12).

Công nghệ bao gồm phần cứng, hữu hình và phần mềm, vô hình, phát triển

công nghệ gồm cả phần cứng (máy móc, thiết bị…), phần mềm (phát minh,

sáng chế, giải pháp hữu ích…)

Theo quan điểm phổ biến hiện nay thì công nghệ gồm bốn thành

phần:

Thứ nhất: Thành phần kỹ thuật (technoware) bao gồm các thiết bị,

máy móc kỹ thuật, nhà xưởng… mang hình thái vật thể “hữu hình”.

Thứ hai: Là thành phần thông tin phi vật thể “vô hình” (inforeware)

gồm các bí quyết, phát minh, sáng chế, quy trình công nghệ, phương pháp

công nghệ, cách thức xử lý giải pháp công nghệ…

Thứ ba: Thành phần nhân lực (humanware) gồm kiến thức, kỹ năng,

trình độ tay nghề, kinh nghiệm, về các lĩnh vực của người lao động, khả năng

thích ứng với các điều kiện sản xuất của người lao động…

7

Thứ tƣ: Thành phần tổ chức (orgaware) gồm việc tổ chức, quản lý,

điều hành, kiểm tra, điều phối bố trí các nguồn lực…

Song hành với khái niệm công nghệ thì khái niệm khoa học công nghệ,

hay khoa học và công nghệ cũng hình thành. Đồng thời trong quá trình phát

triển của lực lượng sản xuất thì yếu tố khoa học và công nghệ đã dần gắn kết

với nhau đôi khi khó phân biệt được ranh giới giữa yếu tố khoa học và công

nghệ; tuy nhiên hoạt động khoa học và công nghệ vẫn khác nhau về bản chất.

Nói một cách ngắn gọn nhất khoa học là tìm ra tri thức mới, còn công nghệ là

ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Trong thời đại hiện nay có sự

giao thoa, tác động ngày càng lớn gữa hai quá trình này, những thành tựu về

khoa học là tiền đề cho công nghệ phát triển, và việc áp dụng cải tiến các yếu

tố kỹ thuật trong công nghệ lại đặt ra cho khoa học những câu hỏi, những

việc cần phải giải quyết do vậy khái niệm hàng hoá khoa học công nghệ,

hàng hoá khoa học và công nghệ trở nên phổ dụng thay vì chỉ nói hàng hoá

công nghệ.

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, hàng hoá khoa học công nghệ

chính là một phần hoặc toàn bộ công nghệ hoàn chỉnh, những kết qủa nghiên

cứu phát triển (R&D), các phương pháp, các dịch vụ khoa học công nghệ có

giá trị thương mại…. Tuy nhiên, để làm rõ hơn trong việc nhận thức các dạng

hàng hoá khoa học một cách cụ thể theo các nghiên cứu hiện nay hàng hoá

khoa học công nghệ gồm các loại cơ bản sau đây:

* Các dạng hàng hoá khoa học công nghệ:

1- Li-Xăng/Pa-Tăng sáng chế giải pháp hữu ích. Trong đó, Li-Xăng là

văn bằng sử dụng cho mục đích thương mại, các phương pháp, mô hình,

phần mềm về công nghệ, thiết kế. Pa-Tăng là văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

đối với phát minh, sáng chế. Các hợp đồng Li-xăng về sáng chế, giải pháp

hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các thực thể được

quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ khác.

2- Kết quả nghiên cứu phát triển R&D của các cơ quan, tổ chức khoa

học công nghệ dưới dạng chưa hoàn chỉnh cả về kỹ thuật cũng như thương

8

mại, có khả năng đăng ký Pa-tăng và nó chỉ có giá trị thương mại ở dạng

tiềm năng.

3- Bí mật nghề nghiệp: các quy trình công nghệ, các phần mềm điều

khiển, ứng dụng, các công thức, bản vẽ thiết kế, mô tả… đây là những thứ có

giá trị thương mại trên thị trường nhưng không đuợc công bố, hoặc được

công bố nhưng chỉ một phần không đầy đủ.

4- Dịch vụ kỹ thuật: Các dịch vụ tư vấn, thiết kế kỹ thuật, dịch vụ tư

vấn lựa chọn thiết bị, công nghệ, dịch vụ đo lường kiểm định, dịch vụ lắp đặt

vận hành, dịch vụ đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, dịch vụ bảo trì, bảo

dưỡng…

5- Dịch vụ R&D thương mại, làm R&D theo đơn đặt hàng việc nghiên

cứu phát triển, viết tắt (R&D) là công việc thường xuyên của các tổ chức, các

công ty…đây là một loại chi phí mà tất cả các công ty đều phải dành cho để

phát triển hoàn thiện các sản phẩm, hoặc tung ra các sản phẩm mới để tạo lợi

thế cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có những công ty,

tổ chức có quy mô lớn mới có thể tự thực hiện được tất cả các công đoạn của

hoạt động R&D. Bên cạnh đó có rất nhiều công ty vừa và nhỏ, Chính phủ, và

cả chính những công ty lớn cũng vẫn sử dụng việc đặt hàng R&D tổng thể

hay từng phần đối với các tổ chức chuyên nghiên cứu, như các viện nghiên

cứu, trường đại học… đối với việc phát triển của mình

6- Thiết bị chứa đựng công nghệ, gồm toàn bộ hệ thống thiết bị hoặc

một phần để chế tạo ra một loại, hoặc nhiều sản phẩm có những dặc điểm

chung giống nhau, hoặc thực hiện một vài công việc nào đó trong toàn bộ

một chu trình sản xuất.

7- Toàn bộ hoặc từng phần một doanh nghiệp bao gồm cả công nghệ

quản lý, những phương thức điều hành quản lý trong nội bộ doanh nghiệp

hoặc trong từng bộ phận doanh nghiệp …

*Về đặc điểm hàng hóa khoa học công nghệ

Thứ nhất: Hàng hóa khoa học công nghệ có thể là hữu hình hoặc vô

hình; hàng hóa khoa học công nghệ có thể tồn tại dưới dạng tri thức thuần

9

túy, tồn tại dưới dạng tri thức được “vật hóa” dưói các dạng cụ thể công thức,

bản vẽ, quy trình công nghệ…, tồn tại dưới dạng hữu hình như máy móc,

thiết bị công nghệ…

Thứ hai: Cơ chế định giá hàng hóa KHCN có đặc thù khác rất xa so

với hàng hàng hóa thông thường. Như đã nói ở trên, nó không chỉ biểu hiện ở

dạng hữu hình như một dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ, mà còn

được thể hiện ở rất nhiều các trạng thái vô hình khác như bí quyết, công thức,

phần mềm…. Do vậy, việc xác lập hoặc tính toán giá trị của loại hàng hóa

này hết sức phức tạp, vì rất khó đo lường được mức độ chi phí một cách trực

tiếp, cụ thể để có thể làm căn cứ cho việc xác định giá thành sản phẩm

Thứ ba: Hàng hóa công nghệ có tính chất hàng hóa công cộng, tức là

nó có tính không thể kình địch trong tiêu dùng, tính không thể ngăn cản, và

tính không thể dứt bỏ. Điều này có nghĩa, đối với tính không thể kình địch

trong tiêu dùng tức là hàng hóa có thể cung ứng cho người này thì có thể

cung ứng cho người khác mà không phải chi phí thêm ví dụ: ánh đèn trên

quảng trường, cầu qua sông …, tính không thể ngăn cản là không thể ngăn

cản một người sử dụng hàng hóa dù cho người đó không trả tiền ví dụ điều

kiện vệ sinh môi trường …., tính không thể dứt bỏ là việc khi một người có

nhu cầu thi không thể không tiêu dùng.

Thứ tƣ: Tính sở hữu tư nhân, tập thể… đối với hàng hóa có tính chất

công. Trên thực tế, có những hàng hóa khoa học công nghệ tồn tại dưới dạng

vô hình, quá trình sử dụng các hàng hóa này không bị khấu hao như các hàng

hóa hữu hình mà trên thực tế, trong quá trình sử dụng hàng hóa đó còn được

hoàn thiện làm giàu thêm. Ví dụ: quy trình công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các

phần mềm ứng dụng…. Tuy nhiên, nếu các hàng hóa này được cung cấp như

các hàng hóa công cộng, thông thường sẽ không khuyến khích được các hoạt

động nghiên cứu ứng dụng, cũng như các hoạt động sáng tạo ra các hàng hóa

công nghệ mới của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Điều này dẫn đến một

tất yếu là việc hình thành và ra đời hệ thống luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

ở tất cả các nước, cũng như những “luật chơi” chung cho các quốc gia khi

10

tham gia vào các tổ chức thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.

Trong một số nghiên cứu gần đây, các tác giả chỉ đề cập đến sở hữu tư nhân

về hàng hóa có tính công cộng là hàng hóa khoa học công nghệ như vậy là

chưa đầy đủ. Theo quan điểm của chúng tôi, riêng đối với các nước có hình

thức sở hữu như Việt Nam, ngoài sở hữu toàn dân (đất đai) hay sở hữu nhà

nước thuộc dạng sở hữu công thì còn lại bao nhiêu dạng sở hữu thì có bấy

nhiêu thuộc tính trên đối với loại hàng hóa có tính chất công như hàng hóa

KHCN.

Thứ năm: Có tác động lan tỏa rất lớn đối với mọi lĩnh vực sản xuất,

tiêu dùng…, cũng như cho toàn xã hội, việc sử dụng càng phổ dụng các

hàng hóa KHCN sẽ tạo điều kịên cho sự phát triển vượt trội của nền kinh tế

*Các phƣơng pháp định giá hàng hoá khoa học công nghệ:

Như đã nói ở trên, do những đặc điểm có tính đặc thù của hàng hoá

khoa học công nghệ nên việc xác định giá trị hàng hoá này là rất khó khăn.

Tuy nhiên trên thế giới hiện nay, các nước phát triển, các nhà nghiên cứu

cũng đã đưa ra được một số phương pháp định giá cụ thể đối với từng dạng

hàng hoá khoa học công nghệ. Ví dụ:

Các phương pháp định giá dựa trên thu nhập: các phương pháp này

dựa trên nguyên tắc là giá trị của hàng hoá khoa học công nghệ sẽ được tính

trên cơ sở các lợi ích kinh tế, thương mại, quy ra thu nhập bằng tiền có thể

thu được khi đưa các hàng hoá này vào khai thác sử dụng. Cách định giá này

có các phương pháp như vốn hoá lợi nhuận vượt trội, phương pháp tiền bản

quyền tác giả…. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là rất khó

ước lượng được chính xác “thu nhập” có thể mang lại từ công nghệ, bởi ngay

cả công nghệ hoàn chỉnh cũng chỉ sau quá trình khai thác sử dụng mới có thể

xác định được những giá trị thực sự. Hơn nữa, ngoài công nghệ, còn rất

nhiều yếu tố khác cần phải đồng bộ thì mới phát huy hết khả năng của công

nghệ. Một công nghệ cho dù rất tốt nhưng năng lực quản lý điều hành của

lãnh đạo kém, tay nghề trình độ công nhân tồi đương nhiên thu nhập mà công

nghệ khi đưa vào khai thác sử dụng sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị thực, do

11

vậy cả ở góc độ người bán và người mua việc định giá chính xác dựa trên thu

nhập “tương lai” trong những trường hợp này là rất khó.

Các phương pháp dựa trên cơ sở xem xét giá thị trường: phương

pháp này dựa trên nguyên tắc là đem so sánh công nghệ được mua với các

công nghệ tương đương đã được bán trên thị trường ,… Phương pháp này có

ưu điểm là chính xác hơn phương pháp trên, bởi căn cứ trên những giao dịch

thực trên thị trường, do vậy dễ tiến hành đàm phán cũng như nắm bắt được

các kinh nghiệm từ các giao dịch thành công, đồng thời trong một số trường

hợp có thể biết được hiệu quả thực của công nghệ. Tuy nhiên, có một khó

khăn cũng xuất phát từ đặc điểm của hàng hoá KHCN là việc xác định công

nghệ tương đương là điều không đơn giản, do các công nghệ được các nhà

sản xuất khác nhau tạo ra tuy cùng một thông số kỹ thuật nhưng các công

nghệ được áp dụng trong các hàng hoá có thể hoàn toàn khác nhau, rồi những

bí quyết, những phương pháp cũng được ứng dụng rất khác nhau…. Do vậy,

tính tương đương chỉ đúng với công nghệ cùng loại của cùng một nhà sản

xuất, còn đối với các công nghệ của các nhà sản xuất khác nhau thì tính

tương đương này cũng chỉ có nghĩa “tương đối” mà thôi. Một khó khăn nữa

đối với phương pháp này là khi thị trường xuất hiện những công nghệ hoàn

toàn mới chưa từng có thì không áp dụng được.

Phương pháp định giá dựa trên chi phí: phương pháp này dựa trên

nguyên tắc là gía trị một hàng hoá khoa học công nghệ sẽ không lớn hơn chi

phí khi thay thế tất cả các bộ phận hợp thành tạo nên hàng hoá đó. Cách định

giá này có các phương pháp như: định giá dựa trên chi phí quá khứ, định giá

dựa trên chi phí thay thế để tái tạo ra các sản phẩm KHCN tương đương.

Phương pháp này có ưu điểm là dựa trên chi phí “thực” của nhà sản xuất do

vậy dễ tính toán và xác định giá, song vấn đề là ở chỗ do đặc thù hàng hoá

khoa học công nghệ được tạo ra từ các hướng nghiên cứu phát triển khác

nhau, dựa trên kinh nghiệm và bí quyết khác nhau do đó chi phí này cho dù

là thực đi chăng nữa nhưng so với các sản phẩm tương đương của các đối thủ

khác có thể giá cao hơn rất nhiều. Trong trường hợp này nếu người bán vẫn

12

giữ quan điểm định giá theo chi phí, giao dịch sẽ không thực hiện được. Một

khó khăn nữa là việc xác định giá của các bộ phận, các thành phần tương

đương như đã phân tích ở trên tính tương đương này cũng chỉ “tương đối”

mà thôi, không những thế trong một số trường hợp các bộ phận đặc thù có

tính chất bí quyết là đặc trưng của cả công nghệ của nhà sản xuất sẽ gần như

không thể tìm thấy sản phẩm tương đương trên thị trường.

Tóm lại, mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau để định giá hàng

hoá KHCN, tuy nhiên trên thực tế để có thể tiến hành giao dịch thành công

trên cơ sở xác định được chính xác giá trị thực của hàng hoá KHCN thì

trong từng trường hợp cụ thể, cả bên bán và bên mua cần phải biết vận dụng

linh hoạt khéo léo từng phương pháp sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

Một số phương pháp định giá cụ thể ( Xem phụ lục 01: một số

phương pháp định giá cụ thể hàng hoá KHCN)

1.1.2 Khái niệm thị trường khoa học công nghệ

Từ khái niệm khoa học công nghệ, hàng hoá khoa học công nghệ thì

khái niệm thị trường khoa học công nghệ cũng được phát triển. Tuy nhiên,

khi khái niệm này khi ghép với “thị trường” thì đã nảy sinh rất nhiều vấn đề

việc hiểu thị trường khoa học công nghệ hay thị trường khoa học và công

nghệ, hay thị trường công nghệ hiện nay vẫn đang là một vấn đề còn gây

tranh cãi. Trở lại khái niệm hàng hoá công nghệ hay hàng hoá khoa học công

nghệ. Theo một số nhà nghiên cứu hiểu khoa học và công nghệ gồm hai

thành tố độc lập được ghép với nhau. Với khoa học là việc nghiên cứu nắm

bắt các quy luật tự nhiên xã hội có tính chung nhất nó không có giá trị

thương mại, nó là một loại hàng hoá công, còn chỉ có việc ứng dụng phát

triển nó vào sản xuất, dịch vụ và trở thành “công nghệ” thì mới có giá trị

thương mại. Với cách hiểu như vậy sẽ không thể có thị trường khoa học và

công nghệ, hay thị trường khoa học công nghệ, mà chỉ có thị trường công

nghệ và chỉ có hàng hoá công nghệ. Nhưng nếu hiểu công nghệ là sự phát

triển ứng dụng ngay từ khi có những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng

dụng cho đến việc tạo ra công nghệ hoàn chỉnh gồm đầy đủ các yếu tố vật

13

chất, phi vật chất… thì khái niệm thị trường khoa học và công nghệ và hàng

hoá khoa học công nghệ là chấp nhận được. Một số nhà nghiên cứu khác lại

cho rằng khái niệm thị trường khoa học công nghệ và thị trường khoa học và

công nghệ khác nhau ở chỗ, thị trường khoa học và công nghệ rộng hơn thị

trường khoa học công nghệ. Thị trường khoa học và công nghệ gồm cả khoa

học xã hội và nhân văn, sản phẩm khoa học tự nhiên và sản phẩm khoa học

công nghệ, còn thị trường khoa học công nghệ không gồm khoa học xã hội

và nhân văn, chỉ có sản phẩm của khoa học tự nhiên và sản phẩm khoa

họccông nghệ mà thôi. Để đưa khái niệm ghép thị trường khoa học công

nghệ, hay thị trường khoa học và công nghệ, hay thị trường công nghệ theo

quan điểm của chúng tôi nếu chỉ hiểu thị trường khoa học công nghệ hay

KH&CN theo một trong các nghĩa trên thì chưa đủ. Tuy nhiên, với sự gắn kết

và phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, của kinh tế tri thức như hiện

nay tôi đồng ý với quan điểm cho rằng nên hiểu công nghệ là sự phát triển

ứng dụng ngay từ khi có những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng cho

đến việc tạo ra công nghệ hoàn chỉnh gồm đầy đủ các yếu tố vật chất, phi vật

chất…. Do vậy, thị trường khoa học và công nghệ là chấp nhận được. Tuy

nhiên nếu để chữ “và” ở giữa khoa học và công nghệ thì ranh giới phân biệt

là rất rõ, như vậy sẽ dẫn đến việc hiểu sai là trong thị trường có thể tách dời

thành phần khoa học và thành phần công nghệ, như vậy sẽ lại rơi vào trường

hợp chỉ có thị trường công nghệ chứ không thể có thị trường khoa học và

công nghệ hoặc chúng ta lại hiểu nhầm sang khái niệm thị trường KH&CN

theo nghĩa rộng như ý kiến của một số nhà nghiên cứu khác. Từ các phân

tích trên, chúng tôi cho rằng sử dụng khái niệm ghép khoa học-công nghệ,

hay khoa học công nghệ trong khái niệm thị trường khoa học công nghệ sẽ

khắc phục được cả hai vấn đề trên.

Về khái niệm thị trường khoa học công nghệ do còn có rất nhiều tranh

cãi nên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trên thế giới, ở Trung Quốc trước

đây đưa ra khái niệm thị trường khoa học kỹ thuật, bây giờ là thị trường

công nghệ, còn ở Mỹ được gọi là “thị trường cho công nghệ” (market for

14

technology) đồng thời Bộ tư pháp Mỹ cũng định nghĩa: “ Thị trường cho

công nghệ là thị trường dành cho những sở hữu trí tuệ được cấp li-xăng

hoặc dành cho những loại hình thay thế trực tiếp – nghĩa là những công

nghệ hoặc những hàng hoá có đủ năng lực thay thế một cách rõ rệt những

sở hữu trí tuệ được cấp li-xăng nhằm thể hiện sức mạnh của thị trường”

(37 tr16). Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu coi thị trường khoa học

công nghệ là nghĩa hẹp thì: “ Thị trường khoa học công nghệ là một

phương thức tương tác hiệu quả giữa các nhà khoa học và các nhà các

nhà doanh nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước, trong đó sản phẩm hàng

hoá khoa học- công nghệ là đôí tượng giao dịch trực tiếp” (36, tr10). Theo

các nhà nghiên cứu khác thì “thị trường khoa học công nghệ là một thuật

ngữ chung để chỉ một bộ phận của thị trường liên quan đến hoạt động

mua bán trao đổi một loại hàng hoá đặc biệt, là sản phẩm của hoạt động

khoa học công nghệ và các thể chế đảm bảo cho nó” (49, tr17).

Từ các định nghĩa trên theo chúng tôi có thể hiểu thị trường khoa

họccông nghệ là: Thị trường khoa học công nghệ là một bộ phận của nền

kinh tế thị trường, bao gồm mọi hoạt động từ việc nghiên cứu, triển khai,

chuyển giao đến việc thực hiện các hoạt động mua bán loại “hàng hoá

đặc biệt” xuất hiện trong điều kiện lực lượng sản xuất phát triển cao, đó là

các sản phẩm, các hàng hoá khoa học công nghệ, các dịch vụ khoa học

công nghệ gồm cả hữu hình và vô hình, vật chất và phi vật chất trong một

môi trường thể chế xác định.

Cách hiểu này sẽ bao quát được toàn bộ các khái niệm và định nghĩa ở

trên, nó cũng phân biệt rõ thị trường khoa học công nghệ và thì trường hàng

hoá thông thường, cũng như các loại thị trường khác.

1.1.3 Đặc điểm cơ chế hoạt động của thị trƣờng khoa học công nghệ

1.1.3.1 Tính lồng ghép

Như đã phân tích, các chủng loại hàng hoá khoa học công nghệ rất đa

dạng, do vậy khi diễn ra các giao dịch liên quan đến từng chủng loại hàng

hoá khoa học công nghệ như trên thì tuỳ từng đối tượng có thể mua bán được

15

trực tiếp theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những đối

tượng mua bán được xác định rất rõ theo từng chủng loại như hợp đồng lixăng mua, bán một đối tượng sở hữu trí tuệ nào đó đã được xác định, một

kết quả nghiên cứu R&D của một tổ chức khoa học nào đó, các quy trình, bí

quyết, sơ đồ bản vẽ cụ thể…. thì một số đối tượng khác như thiết bị chứa

đựng công nghệ hoàn chỉnh, toàn bộ hoặc một phần nhà máy…sẽ bao gồm

tất cả các đối tượng trên, hay chỉ một vài các đối tượng trên … điều này tuỳ

thuộc vào giao dịch đó thỏa thuận bao nhiêu đối tượng được lồng ghép. Ví dụ

Lenovo mua nhà toàn bộ nhà máy sản xuất máy tính xách tay của hãng IBM,

xong việc lenovo có được dùng nhãn hiệu Thinkpad và mẫu mã của dòng

máy xách tay IBM- Thinkpad hay không trên sản phẩm lenovo lại hoàn toàn

toàn tuỳ thuộc vào việc IBM và Lenovo có thoả thuận được không? Mặc dù,

sản phẩm này về đặc tính kỹ thuật không khác gì máy xách tay cùng loại của

IBM. Như vậy, rõ ràng dù Lenovo có thể mua cả được tất các các quy trình

công nghệ sản xuất ra máy tính như IBM song việc có thể lồng gép được yếu

tố về mẫu mã và nhãn hiệu… lenovo chắc chắn phải trả thêm rất nhiều. Cũng

tương tự như vậy, việc BenQ mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất điên thoại di

động của Simen nhưng việc BenQ có được phép sử dụng nhãn hiệu BenQSimen hay không, hoặc sử dụng đến bao giờ điều này hoàn toàn phụ thuộc

vào sự thoả thuận giữa BenQ và Simen…. Hơn thế nữa, trên thực tế, khi mua

bán một hàng hoá khoa học công nghệ trên thị trường, đôi khi ta rất khó phân

biệt đựơc ranh giới của từng chủng loại bởi khi mua một đối tượng độc lập ta

lại tiếp tục mua một, hay một vài đối tượng khác để tạo ra một sản phẩm của

riêng mình. Đó có thể là vật chứa đựng một phần, hay toàn phần công nghệ,

đó cũng có thể chỉ chứa đựng cái vỏ vật chất của công nghệ mà chưa có bí

quyết, chưa có phần mềm điều khiển… tuy vậy dù ở dạng nào đi nữa ta cũng

có thể thấy đã là một hàng hoá khoa học công nghệ thì ranh giới cụ thể phân

biệt có hàng hoá đó có lồng ghép hay không là rất mong manh. Chỉ cần một

chút thay đổi thì một hàng hoá công nghệ ở dạng này đã chuyển sang dạng

16

Xổ số miền Bắc