Mâm cúng giao thừa 30 Tết Quý Mão 2023 gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa 30 Tết Quý Mão 2023 gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch được thực hiện vào đêm 30 Tết Nguyên Đán. Vậy mâm cỗ cúng giao thừa 30 Tết Quý Mão 2023 cần những gì?

Lễ cúng giao thừa hay lễ trừ tịch từ lâu đã là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam, để cầu mong một năm mới vạn sự như ý, hạnh phúc đến cho bản thân và người thân. Cùng khám phá mâm cỗ cúng giao thừa 30 Tết Quý Mão 2023 sẽ gồm những gì để cầu mong một năm mới may mắn qua bài viết sau của Bách hóa XANH nhé!

1 Ý nghĩa cúng đêm giao thừa

 Ý nghĩa cúng đêm giao thừa

Cúng đêm giao thừa là một nghi thức văn hóa đẹp đẽ của người Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên đán. Cúng giao thừa còn được gọi  là Trừ tịch, tức là trừ khử ma quỷ, những điều xui xẻo, không may mắn ở những năm cũ. Vì vậy mà cúng đêm giao thừa luôn được thực hiện khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng vào thời khắc chuyển mình giữa năm cũ và năm mới.

2Mâm cúng giao thừa ngoài trời 30 Tết

Theo từng vùng miền, mâm cúng giao thừa Tết ngày 30 sẽ khác nhau nhưng có đặc điểm chung đều phải có mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, trà, muối, gạo, quần áo và mũ nón mũ thần linh. Đối với mâm lễ mặn thì phải có thịt heo luộc hay gà trống luộc, bánh chưng, xôi, hoa tươi… Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay, hoa quả.

Bày mâm cúng phải trước cửa nhà, tuyệt đối không cúng trong nhà hay ban công

Bày mâm cúng phải trước cửa nhà, tuyệt đối không cúng trong nhà hay ban công. Khi đúng giờ, gia chủ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án, thành tâm khấn vái, mời thập phương chư thần, chư thiên chứng giám, bày lễ cầu mong theo nguyện vọng của gia đình cũng như cho phép người thân đã mất có thể bước trở về nhà hưởng hương hỏa mừng năm mới với con cháu.

3Mâm cúng giao thừa trong nhà 30 Tết

Bên cạnh bày lễ ngoài trời, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà gồm ngũ quả, nến, hương, hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh kẹo, bày mâm cỗ mặn hoặc chay đều được.

Mâm cúng giao thừa trong nhà chính là cúng bái tổ tiên

Thực chất mâm cúng giao thừa trong nhà chính là cúng bái tổ tiên, mời tổ tiên về nhà mừng đón một năm mới với con cháu, tổ tôn theo tín ngưỡng dân gian người Việt lẫn người Hoa, đồng thời mâm lễ cũng là tấm lòng cám ơn ông bà tổ tiên đã đồng hành, bảo vệ và độ trì con cháu thoát khỏi tai ách, giúp con cháu làm ăn thuận lợi.

Thông thường, mâm cúng trong nhà sẽ cùng sau mâm lễ trước nhà, tập tục gọi là “ nghênh tân, tiễn cửu”, ý chỉ mời chư thần, hành quan năm mới đến nhà và tiễn tạ quan hành cũ.

3Mâm cúng giao thừa 3 miền gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Do thời tiết miền Nam chủ yếu là nắng nóng nên phong tục chuẩn bị mâm cúng ngày cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội như canh khổ qua nhồi thịt, canh măng, thịt kho hột vịt, chả giò, củ kiệu, bánh tét,….

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Mâm cúng giao thừa miền Trung

Mâm cúng giao thừa miền Trung cũng sẽ mang đặc trưng riêng thể hiện qua có món truyền thống mang đậm chất vùng miền Trung như đĩa dưa món, đĩa giò lụa, đĩa thịt bông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt heo luộc, dưa giá, bát măng khô ninh, bát miến, đĩa cá chiên, đĩa ram,…

Mâm cúng giao thừa miền Trung cũng sẽ mang đặc trưng riêng

Mâm cúng giao thừa miền Bắc

Mâm cúng giao thừa miền Bắc chủ yếu là các món ăn truyền thống, thường bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì sẽ bày 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 9 đĩa các món cúng bao gồm có bát

móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát canh mọc, bát miến nấu lòng gà, bánh chưng,…

Mâm cúng giao thừa miền Bắc chủ yếu là các món ăn truyền thống

4Câu hỏi liên quan

Mâm cỗ giao thừa có cúng chay không?

Mâm cỗ giao thừa không yêu cầu quá cầu kỳ, không bắt buộc cúng mặn, do đó có thể cúng chay. Mâm cỗ giao thừa ngày Tết bằng đồ chay cũng có thể thể hiện sự trong sạch, thành kính, không dính sát tính bên trong, do đó mâm cúng chay đơn sơ nhưng lại là cách rước phúc khí nhanh chóng, được nhiều nhà phong thủy khuyến khích.

Mâm cỗ giao thừa không yêu cầu quá cầu kỳ, không bắt buộc cúng mặn

Tuy nhiên, việc mâm cúng đồ mặn vẫn được chư thần chấp nhận, bởi khi cúng không phải cúng riêng thần Phật, còn cúng cả thập phương quỷ thần bên trong, do đó cách nào cúng cũng tốt, chủ yếu là tâm tính người bái, cách thức cúng có đúng quy chuẩn, trang trọng hay không.

Đặt mâm cúng giao thừa ở đâu?

Một mâm cúng giao thừa đúng cách gồm bên trong lẫn bên ngoài. Mâm cúng bên ngoài như đã giải thích bên trên là cúng bái chư thiên, thân Phật thập phương, bao gồm trong đó có cả 12 vị quan mà dân gian gọi là Hành Khiển.

Một mâm cúng giao thừa đúng cách gồm bên trong lẫn bên ngoài

Mỗi một năm sẽ có một vị thay phiên cai quản, do đó bày mâm cúng ngoài trời là rước hành quan mới đến nhà và xin tổ tiên được phép vào nhà vào năm mới đón giao thừa với con cháu, tử tôn. Ngoài ra mâm bên trong sẽ cúng tổ tiên, bài tạ hành quan cũ.

Mâm cúng giao thừa có gạo muối không?

Gạo và muối là thứ không thể thiếu bất cứ buổi lễ bái nào trong dân gian, nó bắt nguồn từ Đạo giáo bởi 2 vật mang tính dương, ngũ hành hài hòa, có khả năng trừ tà, đuổi vận xui, nhất giao thừa ngoài thần linh ra còn có đông đảo quỷ thần đứng quanh, vì vậy sau khi cúng bái xong, gia chủ sẽ rải gạo muối cúng giao thừa xung quanh để mời các vị này tránh khỏi nhà cửa mình sau khi dùng lễ.

Đồng thời chúng còn có ý nghĩa là mong muốn gia đình một năm gạo muối đầy đủ, ý chỉ của cải gia tăng, thịnh vượng, tài lộc một năm viên mãn.

Gạo và muối là vật không thể thiếu bất cứ buổi lễ bái nào trong dân gian

Bên trên là những cách bày mâm cúng giao thừa của từng vùng miền đất nước, cách thức bày mâm và ý nghĩa của việc cúng giao thừa trong tâm linh người Việt. Mong qua bài viết trên có thể cung cấp các bạn thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Xổ số miền Bắc