Ngành công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc “thăng hoa” theo thời gian

Làn sóng Hallyu

Theo trang Manila Times, văn hóa Hàn Quốc đã trở thành cái tên quen thuộc lan tỏa khắp thế giới sau những bộ phim thống trị Netflix, hay những bản nhạc hit của BTS đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc toàn cầu và bộ phim Parasite thắng giải tại Liên hoan phim Canne. Những đặc sắc văn hóa của Hàn Quốc được gọi với cái tên quen thuộc là làn sóng Hallyu.

Ngành công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc "thăng hoa" theo thời gian - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Hallyu là một thuật ngữ được biết đến là “làn sóng Hàn Quốc”, bao gồm từ nhạc K-pop đến nhạc rap Gangnam, phim ảnh, trò chơi trực tuyến, phim truyền hình, ẩm thực Hàn Quốc tới các nhà hàng thịt nướng Hàn Quốc và cửa hàng tạp hóa lan rộng khắp thế giới. Trong chiến lược khôn ngoan và tinh tế, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã sử dụng nhiều loại hình văn hóa đa dạng để giới thiệu trang phục, ẩm thực và thậm chí cả văn học ra khắp thế giới.

Tuy nhiên, những làn sóng văn hóa được biết đến là “Hallyu” không xảy ra một sớm một chiều. Đây là sản phẩm của chiến lược đầu tư bài bản, bền vững và được tài trợ lâu dài.

Đầu tư bài bản

Các chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế Martin Roll cho rằng làn sóng Hallyu tạo ra ở Hàn Quốc bởi vì nước này đặt mục tiêu là quốc gia duy nhất trên thế giới trở thành nhà xuất khẩu văn hóa đại chúng hàng đầu thế giới. Theo ông Martin Roll, khởi xướng làn sóng”Hallyu” là cách để Hàn Quốc phát triển sức mạnh mềm. Ý tưởng này đề cập đến sức mạnh vô hình mà một quốc gia đang nắm giữ thông qua quảng bá hình ảnh của mình, thay vì thông qua sức mạnh cứng. Theo chuyên gia Roll, 1/3 tổng số vốn đầu tư mạo hiểm ở Hàn Quốc tập trung cho ngành giải trí.

Khoản đầu tư như vậy đã mang lại lợi nhuận lớn cho Hàn Quốc. Dịch vụ xem video trực tuyến cả Mỹ (Netlflix) đã mua rất nhiều tiểu thuyết và phim của Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu người xem tập trung vào các chương trình hấp dẫn, thu hút khán giả từ Los Angeles đến Kuala Lumpur. Điều này mang lại lợi nhuận chưa từng có cho các nhà sản xuất Hàn Quốc cũng như những người liên quan đến việc tạo ra sản phẩm văn hóa là đạo diễn, biên kịch, diễn viên hay người sản xuất. Ngay cả người dân Hàn Quốc và những người dân ở các quốc gia khác cũng có thể nhanh chóng đặt phụ đề tiếng Anh cho các bộ phim Hàn Quốc và tiểu thuyết Hàn Quốc ra mắt hàng tuần từ nhà máy với số lượng lớn.

Bên cạnh đó, các nghệ sĩ Hàn Quốc đều phải trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt về ca hát, vũ đạo và diễn xuất trước khi được phép hát và thu âm nhạc. Chỉ những tài năng thực sự trong ngành văn hóa của Hàn Quốc được ví như “có đôi mắt của đại bàng và đôi tai của loài cú” mới có cơ hội tham gia các buổi trình diễn lớn và quy mô. Giờ đây, Hàn Quốc đã đóng cổ phần lớn trong ngành công nghiệp văn hóa toàn cầu và chỉ xuất khẩu những tài năng thực sự giỏi. Sự quan tâm của người dân khắp thế giới đến văn hóa đương đại của Hàn Quốc từ các bản dịch tiếng Anh đã nổi lên từ rất lâu. Các tiểu thuyết được xem là đột phá và sáng tạo. Hàn Quốc đã thâm nhập rất sâu vào các thể loại văn học, khám phá các chủ đề xã hội và chính trị đồng thời tập trung vào công dân toàn cầu của thế kỷ 21.

Những tác phẩm nổi tiếng như “Kim Jiyoung, Born 1982” do tác giả Cho Nam-joo viết và dịch thuật được biết đến là tác phẩm văn học bán chạy nổi tiếng toàn cầu với khoảng hơn 1 triệu bản được bán ở Hàn Quốc và chuyển thể thành một bộ phim thành công đã thổi bùng lên ngọn lửa cho phong trào #meetoo ở Hàn Quốc. Hay “Love in the Big City” của tác giả Sang Young Park do Anton Hur biên dịch cũng là câu chuyện về tình yêu kỳ lạ của Hàn Quốc. Cuốn tiểu thuyết viết về câu chuyện đô thị về chủ nghĩa khoái lạc và tình bạn – nơi cuộc sống được nhìn từ những góc độ khác nhau, nơi tình yêu và thù hận giao thoa.

Ông Ahn Hyung-Hwan, Phó Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc lưu ý rằng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc đã thay đổi bối cảnh truyền thông. Phương tiện vượt trội, hay OTT đề cập đến loại phương tiện vượt qua các kênh phân phối thông thường của các nhà khai thác truyền thống. Chúng bao gồm các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, Disney Plus và YouTube Premium, những dịch vụ có lợi nhuận đến từ các đăng ký trả phí. Vào tháng 7, Công ty Walt Disney Châu Á – Thái Bình Dương và HYBE đã gia nhập loại hình dịch vụ phát trực tuyến này.

Từ âm nhạc đến phim ảnh, công nghệ đến ẩm thực, thế giới đã phải lòng mọi thứ của Hàn Quốc. Bang Jinah, Giám đốc của Dịch vụ Thông tin và Văn hóa Hàn Quốc cho biết bà đã chứng kiến làn sóng Hàn Quốc chuyển từ gợn sóng thành “cơn đại hồng thủy” trong 13 năm trong ngành.

“Khoảng 10 năm trước, chúng tôi đã nhận thấy sự thay đổi lớn.Trước đó, hầu hết các tin tức của Hàn Quốc trên báo chí nước ngoài là về quốc phòng. Và bây giờ tất cả là về văn hóa, bao gồm âm nhạc”, Bang Jinah chia sẻ./.