Nhã nhạc cung đình Huế – “đặc sản” văn hóa cố đô

Âm hưởng tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái của nhã nhạc cung đình Huế là điều khiến du khách muôn phương luôn nhớ về khi đã một lần thưởng thức. Đây còn là di sản văn hóa phi vật thể đáng tự hào và là loại hình âm nhạc nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

Vậy nên, du lịch đến Huế không chỉ là hành trình khám phá quần thể di tích triều Nguyễn, về một thành phố mộng mơ nép mình bên dòng sông Hương nổi tiếng mà thưởng thức nhã nhạc cung đình còn là những trải nghiệm mà bạn đừng bỏ lỡ.

1. Giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế 

Nhã nhạc cung đình là thể loại nhạc có từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ như: Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu… Nhạc có lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái góp phần tạo sự trang trọng cho các buổi lễ. Đây còn là biểu tượng của vương quyền và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Chính vì thế nhã nhạc cung đình Huế rất được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng. 

Nhã Nhạc Cung Đình là thể loại nhạc có từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình (Nguồn ảnh: vietnamtourism.gov.vn)

2. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận khi nào?

Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại vào giữa tháng 12/2003 và lễ đón bằng công nhận được tổ chức tại thủ đô Paris nước Pháp vào ngày 31/1/2004.

Đây là vinh dự và niềm tự hào to lớn cho Huế cũng như dân tộc Việt Nam. Đồng thời, sự vinh danh này còn góp phần tạo nên sức hút, nét hấp dẫn rất riêng cho ngành du lịch của thành phố Huế cổ kính và thơ mộng. 

Nhã Nhạc Cung Đình được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào giữa tháng 12/2003 (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Lịch sử hình thành của Nhã nhạc cung đình Huế  

Theo sử sách ghi lại, nhã nhạc cung đình Huế có quá trình hình thành và phát triển theo từng giai đoạn qua các triều đại Lý – Trần. Các thế hệ kế thừa tiếp tục gìn giữ, bổ sung sáng tạo và phát triển loại hình nghệ thuật này ngày càng phong phú, tinh tế đạt đỉnh cao vào triều đại Nhà Nguyễn.

3.1. Lịch sử hình thành nhã nhạc qua các thời đại phong kiến 

  • Dưới thời Lý: nhã nhạc cung đình có từ thời Lý (giai đoạn 1010 – 1225) và bắt đầu hoạt động có quy củ về sau. Ở thời này, Nhã Nhạc có lời hát tao nhã, điệu thức cao sang là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh và quyền lực của quân chủ phong kiến.

Nhã Nhạc Cung Đình có từ thời Lý, giai đoạn 1010 - 1225 (Nguồn ảnh: Sưu tầm) 

  • Dưới thời Lê: nhã nhạc cung đình vào thời Lê (giai đoạn 1427 – 1788) được dành riêng cho giới quý tộc, bác học. Thể loại nhạc có kết cấu phức tạp, chặt chẽ với quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. 

Từ triều Lê, Nhã Nhạc được phân định ra nhiều thể loại riêng biệt như: Giao nhạc, Đại triều nhạc, Miếu nhạc, Đại yến nhạc, Thường triều nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc… 

Tuy nhiên vào cuối Triều Lê, Nhã Nhạc không còn giữ được sự phát triển mà bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái, nhạt phai do nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Dưới thời Nguyễn: nhã nhạc cung đình Huế phát triển mạnh mẽ trở lại và được tổ chức bài bản vào triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1945). Đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ XIX, triều đình vua Gia Long đã biết sử dụng thể loại âm nhạc bác học này để “di dưỡng tinh thần” khi mới lập nghiệp ở phương nam. 

Từ đây nhã nhạc đã gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo mô thức quy phạm đúng chuẩn, có hệ thống, bài bản với hàng trăm nhạc chương. Giai đoạn này cũng là bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho âm Nhạc Cung Đình qua các đời vua sau.  

Hình ảnh Nhã nhạc cung đình Huế vào triều Nguyễn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Nhã nhạc cung đình Huế hiện nay

Ngày nay, nhã nhạc cung đình Huế với các hình thức như dàn nhạc, ca chương, bài bản, vũ khúc được diễn xướng trong nhiều dịp như: Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phòng…

Nhã nhạc còn được trình diễn trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch và dân địa phương trong các dịp đại lễ và tết cổ truyền… Chính vì thế, Nhã nhạc ngày nay vẫn có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú. Giá trị nghệ thuật vẫn được giữ gìn, trường tồn và tiếp tục phát huy. 

Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức, cảm nhận về nhã nhạc cung đình qua những tiết mục đặc sắc bên cạnh việc khám phá nét đẹp cố đô và các món ăn đặc sản.  

nha nhac cung dinh hue

>>> Xem thêm: Khám phá cố đô với TOP 34 địa điểm du lịch Huế cực hấp dẫn 

4. Công tác gìn giữ, bảo tồn nhã nhạc cung đình ra sao?

Nhã nhạc cung đình Huế có thể được xem là tài sản vô giá của dân tộc ta. Giá trị này cần được bảo tồn và phát huy trong xã hội đương đại. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng việc bảo tồn đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp với những công tác cụ thể như sau: 

  • Nhã nhạc cung đình đã được tiến hành công tác bảo tồn từ những năm 1992. Qua vài năm sau đó, công tác bảo tồn Nhã nhạc đã dần đi vào quỹ đạo.
  • Các bài nhã nhạc cung đình Huế quan trọng đã được Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế bảo tồn như: 10 bản Ngự bao gồm Phẩm tuyết, Hồ quảng, Nguyên tiêu, Bình bán, Liên hoàn, nhã nhạc cung đình Huế – Lưu thủy kim tiền, Tây mai, Xung phong, Tẩu mã, Long hổ… cùng một số bài trong dàn Đại nhạc.
  • Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế còn tiến hành biểu diễn Nhã nhạc qua các hình thức diễn xướng trong những dịp như: Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, một số nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch Huế đến tham quan, tìm hiểu… 

5. Một vài thông tin về nhã nhạc cung đình Huế

Một vài thông tin về nhã nhạc cung đình Huế như địa điểm tổ chức, thời gian, giá vé là điều bạn cần biết để có thể thưởng thức thể loại âm nhạc đặc sắc này trong hành trình du lịch Huế. Những thông tin này sẽ được đề cập ngay sau đây: 

5.1. Xem nhã nhạc cung đình Huế ở đâu?

  • Nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương 

Đây là địa chỉ quen thuộc được nhiều du khách lựa chọn để thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế. Du khách sẽ mua vé lên thuyền rồng, dạo quanh sông Hương thơ mộng và thưởng thức Nhã nhạc cùng các thể loại âm nhạc khác do ca sĩ biểu diễn. 

Nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

  • Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường là nhà hát đầu tiên mở cửa biểu diễn Nhã nhạc được xây dựng dưới triều Nguyễn, cách đây gần 200 năm. Đây cũng chính là một trong những không gian diễn xướng cổ nhất Việt Nam và là nơi biểu diễn nhiều thể loại nghệ thuật như tuồng, múa, nhã nhạc cho nội cung vua. Đến với Duyệt Thị Đường, du khách sẽ thực sự ấn tượng với không gian hoành tráng, trang trọng và không khí linh thiêng. 

5.2. Giá vé xem nhã nhạc bao nhiêu? Thời gian biểu diễn lúc nào?

Giá vé tham khảo: 100.000 VNĐ

Thời gian tham khảo:

  • Tại sông Hương: 18:00, 19:00 hoặc 20:00
  • Tại Duyệt Thị Đường: 10:00 – 10:40 và 15:00 – 15:40

6. Ở đâu khi đến Huế thưởng thức nhã nhạc cung đình?

Để có những giờ phút thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế cũng như có một chuyến du lịch trọn vẹn nhất khi đến cố đô thì việc chọn nơi nghỉ dưỡng rất quan trọng. Trong đó, Melia Vinpearl Hue với những ưu điểm về tiện nghi, chất lượng dịch vụ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. 

Tòa tháp 33 tầng của Vinpearl Hotel Huế vươn lên kiêu hãnh giữa lòng cố đô

Khách sạn là tòa tháp 33 tầng vươn lên kiêu hãnh giữa lòng xứ Huế cổ kính, tọa lạc ở số 50A, đường Hùng Vương.

Melia Vinpearl Hue sở hữu thiết kế hình khối độc đáo mang đậm hơi thở hiện đại nhưng vẫn chứa đựng những nét tinh hoa dân tộc trong mọi không gian nghỉ dưỡng. 

Phòng lưu trú sang trọng, tiện nghi của khách sạn Vinpearl Hotel Huế

Các phòng lưu trú của khách sạn đều được trang bị đầy đủ tiện nghi với nội thất sang trọng được thiết kế hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Khách sạn còn sở hữu tầm nhìn thoáng đãng hướng toàn cảnh thành phố Huế. 

Lưu trú tại
Melia Vinpearl Hue, bạn còn được tận hưởng nhiều tiện ích tuyệt vời như:  

  • Thưởng thức món steak thơm ngon trong không gian lãng mạn và ngắm nhìn thành phố về đêm tuyệt đẹp tại nhà hàng The Prime Restaurant – nhà hàng theo concept Steak House đầu tiên tại Huế.
  • Thưởng thức hương vị ẩm thực Á – Âu cùng các món ăn truyền thống của Huế tại nhà hàng Lotus chuẩn 5 sao.
  • Thưởng thức một ly cocktail trong không gian cực chill ở Sky Bar – quầy bar đẹp nhất thành phố Huế.
  • Dừng chân ở sảnh chính của khách sạn

    Melia Vinpearl Hue và thưởng thức hương vị của đồ uống thanh mát cùng một chút đồ ăn nhẹ thơm ngon tại Lobby Bar. 

  • Thư giãn, phục hồi và tái tạo năng lượng cùng các bài massage, trị liệu của Vincharm Spa.

Thưởng thức ẩm thực tinh hoa tại nhà hàng Lotus trong khuôn viên khách sạnThư giãn, phục hồi năng lượng với các bài massage, trị liệu của Vincharm Spa

Vùng đất cố đô còn là điểm đến hấp dẫn với sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, các lăng tẩm của quần thể di tích triều Nguyễn… Huế còn gây thương nhớ với rất nhiều món ăn đặc sản như: cơm hến, bún bò, bánh nậm, chè huế, nem lụi, bánh bột lọc… 

Nhã nhạc cung đình Huế là tài sản phi vật thể vô giá, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và người dân vùng đất cố đô. Là người con đất Việt, bạn hãy ít nhất một lần đến với xứ Huế mộng mơ và thưởng thức chương trình Nhã nhạc để cảm nhận và thấm đậm những tinh túy của thể loại nhạc đậm đà bản sắc dân tộc. 

Vậy nên, hãy chọn Huế cho hành trình sắp tới và đặt phòng lưu trú tại

Melia Vinpearl Hue để có một chuyến đi thực sự trọn vẹn và tuyệt vời! 

Xổ số miền Bắc