Top 19 ra trường muộn 2 năm mới nhất 2022

  • Tóm tắt: Chào em, anh đã thấy câu hỏi của em từ lâu nhưng suốt 01 tháng vừa qua anh hoàn toàn không có thời gian rảnh để thật sự cân nhắc câu trả lời tốt nhất dành cho em (cũng như các bạn đọc khác ở đây). Em thấy đấy, anh là diện người cầu toàn, đã làm phải tử tế và chính xác. Hôm nay thì anh có chút thời gian để mở inbox lên và tự tin gõ những dòng này trả lời em.  Đầu tiên, anh muốn hỏi em, “muộn một năm” là so với ai hay cái gì? Thông thường nhất chắc là em sẽ so sánh với các bạn cùng khóa – những người nhập học cùng thời điểm của em. Giả dụ chương trình quy định là 4 năm, và hết 48 tháng rồi em vẫn còn ngồi ở đấy thì em sẽ thấy mình “muộn”, phải không?  Nhưng anh đoán, có lẽ em mới học xong 36 tháng và đang ở đâu đó giữa tháng 40-43 chăng? Bởi vì đấy là thời điểm các sinh viên đặt chân vào năm cuối của chương trình đào tạo và dần dần nhận ra sự khắc nghiệt của thị trường lao động đang chờ đón – ra trường là sẽ thành thất nghiệp, là vật lộn, là khổ sở, là áp lực cơm áo gạo tiền. Hầu hết sẽ chùn bước. Chưa có ai làm thống kê sinh viên toàn quốc (hay toàn thế giới) rằng họ nghĩ gì ở năm học cuối. Nếu có thì anh cũng chưa bao giờ được đọc. Anh chỉ có thể đoán.  Anh đoán em, và các bạn khác, ở ngưỡng cửa của sự “tốt nghiệp”, ở tuổi 21-22 của cuộc đời – vẫn còn rất nhiều băn khoăn. Ồ, anh biết chứ, anh cũng đã từng 22 tuổi một lần trong đời rồi. Có lẽ em đang cảm thấy đi học hơn 3 năm vừa rồi nhưng thật ra không có chữ nào trong đầu? Hoặc em đang cảm thấy mình chưa sẵn sàng cho việc “tốt nghiệp” này? Hoặc em không muốn phải từ bỏ tất cả các quyền lợi của việc “làm sinh viên” như là ngủ trễ, không phải kiếm tiền, và thoải mái yêu đương? Anh không biết chính xác em là loại sinh viên năm cuối nào trong các loại này – chỉ dấu duy nhất của câu hỏi này, đó là em hỏi về CƠ HỘI, chứ em không khóc lóc và ca thán với anh rằng huhu em phải làm gì đây… như 500 câu hỏi khác anh ngâm trong inbox của blog này. Well, a good question deserves a good answer.  Em ra trường lúc nào cũng không bao giờ muộn. Bởi vì sự học là suốt đời. Bởi vì ngay trong khi vẫn còn đi học, em vẫn có thể đi làm và tự gặt hái cho mình thành công, và tự tạo ra cơ hội. Chẳng có ai nói với em rằng em sẽ đánh mất cơ hội vì ra trường muộn cả. Trừ khi em làm công chức hoặc em làm trong ngành giáo dục như anh – nơi người ta bổ nhiệm chức vụ và bậc lương dựa vào bằng cấp – thì em có động lực để “ra trường” càng sớm càng tốt, hay nói đúng hơn là “lấy bằng” càng sớm càng tốt – vì bằng cấp là thứ họ cần, không phải kiến thức hay kinh nghiệm.  Vậy thì ra trường lúc nào cũng được, em chả đánh mất cái gì cả. Hãy xem lại quy chế đào tạo của trường mình đang học – em được bảo lưu tối đa bao lâu? Em được học chậm tối đa bao lâu? Như ở trường Đại học của anh thì anh được học đến năm thứ 9 – và anh tốt nghiệp ở năm thứ 7. Thì sao? Anh cũng chả mất gì vì anh đã đi làm suốt từ năm 2 rồi. Anh thấy mình chẳng muộn hay “mất cơ hội” nào cả. Thực ra là anh và cậu bạn thân có ngồi uống rượu vào năm 25 tuổi và thở dài vì “25 tuổi rồi mà vẫn chưa đạt được thành tựu gì” – giờ gần chục năm sau nghĩ lại cũng phải bật cười vì cái tính “ông cụ non” của 2 thằng.  Bây giờ, cái câu trả lời thật sự của anh là đây này: Cái mà anh muốn em (và các bạn đọc) ghi nhớ, đấy là: Tốt nghiệp sớm hay muộn không quan trọng bằng việc em đã sẵn sàng hay chưa.  Sẵn sàng để “tốt nghiệp” thay vì để “lấy bằng”. Từ ấy có ý nghĩa hơn nhiều, vì nó là một cột mốc khẳng định sự trưởng thành của em.  Sẵn sàng để đương đầu với các thử thách mới. Bởi vì chỉ khi có thử thách, em mới phát triển được. Và em sẽ luôn luôn học tập, không ngừng tìm kiếm kiến thức mới, kinh nghiệm mới, và trải nghiệm mới. Trường Đại học sẽ chỉ là bước khởi đầu để chuẩn bị những kiến thức nền tảng cho em mà thôi. Cuộc đời của con người trưởng thành sẽ chỉ bắt đầu sau khi em sẵn sàng mà thôi.  – Anh Lemd giọng trầm như tàu ngầm. 

    Xem thêm: TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 – Tài liệu text

  • Source: https://mix166.vn
    Category: Giáo Dục