Tất Tần Tật card đồ họa onboard của Intel: Liệu bạn đã biết hết chưa?

Hiện tại có rất nhiều cách để chúng ta gọi card đồ họa onboard như card màn hình onboard, chip đồ họa, card onboard, card VGA,… Nhưng những điều đó đều nói lên rằng đây là một bộ phận quan trọng chuyên xử lý các thông tin về đồ họa trong máy tính. Sau đây, mình sẽ tổng hợp các dòng card đồ họa onboard của Intel mà có lẽ bạn chưa biết.

Lưu ý:

  • Bài viết này được tham khảo thông tin từ trang chủ của Intel.
  • Ở bài viết dưới đây thì mình chỉ nói ra 3 dòng card đồ họa onboard phổ biến nhất của Intel là Intel HD Graphics, Intel Iris Plus Graphics và Intel Iris Xe Graphics. Nếu các bạn muốn mình làm thêm các dòng card đồ họa onboard khác của Intel thì hãy bình luận ở bên dưới cho mình biết nhé, mình sẽ cập nhật vào bài viết này.

Xem thêm: Cách tăng tốc card đồ họa Onboard để chơi game trên máy tính mượt hơn

Card onboard là gì? Card onboard và card rời khác gì nhau?

Đầu tiên, mình sẽ giải thích sơ qua một chút về card đồ họa onboard (card đồ họa tích hợp) và so sánh với card đồ họa rời. Card đồ hoạ tích hợp (onboard) là loại card đồ hoạ được tích hợp sẵn vào bo mạch chủ, cụ thể hơn là tích hợp vào CPU. Bộ phận này sẽ chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.

Card đồ hoạ tích hợp (onboard) là loại card đồ hoạ được tích hợp sẵn vào bo mạch chủ. Nguồn: PCWorld.

Card đồ hoạ tích hợp (onboard) là loại card đồ hoạ được tích hợp sẵn vào bo mạch chủ. Nguồn: PCWorld.

Ngoài ra, card đồ họa onboard có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng và rẻ hơn so với card đồ họa rời chuyên dụng. Loại card đồ họa này thường sử dụng sức mạnh của CPU cùng bộ nhớ RAM hỗ trợ để xử lý hình ảnh.

Card đồ họa onboard có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng và rẻ hơn so với card đồ họa rời chuyên dụng. Nguồn: PCWorld.

Card đồ họa onboard có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng và rẻ hơn so với card đồ họa rời chuyên dụng. Nguồn: PCWorld.

Thông thường, card đồ họa onboard sẽ góp mặt trên các dòng laptop thuộc phân khúc bình dân, tầm trung hoặc những model mỏng nhẹ chú trọng vào tính cơ động. Thực tế, card đồ họa vốn đã có khả năng hoạt động tốt khi chạy các tác vụ cơ bản như xem phim 4K hoặc chơi các tựa game đòi hỏi cấu hình bình thường.

Card màn hình onboard có nâng cấp được không? Đâu là card onboard mạnh nhất hiện nay của Intel?

Như mình đã nói ở trên thì card onboard là bộ phận được tích hợp sẵn vào bo mạch chủ, cụ thể hơn là tích hợp với CPU. Chính vì lý do đó nên chúng ta không thể nào nâng cấp card onboard giống như chúng ta làm với card đồ họa rời. Nếu bạn muốn card onboard mạnh hơn thì bạn chỉ có 1 cách là mua một chiếc máy tính mới được trang bị CPU thế hệ mới mà thôi.

Card onboard không thể nâng cấp được và Iris Xe Graphics là card onboard mạnh nhất của Intel. Nguồn: TechRadar.

Card onboard không thể nâng cấp được và Iris Xe Graphics là card onboard mạnh nhất của Intel. Nguồn: TechRadar.

Tính đến thời điểm hiện tại, Intel Iris Xe Graphics chính là card onboard mạnh nhất của Intel. Card onboard này được tích hợp bên trong các CPU Intel Core thế hệ thứ 11 và mình sẽ đề cập đến card onboard này ở phần bên dưới.

Tổng hợp các dòng card đồ họa onboard của Intel

  • Card onboard Intel HD Graphics

Mình nghĩ Intel HD Graphics có lẽ là một trong những dòng card đồ họa tích hợp khá quen thuộc với nhiều người dùng laptop Windows. Dành cho những bạn nào chưa biết thì Intel HD Graphics được Intel phát triển từ 2010 để tích hợp thẳng vào CPU của hãng. Nhiệm vụ chủ yếu của card tích hợp này là xử lý đồ họa giúp cho máy hiển thị ở một mức độ nhất định khi không đi kèm với một GPU xử lý riêng biệt.

Chắc các bạn cũng chẳng xa lạ gì với card đồ họa onboard Intel HD Graphics đúng không nào? Nguồn: PCWorld.

Chắc các bạn cũng chẳng xa lạ gì với card đồ họa onboard Intel HD Graphics đúng không nào? Nguồn: PCWorld.

Hiện nay các dòng card đồ hoạ càng ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao sức mạnh. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra card đồ họa nào có sức mạnh xử lý tốt hơn nhờ vào quy tắc đặt tên của Intel HD Graphics (số model của chip càng lớn thì sức mạnh xử lý càng tốt hơn). Ví dụ Intel HD Graphics 620 sẽ có khả năng xử lý đồ hoạ mạnh hơn Intel HD Graphics 615.

Intel HD Graphics 620 có hiệu suất mạnh hơn so với Intel HD Graphics 615.

Intel HD Graphics 620 có hiệu suất mạnh hơn so với Intel HD Graphics 615.

Hầu hết người dùng phổ thông đều có thể sử dụng hiệu năng đủ dùng với card đồ họa tích hợp Intel HD Graphics. Thế nhưng, nếu các bạn muốn chơi game hoặc thực hiện những công việc xử lý đồ hoạ cực nặng thì Intel HD Graphics không thể đáp ứng được điều đó. Tuy nhiên, Intel HD Graphics vẫn có những biến thể với hiệu năng cao hơn để phục vụ cho các tác vụ đồ họa (ở mức trung bình) chẳng hạn như Intel UHD, Iris hay Iris Pro Graphics

Các biến thể khác của Intel HD Graphics sẽ có hiệu suất mạnh hơn.

Các biến thể khác của Intel HD Graphics sẽ có hiệu suất mạnh hơn.

Để mà kể hết các thế hệ card onboard thuộc Intel HD Graphics thì chỉ một bài viết này là không đủ. Chính vì thế nên mình sẽ để đoạn video tóm tắt ở bên dưới đây cho các bạn tham khảo nhé.

Video tóm tắt các thế hệ của card đồ họa onboard Intel HD Graphics. Nguồn: TechLightGamer.

  • Card onboard Intel Iris Plus Graphics

Card đồ họa Iris Plus là dòng card đồ họa được tích hợp cùng các CPU Intel thế hệ hệ 10. Đây là dòng card có hiệu năng cao hơn dòng Intel HD Graphics nói chung và các biến thể (UHD, Iris, Iris Pro) nói chung.

Intel Iris Plus Graphics có hiệu năng cao hơn dòng Intel HD Graphics nói chung và các biến thể (UHD, Iris, Iris Pro) nói chung. Nguồn: Intel.

Intel Iris Plus Graphics có hiệu năng cao hơn dòng Intel HD Graphics nói chung và các biến thể (UHD, Iris, Iris Pro) nói chung. Nguồn: Intel.

Theo như mình tìm hiểu thì chúng ta sẽ có 2 dòng Iris Plus là G7 và G4 với sức mạnh khác nhau. Cách để phân biệt hai dòng này cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần dựa vào hậu tố ở cuối tên CPU, ví dụ như Intel Core i7 Comet Lake – 1068G7. Tất nhiên, dòng G7 là phiên bản có sức mạnh đồ họa tốt hơn, nhờ số nhân đồ họa nhiều hơn dòng G4 (64 nhân so với 48 nhân).

Thậm chí, Intel Iris Plus Graphics có sức mạnh gần tiệm cận với những card rời phổ thông của AMD như GeForce MX110, MX130, MX230,... Nguồn: Laptop Mag.

Card đồ họa onboard Intel Iris Plus bao gồm 2 dòng là G4 và G7. Nguồn: Laptop Mag.

Cụ thể thì Intel Iris Plus Graphics G4 là phiên bản hướng tới người dùng văn phòng, có nhu cầu chơi game nhẹ, xem phim, giải trí cơ bản hoặc người thiết kế không chuyên (sửa hình ảnh 2D, cắt ghép video cơ bản,…). Dưới đây là bảng thống kê thông số FPS chơi game của Iris Plus G4 do trang webtech360 thực hiện. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng dòng card đồ họa onboard này không phù hợp để chơi các game nặng.

Bảng thống kê thông số FPS chơi game của Iris Plus G4. Nguồn: webtech360.

Bảng thống kê thông số FPS chơi game của Iris Plus G4. Nguồn: webtech360.

Trong khi đó thì Intel Iris Plus Graphics G7 hướng tới đối tượng chuyên về thiết kế (xem video 4K HDR, chỉnh sửa render video) cũng như đáp ứng tốt nhu cầu chơi một số tựa game với mức đồ họa trung bình. Qua bảng thông số FPS chơi game do webtech360 thực hiện, Iris Plus G7 đã chứng tỏ sức mạnh thông qua việc chiến được các tựa game thông dụng hiện nay ở chất lượng Full HD 1080p cùng tốc độ khung hình mượt mà.

Bảng thống kê thông số FPS chơi game của Iris Plus G7. Nguồn: webtech360.

Bảng thống kê thông số FPS chơi game của Iris Plus G7. Nguồn: webtech360.

Bên cạnh đó, Intel cũng đã từng so sánh hiệu năng khi chơi game của card onboard Intel Iris Plus với Intel UHD 620. Từ bảng so sánh ở bên dưới, chúng ta cũng có thể thấy được Intel Iris Plus (cột màu xanh dương) đều cho kết quả cao hơn so với Intel UHD 620 (cột màu xám). Điều này cũng đồng nghĩa rằng Intel Iris Plus đã đạt hiệu suất tốt hơn đáng kể so với các iGPU dòng UHD phổ thông.

Bảng so sánh hiệu năng khi chơi game của card onboard Intel Iris Plus với Intel UHD 620. Nguồn: Intel.

Bảng so sánh hiệu năng khi chơi game của card onboard Intel Iris Plus với Intel UHD 620. Nguồn: Intel.

Nhìn chung, card đồ họa onboard Intel Iris Plus không chỉ mang lại hiệu năng mạnh gần bằng một số card đồ họa rời, mà dòng card đồ họa này còn có chi phí rẻ nữa. Việc tích hợp sẵn GPU này vào vi xử lý cũng phần nào giúp laptop sinh nhiệt ít hơn và sử dụng điện tiết kiệm hơn, nhờ vào đó mà kéo dài thời lượng sử dụng pin.

  • Card đồ họa onboard Intel Iris Xe Graphics

Nhắc tới dòng chip Intel thế hệ thứ 11, chúng ta có thể lập tức liên tưởng đến thế mạnh về hiệu năng đồ họa với sự hỗ trợ của Iris Xe Graphics được tích hợp sẵn. Bản thân nhà sản xuất cũng luôn đề cập tới card đồ họa tích hợp như một thế mạnh nổi bật của dòng chip mới.

Các chip Intel Core thế hệ 11 có điểm mạnh về hiệu suất đồ họa nhờ vào Intel Iris Xe Graphics. Nguồn: Intel.

Các chip Intel Core thế hệ 11 có điểm mạnh về hiệu suất đồ họa nhờ vào Intel Iris Xe Graphics. Nguồn: Intel.

Cụ thể, card đồ họa tích hợp Iris Xe Graphics sẽ thỏa mãn nhu cầu xem phim của người dùng với khả năng hỗ trợ hình ảnh độ phân giải đạt mức 8K hoặc 4K HDR, đem tới những thước phim sắc sảo và thực sự ấn tượng. Chưa kể card đồ họa này cũng hỗ trợ người dùng laptop có thể tạo nên nhiều tệp đồ họa dung lượng lớn nhờ khả năng xuất hình ảnh 4K. Mình nghĩ đây là ưu thế rất lớn nếu bạn làm những công việc liên quan đến dựng video hoặc thiết kế.

Card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe Graphics sẽ giúp ích rất nhiều cho những bạn nào làm đồ họa. Nguồn: Laptop Mag.

Card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe Graphics sẽ giúp ích rất nhiều cho những bạn nào làm đồ họa. Nguồn: Laptop Mag.

Về khả năng chiến game, Intel Iris Xe Graphics có thể hỗ trợ chất lượng hình ảnh trong game với độ phân giải 1080p và tần số quét màn hình 60 FPS nhằm giúp gia tăng hiệu suất chơi game trên các dòng laptop nhỏ gọn.

Card onboard Intel Xe Graphics hoàn toàn có thể giúp người dùng chiến một số tựa game với đồ họa trung bình. Nguồn: Hubwood.

Card onboard Intel Xe Graphics hoàn toàn có thể giúp người dùng chiến một số tựa game với đồ họa trung bình. Nguồn: Hubwood.

Dưới đây là biểu đồ so sánh chỉ số khung hình trên giây mà giữa một chiếc laptop chạy chip Intel Core i7-1185G7 có card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe Graphics với một chiếc máy tính sử dụng card đồ họa NVIDIA MX350 khi chơi các tựa game nổi tiếng như PUBG, Fortnite, GTA V, CS:GO,…

Bảng so sánh FPS khi chiến game trên NVIDIA MX350 (màu xanh lá) và Intel Iris Xe Graphics (màu xanh dương). Nguồn: Intel.

Bảng so sánh FPS khi chiến một số tựa game nổi tiếng bằng laptop chạy NVIDIA MX350 (màu xanh lá) và Intel Iris Xe Graphics (màu xanh dương). Nguồn: Intel.

Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng trong những tác vụ giống nhau, card đồ họa Iris Xe Graphics sẽ có hiệu suất tương đương hoặc nhỉnh hơn ở một vài tựa game so với GPU GeForce MX350. Chưa kể, MX350 là một card đồ họa rời chuyên nghiệp từ NVIDIA nên chúng ta có thể thấy được Iris Xe Graphics được Intel tối ưu tốt đến nhường nào.

Chỉ có chip Core i5 hoặc i7 thế hệ 11 thì mới được trang bị card đồ họa tích hợp Intel Xe Graphics. Nguồn: Intel.

Chỉ có chip Core i5 hoặc i7 thế hệ 11 thì mới được trang bị card đồ họa tích hợp Intel Xe Graphics. Nguồn: Intel.

Tuy nhiên, không phải mọi con chip thuộc dòng Intel thế hệ thứ 11 đều sở hữu Iris Xe Graphics. Chỉ có những CPU cao cấp và tầm trung như Core i7 và Core i5 thuộc Intel Gen 11th mới được tích hợp card đồ họa này.

Card onboard chơi game được không? Card onboard chơi được game gì?

Mặc dù ở trên mình có nói rằng một số card đồ họa onboard có thể chơi được game nhưng hiệu năng sẽ không cao như card rời. Nếu bạn là người dùng phổ thông, sử dụng các máy tính xách tay hay máy tính bàn để làm việc văn phòng (soạn thảo văn bản, làm bảng tính Excel,…), xem phim, lướt web, chơi các game online nhẹ hay thậm chí là làm một chút Photoshop thì card đồ họa onboard hoàn toàn có thể đáp ứng tốt.

Card onboard sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng cơ bản như làm việc văn phòng, chơi game giải trí nhẹ nhàng.

Card onboard sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng cơ bản như làm việc văn phòng, chơi game giải trí nhẹ nhàng.

Một số tựa game mà card đồ họa onboard có thể chơi được như Liên Minh Huyền Thoại, FIFA Online 4, DOTA 2, CS:GO,… Để có thể biết được card đồ họa onboard trên chiếc laptop của bạn chơi được những game gì thì các bạn cũng nên xem kĩ yêu cầu của các tựa game mà bạn muốn chơi. Ví dụ như Liên Minh Huyền Thoại thì yêu cầu card đồ họa phải là NVIDIA GeForce 8800/AMD Radeon HD 5670 hoặc Intel HD Graphics 4600 trở lên.

Tùy vào yêu cầu cấu hình của từng tựa game, có những card onboard chơi được hoặc không. Nguồn: Garena.

Tùy vào yêu cầu cấu hình của từng tựa game, có những card onboard chơi được hoặc không. Nguồn: Garena.

Tuy nhiên, nếu đặc thù công việc của bạn liên quan nhiều đến xử lý hình ảnh, thiết kế đồ họa, dựng phim thì chắc chắn card đồ họa onboard sẽ phải là sự lựa chọn thích hợp. Mặt khác, nếu bạn thích chơi các game có đồ họa nặng (PUBG, Battlefield V, COD: Warzone,…) thì càng không thể sử dụng card đồ họa onboard mà bạn cần phải chuyển sang dùng card rời để có được trải nghiệm tốt nhất.

Tổng kết

Vừa rồi là 3 dòng card đồ họa onboard phổ biến nhất của Intel mà bạn cần biết. Thật ra card đồ họa onboard của Intel chắc chắn sẽ không dừng lại ở những dòng card bên trên chip bên trên, vì vậy mình sẽ thường xuyên cập nhật khi có thông tin mới về card onboard của Intel. Các bạn hoàn toàn có thể góp ý và đóng góp cho nội dung bài của mình tốt hơn nữa trong phần bình luận cuối bài viết, hãy chia sẻ và tham gia cùng mình nhé.

Xem thêm: DLSS là gì? Công nghệ giúp bạn nâng cấp trải nghiệm chơi game tốt hơn

Biên tập bởi Nguyễn Anh Tuấn

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Anh
Chị

Bài viết liên quan

Xổ số miền Bắc