I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 243.63 KB, 31 trang )

khác nhau. Do vậy tạo nên những loại hàng hoá khác nhau và chất lượng hàng hoá

khác nhau.

Tóm lại, nông sản Việt Nam rất đa dạng, phong phú về chủng loại, chất

lượng cao được rất nhiều nước trên thế giới và khu vực ưa chuộng. Nhưng do nền

kinh tế của nước ta chưa phát triển nên khâu bảo quản, dự trữ rất yếu kém và

ngành chế biến chưa được đầu tư đúng mức. Do đó hầu hết hàng nông sản Việt

Nam xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới chủ yếu là hàng thô và thường

bị ép giá nên giá trị xuất khẩu không cao.

Do vậy, vấn đề bảo quản, dự trữ, chế biến là rất quan trọng, nó ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Với đặc tính khó bảo

quản, dễ bị ẩm mốc, biến chất của hàng nông sản, vì vậy trong quá trình tổ chức

xuất khẩu nông sản các doanh nghiệp phải rất quan tâm đến đIều khoản giao hàng,

đIều khoản chất lượng… để tổ chức thực hiện một cách nhanh chóng song vẫn

đảm bảo được các điều khoản đã ký kết.

Nông sản là những sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất

nông nghiệp. Nông nghiệp thực hiện những công việc gì thì có những loại nông

sản đó kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy hải sản … như: lúa,

ngô, khoai, rau, hoa quả, gà, vịt, lợn, bò, cá, tôm …

Ở Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ

nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông sản phát triển.

Một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: gạo, cà

phê, cao su, tiêu, hạt điều, chè…

1.2. Hoạt động xuất khẩu nông sản ở VN

1.3. Cơ hội và thách thức của ngành nông sản trong hoạt động xuất khẩu (Thuận

lợi và khó khăn của xuất khẩu nông sản ở VN)

1.3.1.Thuận lợi.

Về đất đai.

Việt Nam có diện tích 330.363 km2, tiềm năng đất nông nghiệp của là 10

-11,157 triệu ha với 8 triệu hecta (ha) cây trồng hàng năm (đất trồng lúa khoảng

5,4 triệu ha, 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm). Hiện nay, nước ta mới chỉ sử dụng

65% quỹ đất nông nghiệp. Trong đó 5,6 triệu ha cho cây trồng hàng năm, cây lâu

năm là 0,86 triệu ha, 0,33 triệu ha đồng cỏ tự nhiên và 17 triệu ha mặt nước.Việt

Nam có một diện tích lớn đất bị xói mòn, thoái hoá. Cụ thể: Vùng Bắc Bộ 5% tổng

diện tích, Khu 4 cũ 35% tổng diện tích, Đồng Bằng Nam Bộ 34% tổng diện tích.

Nếu đầu tư cải tạo diện tích này sẽ rất thuận tiện cho việc phát triển cây công

nghiệp dài ngày như cao su, hạt tiêu, cà phê.

Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích

đất đưa vào sử dụng khá cao lần lượt là 93% và 82% tổng diện tích của cả vùng

nhưng hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng thâm canh trong nông

nghiệp còn lạc hậu với sự yếu kém về hệ thống thuỷ lợi. Do vậy nước ta vẫn có thể

khai thác được vùng đồng bằng màu mỡ này nếu biết đầu tư phát triển sản xuất

theo chiều sâu. Đặc biệt những vùng đất còn hoang hoá ở các vùng khác cũng cần

tích cực đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp.

Về khí hậu.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió

mùa Châu Á. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ miền Bắc vào miền

Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng

Sông Cửu Long có khí hậu kiểu Nam Á. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để đa

dạng hoá các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào

phân bổ khá đồng đều trên phạm vi cả nước. Tiềm năng nhiệt của nước ta được xếp

vào dạng giàu có với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong

năm lớn hơn 80%, lượng mưa khoảng 1800 – 2000 mm/năm là điều kiện lý tưởng

cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Về vị trí địa lý và cảng khẩu.

Từ trước đến nay, một khối lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu của Việt

Nam được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế

bằng đường sắt, đường ống và đường hàng không thì phương thức vận tải này có

nhiều thuận lợi hơn, thông dụng hơn và có mức cước phí rẻ hơn.

Trong thực tiễn chuyên chở bằng đường biển, các doanh nghiệp Việt Nam có

nhiều thuận lợi nổi bật. Đường biển Việt Nam có hình chữ “S”, hệ thống cảng biển

nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế trải dọc từ Bắc, Trung, Nam, có thể

hành trình theo tất cả các chuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương,

Trung cận Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. Một số cảng có khả năng bốc xếp hàng

xuống tàu lớn, có hệ thống kho bảo quản tốt, lại gần đường hàng hải quốc tế.

Về nguồn nhân lực.

Dân số nước ta là hơn 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ. Đây là một lực

lượng lao động hùng hậu cung cấp cho khu vực nông nghiệp. Mặc dù chất lượng

lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới

nhưng con người Việt Nam với bản chất cần cù sáng tạo, ham học hỏi là tiềm năng

lớn góp phần vào chất lượng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam.

Sự tăng giá các mặt hàng nông sản.

Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 485 USD/tấn, tăng 4,8% so

với cùng kỳ năm 2009. Với diễn biến này, gạo xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm

ước đạt 5 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD, tăng 8,2% về lượng nhưng tăng

tới 12,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do diễn biến thời tiết bất

thường ở nhiều nơi và giá lúa mỳ tăng cao khiến nhiều nước châu Phi chuyển sang

mua gạo, làm nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu xuất

khẩu gạo đã gần đạt nên các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không ký kết thêm

nhiều hợp đồng.

1.3.2.Khó khăn.

Thị trường xuất khẩu còn nhiều thách thức.

Tuy vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhưng nhiều mặt hàng nông sản giảm

mạnh về giá trị khiến thị trường nông sản Việt Nam đang có nhiều bấp bênh chưa

được tháo gỡ còn người nông dân bị thiệt hại. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên

nhân một phần là do chúng ta đang xuất khẩu chính sang các thị trường lớn như

EU, Mỹ, Trung Quốc… cùng với đó khó khăn của châu Âu vẫn tiếp diễn, nền kinh

tế Mỹ lại phục hồi chậm. Vì vậy sức mua tại các thị trường trên giảm đáng kể.

Trong bối cảnh hiện nay, việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam, còn

gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Đầu tiên là sản xuất hàng nông sản của nước ta chủ yếu do hộ gia đình, quy

mô nhỏ lẻ là phổ biến nên sẽ gặp khó khăn khi thị trường yêu cầu với số lượng lớn,

chất lượng cao, bảo đảm tính đồng bộ về quy cách…

Bên cạnh đó, nông sản nước ta phải đối mặt và cạnh tranh quyết liệt đối với

hàng nông sản của nước ngoài trên thị trường cả trong và ngoài nước, nhất là nông

sản nhập khẩu có chất lượng cao như các sản phẩm sữa, thịt bò, hoa quả… từ các

nước như Úc, Nhật, Mỹ…

Đồng thời, các thị trường lớn ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ

sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, nên nhiều nước đã đưa ra các quy

định ngày càng khắt khe đối với hàng nông, thủy sản nhập khẩu.

Đặc biệt, giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam còn thấp do chất

lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại còn đơn điệu và chủ yếu là nông sản thô hoặc

mới qua sơ chế, nên giá trị gia tăng đem lại còn thấp.

Lợi thế cạnh tranh về giá đang giảm dần. Bên cạnh đó, sự bất ổn ở khu vực

Trung Đông, khủng hoảng nợ ở châu Âu – cũng khiến tình hình xấu đi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu nông,

lâm và thủy sản tháng 1/2012 ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm

trước.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, so với cùng kỳ năm 2011, xuất khẩu

đầu năm 2012 giảm mạnh về lượng, trong khi giá xuất khẩu lại giữ nguyên so với

cùng kỳ, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều giảm.

Giảm mạnh nhất là cà phê giảm tới gần 40%, gạo giảm 53,4%, sắn và các

sản phẩm từ sắn giảm 42,2%. Chỉ riêng mặt hàng hạt tiêu có kim ngạch tăng

trưởng tương đương tháng 1/2011 nguyên nhân là giá hạt tiêu đầu năng tăng hơn

50,6%.

Giá kém, thị trường khó khăn.

Cụ thể, lúa gạo đang đối mặt với việc thiếu đơn hàng trầm trọng cũng như sự

cạnh tranh gay gắt về giá cả từ các nước xuất khẩu gạo khác. Trong tháng 1, giá

gạo xuất khẩu giảm nhẹ so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam

không ký được hợp đồng xuất khẩu gạo là do giá gạo hiện cao hơn khoảng 100

USD/tấn so với các nước xuất khẩu khác, như: Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Đối với mặt hàng cà phê, tháng qua đã có những biến động bất thường về

giá, hồi đầu tháng sau khi tăng nhẹ, giá lại bất ngờ giảm mạnh. Mặt hàng này cũng

đang phải chịu chung tình cảnh ảm đạm của tình hình kinh tế châu Âu, nên giá cà

phê xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới. Ước xuất khẩu cà phê tháng

1 đạt 170.000 tấn với trị giá 350 triệu USD, giảm 20,9% về lượng và 15,3% về giá

trị so với cùng kỳ.

Bị EU cảnh cáo.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, thời gian gần

đây, nhiều lô hàng rau, quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu bị

thông báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, do

nhiễm vi sinh vật và một số dịch hại.

Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng của Ủy ban Châu Âu (EC) còn thông

báo, kể từ ngày 15/1/2012, nếu phát hiện thêm 5 trường hợp vi phạm quy định an

toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, EU sẽ cấm nhập khẩu rau, quả của Việt

Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi công điện yêu cầu các cơ

quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm

dịch thực vật đối với hàng rau, quả xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu.

Bởi nếu sự việc này tiếp diễn, không chỉ khiến rau, quả của Việt Nam không

xuất khẩu được sang EU mà uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng đã

yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thông tin cho các

doanh nghiệp xuất khẩu rau, quả để tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản

xuất rau, quả tại địa phương đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn

thực phẩm của EU.

II. THỰC TRANG XUẤT KHẨU NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.1. Kết quả xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu

của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát

triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển

của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự

phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quan

trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công

nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại

hóa đất nước.

Những năm qua, hoat động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những

chuyển biếm tích cực như: Sự tăng lên về kim nghạch xuất khẩu, Cơ cấu các mặt

hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng

loại hàng hóa chưa qua chế biến tăng tỷ trọng hàng đã qua chế biến. Thị trường

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu

thị trường. Sự thay đổi đó thể hiện rất rõ ở kết quả xuất khẩu nông sản cuả Việt

Nam năm 2011, 2012, 2013, 2014 và năm 2015.

Trong những năm qua, hoat động xuất khẩu nông sản đã có những chuyển

biếm tích cực như sự tăng lên về kim nghạch xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất

khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng loại hàng

hóa chưa qua chế biến tăng tỷ trọng hàng đã qua chế biến. Thị trường xuất khẩu

hàng húa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường.

Trong số các nước ở Châu Á như Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên

tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đó thay đổi

theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ.

Năm 2011 giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản cả năm 2011 ước xấp xỉ 25 tỷ

USD, tăng 27,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính có

tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm hàng này, ước đạt 13,7 tỷ USD, so với

cùng kỳ năm trước tăng 33,2%; thuỷ sản ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với

cùng kỳ; lâm sản chính ước đạt 4,1 tỷ USD (trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ

USD), tăng 12,7% so cùng kỳ năm 2010.

Năm 2012, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt hơn 27,5

tỷ USD, tăng 9,7% so năm 2011, đưa xuất siêu toàn ngành đạt con số kỷ lục 10,6

tỷ USD. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh gồm cà-phê (36%),

sắn và sản phẩm sắn (40,6%), rau quả (29%), chè (11,5%), đồ gỗ và lâm sản

(17,6%). xuất khẩu gạo vươn lên con số kỷ lục hơn tám triệu tấn, tăng 13,9% so

năm 2011, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD

Năm 2013, kết quả xuất khẩu nông, lâm và thủy sản ước đạt 27,469 tỷ USD,

tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, nổi bật có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt

trên 1 tỷ USD. thủy sản với giá trị xuất khẩu đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,1% so với

cùng kỳ năm 2012, gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 5,37 tỷ

USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012, gạo xuất khẩu, năm nay giảm 17,4%

về khối lượng và giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012 nhưng vẫn có

đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung với 6,61 triệu tấn,

trị giá 2,95 tỷ USD. cà phê với khối lượng xuất khẩu 1,32 triệu tấn, kim ngạch đạt

trị giá 2,75 tỷ USD, Hạt điều là mặt hàng thứ sáu với khối lượng xuất khẩu đạt

mức 257.000 tấn với giá trị 1,63 tỷ USD, tăng 15,8% về lượng và 9,7% về giá trị

so với cùng kỳ năm 2012.

Năm 2014 giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam

năm 2014 đạt 30,87 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Xuất khẩu các mặt hàng

nông sản chính đạt 14,51 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm trước đó; xuất khẩu thủy

sản đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4%; còn xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính đạt

6,55 tỷ USD, tăng 11,5%.

Năm 2015 giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2015 đạt 30,45 tỷ USD,

tăng 0,2% so với năm 2014. Trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản

chính đạt 14,04 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2014, giảm mạnh nhất ở các mặt

hàng như cà phê (24,8%), cao su (13,9%), chè (6,6%) và gạo (4,5%); Giá trị xuất

khẩu thủy sản năm 2015 đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16% so với năm 2014

Xổ số miền Bắc