Tổng quan về thị trường tài chính – Tài liệu text

Tổng quan về thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.51 KB, 97 trang )

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH……………………………………………………5
1.1. Bản chất và chức năng của thị trường tài chính………………………………………………………….5
1.1.1. Bản chất của thị trường tài chính…………………………………………………………………………..5
1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính………………………………………………………………………..5
1.2. Cấu trúc của thị trường tài chính………………………………………………………………………………7
1.2.1. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn……………………………………………………………………….8
1.2.2. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần………………………………………………………………..9
1.2.3. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp………………………………………………………………….9
1.3. Các công cụ của thị trường tài chính ………………………………………………………………………10
1.3.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ………………………………………………………………………..10
1.3.2. Các công cụ trên thị trường vốn…………………………………………………………………………..12
1.4. Các trung gian tài chính………………………………………………………………………………………..12
1.4.1. Các loại hình trung gian tài chính………………………………………………………………………..13
1.4.2. Vai trò của các trung gian tài chính……………………………………………………………………..15
1.5. Mối quan hệ giữa các bộ phận của thị trường tài chính……………………………………………..16
BÀI 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (THE MONEY MARKET)………………………………………….18
2.1 Định nghĩa thị trường tiền tệ ………………………………………………………………………………….18
2.2 Đặc điểm của thị trường tiền tệ……………………………………………………………………………….18
2.3 Vai trò của thị trường tiền tệ…………………………………………………………………………………..18
2.4 Các thị trường bộ phận…………………………………………………………………………………………..19
2.4.1 Thị trường liên ngân hàng……………………………………………………………………………………19
2.4.2 Thị trường vốn ngắn hạn (thị trường tín dụng)……………………………………………………….20
2.4.2.1 Tín dụng ngân hàng………………………………………………………………………………………….20
2.4.2.2 Tín dụng thương mại………………………………………………………………………………………..21
2.4.2.3 Tín dụng nhà nước…………………………………………………………………………………………..23
2.4.2.4 Tín dụng tự do…………………………………………………………………………………………………24
2.5 Thị trường hối đoái……………………………………………………………………………………………….24
1

2.5.1 Khái niệm………………………………………………………………………………………………………….24

2.5.2 Đặc điểm…………………………………………………………………………………………………………..25
2.5.3 Vai trò………………………………………………………………………………………………………………25
2.5.4 Chủ thể tham gia TTHĐ………………………………………………………………………………………25
2.5.5 Các nghiệp vụ giao dịch hối đoái………………………………………………………………………….25
2.6 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ…………………………………………………………………….26
2.6.1 Bộ Tài chính Mỹ:……………………………………………………………………………………………….26
2.6.2 Hệ thống dự trữ liên bang……………………………………………………………………………………26
2.6.3 Ngân hàng thương mại (NHTM)………………………………………………………………………….27
2.6.4 Các doanh nghiệp……………………………………………………………………………………………….27
2.6.5 Nhà đầu tư và công ty chứng khoán………………………………………………………………………27
2.6.6 Các cá nhân, hộ kinh doanh…………………………………………………………………………………28
2.7 Các công cụ thị trường tiền tệ…………………………………………………………………………………29
2.8 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và các bộ phận của thị trường tài chính:………………..38
2.8.1 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối:…………………………………….38
2.8.2 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán:……………………………….38
Bài 3: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU (THE BOND MARKET)………………………………………..40
3.1 Khái niệm về thị trường trái phiếu…………………………………………………………………………..40
3.2 Vai trò của thị trường trái phiếu………………………………………………………………………………41
3.2.1 Đối với nền kinh tế……………………………………………………………………………………………..41
3.2.2 Đối với doanh nghiệp………………………………………………………………………………………….43
3.2.3 Đối với nhà đầu tư………………………………………………………………………………………………44
3.3 Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu………………………………………………………………..44
3.3.1 Chủ thể phát hành………………………………………………………………………………………………45
3.3.2 Chủ thể đầu tư……………………………………………………………………………………………………45
3.3.3 Các tổ chức tài chính trung gian…………………………………………………………………………..46
3.4 Các hình thức giao dịch trái phiếu…………………………………………………………………………..47
2

3.4.1 Giao dịch trái phiếu trên thị trường tập trung…………………………………………………………47

3.4.2 Giao dịch trái phiếu trên thị trường phi tập trung……………………………………………………48
3.5 Bài tập…………………………………………………………………………………………………………………49
3.6 Trả lời câu hỏi………………………………………………………………………………………………………53
BÀI 4: THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU……………………………………………………………………………….53
4.1 Khái niệm và các công cụ………………………………………………………………………………………53
4.1.1 Khái niệm………………………………………………………………………………………………………….54
4.1.2 Các công cụ……………………………………………………………………………………………………….54
4.1.3 Cổ phiếu ưu đãi ………………………………………………………………………………………………..56
4.1.3.1 Khái niệm và Quyền lợi …………………………………………………………………………………..56
4.1.3.2 Các loại Cổ phiếu ưu đãi ………………………………………………………………………………….57
4.1.4 Đặc điểm của Cổ phiếu……………………………………………………………………………………….57
4.2 Hoạt động trên thị trường sơ cấp……………………………………………………………………………..59
4.2.1 Khái niệm………………………………………………………………………………………………………….59
4.2.2 Đặc điểm…………………………………………………………………………………………………………..59
4.2.3 Phát hành chứng khoán……………………………………………………………………………………….60
4.2.3.1 Khái niệm về phát hành chứng khoán…………………………………………………………………60
4.2.3.2 Phương thức phát hành chứng khoán………………………………………………………………….61
4.2.3.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán……………………………………………………………………….65
4.3 Hoạt động trên thị trường thứ cấp……………………………………………………………………………68
4.3.1 Sở giao dịch chứng khoán (SGD)…………………………………………………………………………68
4.3.1.1 Khái niệm ………………………………………………………………………………………………………68
4.3.1.2 Hình thức sở hữu……………………………………………………………………………………………..69
4.3.1.3 Chức năng của sở giao dịch chứng khoán……………………………………………………………70
4.3.2 Giao dịch chứng khoán……………………………………………………………………………………….70
4.3.2.1 Mô hình thị trường…………………………………………………………………………………………..70
4.3.2.2 Giao dịch đấu giá (trái phiếu, 1 lô lớn)……………………………………………………………….72
3

4.3.2.3 Giao dịch đấu lệnh…………………………………………………………………………………………..72

4.3.2.4 Một số quy định chung……………………………………………………………………………………..72
4.3.3 Thị trường phi tập trung………………………………………………………………………………………76
4.3.3.1 Khái niệm……………………………………………………………………………………………………….76
4.3.3.2 Mục tiêu của thị trường OTC hiện đại:……………………………………………………………….76
4.3.3.3 Môi giới chứng khoán………………………………………………………………………………………76
4.4 Giải bài tập…………………………………………………………………………………………………………..77
BÀI 5: QUỸ ETF……………………………………………………………………………………………………….81
5.1. Khái niệm cơ bản…………………………………………………………………………………………………81
5.2. Các loại hình Quỹ ETF:……………………………………………………………………………………….81
5.2.1 Phân loại theo cách quản lý quỹ: chủ động hay thụ động:………………………………………..81
5.2.2. Phân loại theo cấu trúc danh mục của quỹ ETF: ETF thuần túy hay ETF tổng hợp:….82
5.3. Đặc tính của quỹ ETF…………………………………………………………………………………………..83
5.4. Cơ chế hoạt động…………………………………………………………………………………………………87
5.5. Các khái niệm thường gặp…………………………………………………………………………………….89

4

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.1. Bản chất và chức năng của thị trường tài chính
1.1.1. Bản chất của thị trường tài chính
Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể
phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Nhiều người có cơ hội đầu tư sinh lời thì
thiếu vốn, trái lại nhiều người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư. Do đó
hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư. Cơ chế đó được
thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Những người thiếu vốn huy động
vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Những
người có vốn dư thừa, thay vì đầu tư vào máy móc thiết bị. Nhà xưởng để sản xuất
hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư (mua) vào các tài sản tài chính được phát
hành bởi những người cần huy động vốn.

Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có
vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn.
Thị trường tài chính cũng có thể định nghĩa là nơi mua bán, trao đổi các công
cụ tài chính.
Hoạt động trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu có
của các cá nhân, tới hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, và tới động
thái chung của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính
 Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn
Đây là chức năng kinh tế chủ yếu của thị trường tài chính. Thông qua hoạt
động của các chủ thể trên thị trường, các nguồn tài chính được luân chuyển để cung
và cầu về vốn gặp nhau. Quá trình luân chuyển vốn trên thị trường tài chính làm
tăng quá trình chuyển các nguồn tiết kiệm thành đầu tư. Quá trình luân chuyển vốn
được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

5

Nguồn cung ứng vốn (nơi thừa
vốn):
Cá nhân, hộ gia đình.
Đơn vị kinh tế.
Tổ chức đoàn thể, xã
hội.
Chính phủ.
Người nước ngoài.
….

Nguồn sử dụng vốn (nơi thiếu
vốn):

THỊ

TRƯỜNG

Đơn vị kinh tế.
Chính phủ TW
Chính quyền địa
phương.
Cá nhân
Hộ gia đình
….

TÀI

Bên trái của sơ đồ là những người tiết kiệm và cho vay vốn: Bên phải là
CHÍNH
những người phải đi vay vốn để tài trợ cho chi tiêu. Người tiết kiệm – cho vay chủ
yếu là các hộ gia đình, tuy nhiên, các doanh nghiệp và chính phủ, và người nước
ngoài đôi khi cũng có tiền dư thừa và đem cho vay số tiền đó. Người đi vay – chi
tiêu quan trọng nhất là các doanh nghiệp và chính phủ, song hộ gia đình và người
nước ngoài đôi khi cũng đi vay để mua sắm ôto, đồ dùng và nhà ở. Các mũi tên cho
thấy các dòng vốn chạy từ người tiết kiệm – cho vay sang người đi vay – chi tiêu
qua hai kênh.
Ở kênh tài chính gián tiếp, các chủ thể thừa vốn không trực tiếp cung ứng vốn
cho người thiếu vốn mà gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như các ngân
hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các
tồ chức tài chính tín dụng khác.
Ở kênh tài chính trực tiếp, các chủ thể dư thừa vốn trực tiếp chuyển vốn cho
các chủ thể thiếu vốn (người tiêu dùng, người đầu tư) bằng cách mùa các tài sản tài
chính trực tiếp do các chủ thể thiếu vốn phát hành thông qua các thị trường tài

chính.
Như vậy, chính thị trường tài chính đã giúp cho nguồn vốn vận động từ nơi
thừa vốn đến nơi thiếu vốn, giúp cho quá trình giao lưu vốn được nhanh chóng và
hiệu quả. Nhờ đó tận dụng được các nguồn vốn lẻ tẻ, tạm thời nhàn rỗi đưa vào sản
xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng nhằm đem lại lợi ích cho các đối tác tham gia thị
trường, đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
 Hình thành giá của các tài sản tài chính
Thông qua sự tác động qua lại giữa người mua và người bán, giá của các tài
sản tài chính được xác định, hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản
tài chính được xác định. Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính là mức
lợi tức mà các nhà đầu tư yêu cầu; và chính đặc điểm này của thị trường tài chính
6

đã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa
các tài sản tài chính. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành giá.
 Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính
Thị trường tài chính tạo ra một cơ chế để các nhà đầu tư có thể bán tài sản tài
chính của mình. Chính nhờ vào đặc điểm này mà người ta nói rằng thị trường tài
chính tạo ra tính thanh khoản cho nền kinh tế. Nếu thiếu tính thanh khoản, người
đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ các
công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản phải thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị
trường tài chính đều có tính thanh khoản, song mức độ thanh khoản giữa các thị
trường lại khác nhau.
 Giảm thiểu chi phí, tiết kiệm chi phí
Để cho các giao dịch có thể diễn ra, những người mua và những người bán
cần phải tìm được nhau; muốn thế, họ cần phải tiêu tốn tiền và thời gian cho việc
quảng cáo ý đồ của mình và tìm kiếm đối tác. Đó là những chi phí tìm kiếm. Bên
cạnh đó là các chi phí thông tin gắn liền với việc nhận định các giá trị dầu tư của
một công cụ tài chính, tức là khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền dự kiến

thu được từ đầu tư. Nhờ tính tập trung, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch
lớn, thông tin được cung cấp đầy đủ và nhanh chóng, thị trường tài chính cho phép
giảm thiểu những chi phí này.
 Ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ
Bên cạnh các chức năng kể trên, thị trường tài chính còn có chức năng ổn
định và điều hoà lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của nền kinh
tế.
Thông qua việc mua bán các trái phiếu, tín phiếu chính phủ của ngân hàng
trung ương trên thị trường tài chính, chính phủ có thể tạo ra nguồn thu bù đắp thâm
hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát.
Ngân hàng trung ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
để điều chỉnh lượng cung và cầu ngoại tệ nhằm giúp chính phủ ổn định tỷ giá hối
đoái.
1.2. Cấu trúc của thị trường tài chính
Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại thị trường tài
chính theo nhiều cách khác nhau:

7

1.2.1. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành thị
trường tiền tệ và thị trường vốn.
Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngăn
hạn (thường có thời hạn dưới 1 năm).
Thông qua thị trường tiền tệ, các nguồn vốn nhàn rỗi được chuyển từ những
nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn và có nhu cầu đầu tư, góp phần tăng hiệu
quả phân bổ nguồn lực của xã hội. Thị trường tiền tế còn là nơi để ngân hàng trung
ương thực thi nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát lượng tiền dự trữ của các

ngân hàng thương mại và điều tiết lượng tiền cung ứng.
Thị trường tiền tệ có một số đặc trưng cơ bản sau:
– Các công cụ của thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn trong vòng một năm
nên có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp và hoạt động tương dối ổn định.
– Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu trên thị trường tín dụng do
đó giá cả hình thành trên thị trường này được biểu hiện thông qua lãi suất tín dụng
ngân hàng.
Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán
ngắn hạn, thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng…
Thị trường tín dụng bao gồm các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại, đó là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn ngắn hạn.
Thị trường liên ngân hàng hoạt động nhằm giải quyết nhu cầu vôn tín dụng
giữa các ngân hàng với nhau trước khi ngân hàng thương mại đi vay chiết khấu tại
ngân hàng trung ương.
Thị trường chứng khoán ngắn hạn là nơi thực hiện các giao dịch mua bán,
chuyển nhượng và trao đổi các giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ
phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng,
vay và cho vay bằng ngoại tệ. Thị trường ngoại hối là một bộ phận quan trọng của
thị trường tiền tệ, sự tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị trường này sẽ hình

8

thành và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoạt, một trong các biến số quan trọng của nền
kinh tế.
 Thị trường vốn
Thị trường vốn là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính chung và
dài hạn (thường có thời hạn trên 1 năm). So với các công cụ trên thị trường tiền tệ,
các công cụ trên thị trường vốn có tính thanh khoản kém hơn và độ rủi ro cao hơn,

do đó chúng có mức lợi tức cao hơn.
Vai trò chủ yếu của thị trường vốn là cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư
dài hạn của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Thị trường vốn bao gồm thị
trường chứng khoán, thị trường vay nợ dài hạn, thị trương tín dụng thuê mua, thị
trường cầm cố, thị trường bất động sản…
1.2.2. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần
Căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được chia ra thành
thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần.
 Thị trường nợ
Thị trường nợ là thị trường mua bán các công cụ nợ như trái phiếu, các khoản
cho vay,…
Thị trường nợ có đặc trưng là các công cụ giao dịch đều có kỳ hạn nhất định,
có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tuỳ theo cam kết nợ giữa chủ nợ và
người mắc nợ. Sự hoạt động trên thị trường nợ phụ thuộc rất lớn vào biến động của
lãi suất ngân hàng.
 Thị trường vôn cổ phần
Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các cổ phần của công ty cổ
phần. Đặc trưng của thị trường này là các công cụ trên thị trường này không có kỳ
hạn mà chi có thời điểm phát hành, không có ngày mãn hạn.
Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lạn cổ phiếu trên thị
trường hoặc khi công ty tuyên bố phá sản. Khác với thị trường nợ, hoạt động của
thị trường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty cổ
phần.
1.2.3. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Căn cứ vào tỉnh chất của việc phát hành các công cụ tài chính, thị trường tài
chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
9

 Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các công cụ tài chính được phát hành
lần đầu và được bán cho người đầu tiên mua chúng. Do là phát hành lần đầu nên
thị trường này còn được gọi là thị trường cấp một.
Thị trường này ít quen thuộc với công chúng đầu tư vì việc bán chứng khoán
tới những người mua đầu tiên được tiến hành theo những thoả thuận riêng với sự
trợ giúp chủ yếu của các định chế tài chính làm nhiệm vụ bảo lãnh phát hành.
 Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là thị trường giao địch các công cụ tài chính sau khi chúng
đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị
trường cấp hai.
Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổng
mức lưu chuyển vốn lớn hơn rất nhiều so với thị trường sơ cấp. Tuy nhiên việc
mua bán chứng khoán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ
chức phát hành mà chỉ chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Thị trường thứ cấp hoạt động làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng cao
hơn và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp. Vì
vậy, có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường
sơ cấp.
1.3. Các công cụ của thị trường tài chính
1.3.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ
Do có thời gian đáo hạn ngắn nên các công cụ tài chính giao dịch trên thị
trường tiền tệ có đặc điểm chung là dao động giá thấp và độ rủi ro thấp.
Các công cụ chủ yếu của thị trường tiền tệ bao gồm:
 Tín phiếu kho bạc
Là một công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc nhà nước phát
hành, thường được phát hành theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 9 tháng. Mặc dù
lãi suất tín phiếu kho bạc thường thấp hơn các công cụ nợ khác nhưng nó rất được
ưa chuộng trên thị trường tiền tệ do tính an toàn và tính thanh khoản cao, dễ dàng
chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp.

10

Tín phiếu kho bạc là công cụ nắm giữ chủ yếu của các ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng này đầu tư nguồn vốn đóng băng vào tín phiếu kho bạc để thu lợi
tức và quan trọng hơn, dùng nó như tiền dự trữ cấp hai, tức chuyển thành tiền mặt
bất cứ lúc nào để giải quyết khó khăn tài chính của ngân hàng.
Ngân hàng trung ương cũng có thể sử dụng công cụ này để thực hiện nghiệp
vụ thị trường mở nhăm điều chỉnh lượng tiền cung ứng ra lưu thông và kiểm soát
thị trường tín dụng.
 Thương phiếu
Thương phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu thương mại là một loại giấy nhận nợ
đặc biệt người giữ nó có quyền đòi tiền khi đến hạn. Thương phiếu bao gồm:
– Hối phiếu: là phiếu ghi nợ do người bán hàng trả chậm ký phát trao cho
người mua hàng trả chậm trong đó yêu cầu người mua phải trả một số tiền nhất
định khi đến hạn cho người bán hoặc bất cứ người nào xuất trình hối phiếu này
(người thụ hưởng).
– Lệnh phiếu: là giấy nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao cho
người bán hàng trả chậm trong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khi
đến hạn cho người thụ hưởng.
– Chứng chỉ lưu kho: là giấy do một công ty kinh doanh kho bãi ký phát, thừa
nhận có giữ hàng hoá cho người chủ hàng ký gửi và cam kết giao hàng cho chủ
hàng hay một người nào đó do chủ hàng chỉ định bằng cách ký hậu.
 Các chứng chỉ tiên gửi có thể chuyển nhượng
Là giấy chứng nhận về việc gửi tiền và là một công cụ vay nợ của ngân hàng
đối với người gửi tiền. Trên chứng chỉ qui định người sở hữu nó sẽ nhận được một
khoản tiền lãi định kỳ và nhận đủ số vốn khi đáo hạn. Người nắm giữ chứng chỉ
này không được rút tiền trước khi đến hạn mà chỉ có thể thu hồi tiền bằng cách bán
lại trên thị trường thứ cấp. Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ quan trọng trong việc
tạo nguồn vốn hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

 Chấp phiếu ngân hàng
Là giấy do một công ty phát hành, bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh toán
vô điều kiện một khoản tiền nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai
cho người nắm giữ giấy này. Công ty trước khi phát hành công cụ này buộc phải
gửi vào tài khoản ngân hàng một khoản tiền tương ứng với lượng tiền ghi trên chấp
phiếu. Người nắm chấp phiếu ngân hàng cũng có thể chiết khấu lại trên thị trường
để thu tiền trước. Lãi suất của công cụ này tương đối thấp do tính an toàn cao.
11

1.3.2. Các công cụ trên thị trường vốn
Các công cụ trên thị trường vốn bao gồm các công cụ vốn và các công cụ nợ
có thời gian đáo hạn trên một năm. Loại công cụ này có biến động giá mạnh hơn và
tính thanh khoản thấp hơn các công cụ trên thị trường tiền tệ và được coi là những
khoản đầu tư khá rủi ro. Những loại công cụ chính là cổ phiếu (công cụ vốn) và trái
phiếu (công cụ nợ). Ngoài ra còn có các công cụ chuyển đổi hoặc các công cụ phát
sinh.
Cổ phiếu: là giấy Chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu
nhập và tài sản của một công ty cổ phần. Cổ phiếu bao gồm nhiều loại khác nhau
như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi dự phần…
Trái phiếu: là giấy chứng nhận việc vay vốn của một chủ thể (chủ thể phát
hành) đối với một chủ thể khác (chủ thể cho vay vốn). Trên trái phiếu quy định
hàng kỳ chủ thể phát hành phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền
nhất định (lãi tức trái phiếu) và tới thời điểm đáo hạn phải hoàn trả khoản vốn cho
vay ban đầu. Có nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu công ty, trái phiếu
chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu có thể chuyển đổi…
Các khoản tín dụng cầm cố: là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp
hoặc các hộ gia đình để mua nhà ở, đất đai. bất động sản và dùng chính các tài sản
này làm thế chấp cho khoản vốn vay.
Các khoản tín dụng thương mại: là các khoản cho vay trung, dài hạn của các

ngân hàng thương mại hoặc các công ty tài chính cho người tiêu dùng hoặc các
doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Các khoản tín dụng này trường không được giao
dịch mua bán trên thị trường thứ cấp nên tính thanh khoản rất thấp.
Chứng chỉ quỹ đầu tư: là một loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ đại
diện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của
người đầu tư đối với quỹ.
1.4. Các trung gian tài chính
Trung gian tài chính là những tổ chức làm cầu nối giữa những người cần vốn
và những người cung cấp vốn trên thị trường. Trung gian tài chính, dù thuộc loại
hình nào đi nữa, đều có chung một đặc điểm là phát hành các công cụ tài chính để
thu hút vốn. Mức chênh lệch mà người trung gian nhận được giữa lãi suất cho vay
(hay lợi tức đầu tư) với lãi suất huy động vốn chính là chí phí trung gian hay hoa
hồng trung gian. Khi những người có vốn ký thác số vốn của mình vào các trung
12

gian tài chính, khoản đầu tư của họ là đầu tư gián tiếp; còn khi trung gian tài chính
đầu tư số vốn này, khoản đầu tư đó là đầu tư trực tiếp.
1.4.1. Các loại hình trung gian tài chính
Các tổ chức trung gian tài chính gồm ba nhóm chính: các tổ chức nhận tiền
gửi (ngân hàng), các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng và các trung gian đầu tư.
 Các tổ chức nhận tiền gửi
Đây là các tổ chức tài chính trung gian lớn nhất trên thị trường tài chính xét
theo phạm vi hoạt động và khả năng về vốn. Các tổ chức này huy động vốn bằng
cách mở tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm cho khách hàng, đồng thời sử dụng số
vốn huy động được để cho vay theo nhiều hình thức khác nhau hoặc đầu tư vào
chứng khoán. Thu nhập của các tổ chức này đến từ hai nguồn: thu nhập từ các
khoản cho vay và mua chứng khoán; và thu nhập từ các khoản phí.
Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hiệp hội
tiết kiệm và cho vay (S&Ls), các ngân hàng tiết kiệm và các liên hiệp tín dụng.

 Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng như công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí là
các trung gian tài chính huy động vốn dựa trên cơ sở hợp đồng theo định kỳ. Các tổ
chức này có thể dự đoán tương đối chính xác khoản tiền họ sẽ thanh toán trong
những năm tới nên không phải lo lắng về việc thiếu vốn như các tổ chức nhận tiền
gửi. Do đó, các tổ chức này có thể đầu tư các loại chứng khoán dài hạn như trái
phiếu, cổ phiếu công ty, các khoản cho vay cầm cố.

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là những trung gian tài chính đảm nhận việc thực hiện một
khoản thanh toán mỗi khi có một sự kiện xảy ra, với một khoản đóng góp trước đó
của người muốn thụ hưởng quyền lợi này. Công ty bảo hiểm huy động vốn từ các
khoản đóng góp của những người tham gia hợp đồng bảo hiểm và sử dụng phần
lớn số tiền huy động được để mua trái phiếu. Các công ty bảo hiểm cũng có thể đầu
tư vào cổ phiếu song số lượng rất hạn chế vì họ ngại tính rủi ro cao của cổ phiếu.
Thu nhập của công ty bảo hiểm chủ yếu là các khoản phí, ngoài ra còn có các
khoản lợi tức đầu tư từ các công cụ tài chính.

Quỹ hưu trí

Quỹ hưu trí được thiết lập để thanh toán những khoản lợi ích của những người
lao động khi họ về hưu. Thành lập ra những quỹ này là các doanh nghiệp tư nhân;

13

các cơ quan nhà nước hoặc địa phương; các nghiệp đoàn lao động nhân danh thành

viên của mình, và cuối cùng là các cá nhân có nhu cầu.
Đặc điểm của quỹ này là nó liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản rất kém
tính thanh khoản, đó là hợp đồng về tiền hưu trí. Tài sản này không được đem sử
dụng, dù chỉ là để thế chấp cho một khoản vay cho đến khi về hưu. Tuy nhiên, lợi
thế của các quỹ này là các khoản đóng góp của các ông chủ, và một khối lượng
nhất định đóng góp của người lao động, cũng như thu nhập từ tài sản của quỹ, được
phép đóng thuế chậm. Về thực chất, quỹ hưu trí là một hình thức trả công của ông
chủ mà người làm công không bị đánh thuế cho đến khi rút số tiền này. Nó có tác
dụng khuyến khích những người làm công ở lại với doanh nghiệp.
 Các trung gian đầu tư
Các trung gian đầu tư bao gồm các công ty tài chính, quỹ tương hỗ và quỹ
tương hỗ thị trường tài chính.

Công ty tài chính

Công ty tài chính huy động vốn băng cách bán các thương phiếu hoặc phát
hành cổ phiếu, trái phiếu. Sau đó, công ty sử dụng số vốn này cho người tiêu dùng
vay để mua sắm nhà cửa, trang thiết bị, xe hơi… Một số công ty tài chính được một
công ty mẹ thành lập để bán tài sản của công ty mình. Chẳng hạn, công ty tín dụng
Ford có thể cho khách hàng vay để mua ôtô Ford.

Quỹ tương hỗ

Đây là một loại hình trung gian tài chính, huý động vốn bằng cách bán chứng
chỉ quỹ cho các cá nhân và dùng vốn đó để đầu tư vào danh mục cổ phiếu và trái
phiếu đã được đa dạng hoá. Các quỹ tương hỗ thường được quản lý bởi một công
ty quản lý quỹ. Một công ty quản lý quỹ có thể quản lý nhiều quỹ khác nhau để đa
dạng hoá đầu tư do mỗi quỹ thường chỉ tập trung đầu tư vào một số loại chứng

khoán nhất định.

Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ

Thể chế tài chính tương đối mới này mang các đặc trưng của quỹ tương hỗ
nhưng được phép mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng. Giống như hầu hết các
quỹ tương hỗ, tổ chức này được phép bán cổ phiếu để huy động vốn đồng thời sử
dụng số vốn này để mua các công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao trên thị
trường tiền tệ. Lãi suất của các tài sản này sẽ được thanh toán định kỳ cho cổ đông.
Trên đây là một số loại hình trung gian tài chính phổ biến. Mặc dù phương
thức hoạt động cụ thể của tổ chức này là khác nhau song chúng thể hiện rất rõ vai
trò trung gian tài chính được đề cập dưới đây.
14

1.4.2. Vai trò của các trung gian tài chính
 Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính
Có thể nhận thấy chức năng này rõ nhất thông qua hoạt động của các tổ chức
nhận tiền gửi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Nhờ có các trung gian tài
chính, cả người đầu tư (người gửi tiền) và người đi vay đều có thể lựa chọn dược
những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình.
 Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá đầu tư
Loại hình trung gian tài chính càng phong phú, các sản phẩm tài chính do
chúng tạo ra càng đa dạng. Khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các công ty đầu
tư, những công ty này có thể dầu tư số tiền đó vào, chẳng hạn, cổ phiếu của một số
lớn các công ty. Bằng cách đó, công ty đầu tư đã đa dạng hoá việc đầu tư và giảm
thiểu được rủi ro của nó. Điều này chỉ có thể thực hiện dược với diều kiện có dược
một khối lượng tiền đủ lớn; và nó giải thích vì sao việc đa dạng hoá đầu tư, tức
biến những tài sản nhiều rủi ro thành những tài sản ít rủi ro hơn, lại là ưu thế của

các trung gian tài chính và rộng hơn, là lợi ích kinh tế quan trọng của các thị trường
tài chính.
 Giảm thiểu chi phỉ hợp đồng và chi phí xử lý thông tin
Những nhà đầu tư vào các tài sản tài chính phải có được những kỹ năng cần
thiết để đánh giá một khoản dầu tư phân tích khả năng lợi nhuận, mức độ rủi ro của
từng tài sản tài chính cũng như của toàn bộ khoản mục đầu tư để từ đó ra quyết
định mua hoặc bán các tài sản tài chính. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân thường
không có điều kiện để phát triển những kỹ năng này, cả về mặt thời gian và kiến
thức. Họ thường phải thuê người viết hợp đồng, làm phát sinh chi phí hợp đồng.
Bên cạnh đó, để xác nhận mức độ tin cậy và xử lý những thông tin thu thập dược
về tài sản tài chính và về người phát hành tài sản đó, nhà đầu tư cũng phải bỏ ra
một khoảng thời gian và chi phí nhất định, được gọi là chi phí xử lý thông tin.
Các trung gian tài chính, với tư cách là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thể
giảm thiểu tất cả những chi phí đó do ưu thế về tính tập trung, chuyên môn hoá và
quy mô đầu tư lớn hơn.
 Cung cấp một cơ chế thanh toán
Ngày nay đa số các giao dịch được thực hiện mà không dùng tiền mặt. Việc
thanh toán có thể sử dụng séc, thẻ tín dụng, hoặc việc chuyển tiền điện tử. Một số
15

trung gian tài chính sẽ đảm nhiệm việc cung cấp những phương thức thanh toán
này.
Trước đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được giới hạn ở các tài
khoản vãng lai có thể ký séc tại các ngân hàng thương mại, sau đó được mở rộng ra
các hiệp hội tín dụng, và một số công ty đầu tư. Thanh toán bằng thẻ tín dụng trước
đây cũng chỉ được thực hiện tại các ngân hàng thương mại nhưng giờ dây các tổ
chức nhận tiền gửi công cung cấp dịch vụ này. Như vậy, việc thanh toán không
dùng tiền mặt đã trở thành một trong các chức năng quan trọng của trung gian tài
chính.

1.5. Mối quan hệ giữa các bộ phận của thị trường tài chính
Qua nghiên cứu về cấu trúc của thị trường tài chính, người ta có thể nhận thấy
giữa các thị trường cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau.
Những biến động trên thị trường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
thị trường khác. Khi nền kinh tế phát triển, thị trường tài chính ngày càng trở nên
tinh vi và phức tạp, ranh giới truyền thống giữa các công cụ tài chính hay giữa các
loại thị trường ngày càng mang tính tương đối. Các công cụ tài chính được lưu
thông đan xen giữa các loại thị trường và được chuyển hoá lẫn nhau. những công
cụ mới không ngừng ra đời, trong đó có nhiều loại công cụ hỗn hợp mang những
đặc trưng của nhiều loại công cụ khác nhau. Do đó các bộ phận của thị trường tải
chính càng trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau. Dưới đây sẽ trình bày một số quan hệ
tồn tại hiện nay trên thị trường tài chính.
 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ có quan hệ khăng khít với nhau,
không có thị trường nào hoạt động một cách độc lập tuyệt đối mà chúng tác động
qua lại và chi phối lẫn nhau. Một biến động trên thị trường tiền tệ đều dẫn dấn
những thay đổi trên thị trường ngoại hối. Các mối quan hệ hình thành giữa hai thị
trường này chủ yếu thông qua hai biến số cơ bản: lãi suất và tỷ giá. Sự biến động
của lãi suất trên thị trường tiền tệ có thể tác động dấn các luồng vốn di chuyển giữa
hai thị trường này, ảnh hưởng tới mối quan hệ cung – cầu về ngoại tệ, làm tỷ giá
hôi đoái trên thị trường ngoại hối thay đổi. Để minh hoạ cho mối quan hệ này có
thể xem xét một thực tế như sau: Cho tới tháng 6 năm 2000, trong vòng hơn một
năm, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã liên tục 6 lần tăng lãi suất. Theo một phản ứng
dây chuyền, Ngân hàng trung ương châu Âu cũng nâng lãi suất và lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng theo đó tăng lên. Chịu ảnh hưởng của xu hướng này, các
ngân hàng thương mại Việt Nam cũng từng bước nâng lãi suất huy động ngoại tệ
tăng nên đã có một khối lượng khá lớn tiền gửi VND được rút ra khỏi tài khoản
ngân hàng để mua ngoại tệ trên thị trường và sau đó lại được gửi vào ngân hàng
16

bằng USD để hưởng phần lãi suất cao hơn. Vốn huy động ngoại tệ tăng mạnh ở
một số ngân hàng thương mại. Mặt khác, mặc dù lãi suất huy động USD đã được
nâng lên song vẫn thấp hơn lãi suất USD trên thị trường quốc tế (chênh lệch vào
khoảng 1,4 – 1,8% vào thời điểm đầu năm 2000), khiến cho việc huy động ngoại tệ
trong nước và chuyển ra nước ngoài để hưởng lãi suất cao hơn trở thành một hoạt
động sinh lời hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại. Nhu cầu ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối vì vậy gia tăng nhanh chóng và do đó tỷ giá có xu hướng bị đẩy
lên.
 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán
Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán được thể hiện
thông qua sự tác động của lãi suất và tỷ giá hối đoái lên giá cả chứng khoán.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động mạnh mẽ tới quyết định đầu tư trên thị
trường chứng khoán. Khi các nhà đầu tư vào chứng khoán và sẽ thay thế bàng tài
sản ngoại tệ vì chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mất giá thì giá trị chứng khoán
sẽ bị giảm. Các nhà đầu tư này có thể sẽ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Như
vậy, tác động của tỷ giá hối đoái đã làm dịch chuyển đầu tư từ thị trường chứng
khoán sang thị trường hối đoái hoặc ngược lại.
Lãi suất thị trường là nhân tố tác động trực tiếp tới giá cả chứng khoán thông
qua việc thay đổi mức lợi suất yêu cầu của các nhà đầu tư khi chấp nhận đầu tư vào
chứng khoán đó. Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu thay đổi lãi suất chiết khấu và
lãi suất tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương thì lập tức sẽ ảnh hưởng tới lượng
tiền cung ứng và tác động tới cung tín dụng từ phía ngân hàng thương mại, đồng
thời cũng tác động tới giá cả chứng khoán. Tuy nhiên, mức độ tác động của lãi suất
vào giá cả trái phiếu và cổ phiếu lại khác nhau. Lãi suất tác động trực tiếp tới giá
trái phiếu, khi lãi suất chiết khấu tăng (hoặc giảm) thì giá trái phiếu trên thị trường
sẽ giảm (hoặc tăng). Còn đối với cổ phiếu, quan hệ giữa lãi suất và giá không phải
là mối quan hệ trực tiếp và hoàn toàn một chiều. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất lên
giá cổ phiếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thay đổi đó và mức độ tác động của
thay đổi này lên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu. Tuy nhiên, qua nghiên cứu

cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là ngược chiều do khi lãi
suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm thì người đầu tư có xu hướng chuyển từ
đầu từ cổ phiếu sang trái phiếu khiến cho giá cổ phiếu giảm và ngược lại.

17

BÀI 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (THE MONEY MARKET)
2.1 Định nghĩa thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch các công cụ tài chính ngắn hạn (tín phiếu kho
bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác) nhằm đáp ứng các
nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể trong nền kinh tế và đảm bảo tính thanh khoản
của các công cụ tài chính. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của
hệ thống ngân hàng.
2.2 Đặc điểm của thị trường tiền tệ
Là phương thức chuyển giao gián tiếp có giá trị giao dịch lớn.
Rủi ro thấp, tính thanh khoản cao.
Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch chứng khoán nợ ngắn hạn, có thời hạn dưới
1 năm, chẳng hạn như: tín phiếu, kì phiếu… để huy động vốn ngắn hạn, bù đắp cho
các khoản thiếu hụt mang tính tạm thời.
Thông qua thị trường tiền tệ Chính phủ kiểm soát được các NHTM với công
cụ dự trữ bắt buộc nhằm kiểm soát lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.
Thị trường tiền tệ là thị trường phi tập trung, các giao dịch mua bán các giấy
tờ có giá thông qua mạng lưới điện thoại, internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị
trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh khoản cao, ít xảy ra
rủi ro đối với nhà đầu tư.
2.3 Vai trò của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn với chi phí thấp cho chính
phủ, công ty và các tổ chức trung gian; qua đó tạo cơ hội đầu tư vốn nhàn rỗi, tăng
thu nhập và tính thanh khoản cho các nhà đầu tư.

Thị trường tiền tệ là kênh dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ đối với
nền kinh tế.
Thị trường tiền tệ là kênh tạo thông tin và phản hồi những tác động của chính
sách tiền tệ đến nền kinh tế.
Thị trường tiền tệ là công cụ điều tiết khối tiền của nền kinh tế, trong đó thể
hiện rõ nét qua chức năng của thị trường mở.

18

Thị trường tiền tệ là công cụ để NHTW thực hiện vai trò là người cho vay
cuối cùng đối với các ngân hàng trung gian.
Thị trường tiền tệ tạo cơ chế để NHTW hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống
NHTM.
2.4 Các thị trường bộ phận
Thị trường tiền tệ bao gồm: thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn ngắn hạn
(thị trường tín dụng) và thị trường ngoại hối.
2.4.1 Thị trường liên ngân hàng
 Khái niệm
Đây là thị trường vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng với nhau do ngân hàng
trung ương (NHTW) tổ chức để giải quyết nhu cầu vốn giữa các ngân hàng thương
mại (NHTM) về bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, đáp ứng nhu cầu thanh
toán của khách hàng …. ở đó các ngân hàng chuyên trao đổi khả năng thanh toán
trên tài khoản ở NHTW thông qua việc mua bán số ngân quỹ thừa ra, qua đó đáp
ứng nhu cầu cân đối ngân quỹ trong ngày. Nghiệp vụ mua bán này được thực hiện
một cách đơn giản bằng cách chuyển vốn trên tài khoản của các tổ chức tín dụng
tại ngân hàng Trung ương
Hàng hoá trên thị trường này là các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức tín
dụng. Giá cả của hàng hoá này là lãi suất
Trên thị trường liền ngân hàng, các NHTM tham gia để tìm kiếm lợi nhuận

còn các NHTW tham gia với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM
và là người chi phối thị trường.
 Các chủ thể tham gia trên thị trường liên ngân hàng:
 NHTW
 NHTM
 Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng:
 Vay và cho vay để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn giữa các NHTM
 Cho vay thanh toán

19

2.4.2 Thị trường vốn ngắn hạn (thị trường tín dụng)
Là thị trường tín dụng ngắn hạn cung ứng nguồn tài trợ ngắn hạn cho các chủ
thể trong nền kình tế. Đối với doanh nghiệp, thị trường vốn ngắn hạn chủ yếu cung
ứng nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Đối với cá nhân và các hộ gia đình thì
thị trường này nhằm thoả mãn nhu cầu tín dụng tiêu dùng và sản xuất nhỏ
Đây cũng là thị trường mà các nguồn vốn được luân chuyển theo nguyên tắc
tín đụng để huy động vốn từ những người có vốn và phân phối lại cho những người
cần vốn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận với kỳ hạn từ vài tháng đến 1 năm. Thị
trường tín dụng bao gồm các loại thị trường sau:

Thị trường tín dụng ngân hàng : ở thị trường này, chủ thể tham gia là các ngân

hàng với nhau, hoặc giữa các ngân hàng và khách hàng của họ.

Thị trường tín dụng thương mại: chủ thể tham gia là các doanh nghiệp có quan

hệ kinh doanh thường xuyên với nhau .

Thị trường tín dụng Nhà nước : chủ thể tham gia là Nhà nước và các tầng lớp

dân cư.

Thị trường tín dụng tự do giữa các tầng lớp dân cư.

2.4.2.1 Tín dụng ngân hàng
 Khái niệm
Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các
tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới các hình thức ngân hàng đứng ra huy động
vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên.
 Đặc điểm của TDNH
Là tín dụng giữa NH với vai trò người cho vay, DN, cá nhân là người đi vay.
Đối tượng là tiền tệ
Không hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi
hàng hoá
 Công cụ của TDNH
+ Công cụ huy động
 Kỳ phiếu NH
20

 Chứng chỉ tiền gửi
 Sổ tiết kiệm,…
+ Công cụ cho vay
 Hợp đồng tín dụng

 Ưu điểm của TDNH
+ Thời hạn cho vay linh hoạt – ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi
nhu cầu vay vốn của khách hàng;
+ Về khối lượng tín dụng lớn;
+ Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực.
 Nhược điểm của TDNH
Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao – gắn liền với chính ưu điểm do việc
ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự
chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng.
2.4.2.2 Tín dụng thương mại
 Khái niệm
Tín dụng thương mại là quan hệ giữa các Công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh
tế với nhau được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá cho nhau.
Ra đời sớm hơn các hình thức tín dụng khác, giữ vai trò cơ sở để các hình
thức tín dụng khác ra đời.
 Đặc điểm của TDTM
+ TDTM là tín dụng giữa những người SXKD
+ Đối tượng là hàng hoá chứ không phải tiền tệ
+ Phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá
Hay nói cách khác hoạt động của TDTM dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn
nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá, tức là
có mối quan hệ đồng biến với nhau.

21

 Công cụ của TDTM
Công cụ giao dịch chủ yếu là thương phiếu. Loại công cụ này có 3 tính chất
cơ bản: tính trừu tượng, tính lưu thông và tính bắt buộc.
+ Tính trừu tượng tức là trên thương phiếu có ghi những thông tin khái quát như:

số tiền nợ, thời gian phải trả, lãi suất, người phải trả mà không ghi tên người
được thụ hưởng, không ghi lí do nợ.
+ Tính bắt buộc tức là người mắc nợ phải thanh toán cho người thụ hưởng hay
người nắm giữ nó số tiền đã ghi ở trên thương phiếu mà không được phép từ
chối hay trì hoãn.
• Thương phiếu do người mua chịu lập ra gọi là lệnh phiếu;
• Thương phiếu do người bán chịu lập ra gọi là hối phiếu.
+ Tính lưu thông tức là thương phiếu có thể chuyển nhượng được bằng cách kí
hậu (kí vào mặt sau)
 Ưu điểm của TDTM
+ Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá
+ Góp phần giải quyết nhu cầu về vốn.
+ Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
 Nhược điểm của TDTM
+ Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế.
+ Về thời gian: ngắn thường là dưới 1 năm;
+ Về đối tượng: giới hạn trong từng loại hình ngành nghề, từng loại DN.
+ Về phạm vi: bị hạn chế chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau, và phải quen
biết và tin tưởng nhau.

22

Ngoài ra, TDNH còn có nhược điểm là được cấp dưới hình thức hàng hoá, vì vậy
doanh nghiệp bán chịu chỉ có thể cung cấp cho một số doanh nghiệp nhất định – những
doanh nghiệp có nhu cầu đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh
2.4.2.3 Tín dụng nhà nước
 Khái niệm TDNN
Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (bao gồm chính phủ trung ương, chính quyền
địa phương…) với các đơn vị và cá nhân trong xã hội, trong đó chủ yếu là Nhà nước

đứng ra huy động vốn của các tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu để sử
dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn xã hội.
 Đặc điểm của TDNN
• Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân;
• Hình thức đa dạng, phong phú;
• Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức
trung gian.
 Công cụ của TDNN
+ Công cụ huy động
• Tín phiếu kho bạc;
• Trái phiếu kho bạc;
• Trái phiếu đầu tư:
• Công trái;
• Trái phiếu chính phủ quốc tế.
+ Công cụ cho vay
• Cho vay đầu tư;

23

• Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
• Bảo lãnh tín dụng.

Ưu điểm của TDNN

+ Giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế XH.
+ Góp phần thúc đẩy quan hệ quốc tế
+ Tạo điều kiện phát triển tín dụng ngân hàng.

Nhược điểm của TDNN

+ Dễ bị lạm dụng
+ Dễ lãng phí, không hiệu quả,…
2.4.2.4 Tín dụng tự do
Tín dụng tự do là tín dụng giữa các tầng lớp dân cư.

Ưu điểm của TDTD

+ Khó tiếp cận với TDNH hoặc TDTM.
+ TDTD giải quyết nhanh các nhu cầu vốn

Nhược điểm của TDTD

+ Lãi suất cao
+ Dễ phát sinh nhiều rủi ro khi các chủ nợ không có khả năng thanh toán,…
2.5 Thị trường hối đoái
2.5.1 Khái niệm

Là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương

tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác.

Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu.

Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao.
24

2.5.2 Đặc điểm

TTHĐ không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt động của

nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.

Có tinh quốc tế hoá cao.

Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng giao dịch tối thiểu và doanh số giao

dịch).
2.5.3 Vai trò

Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế.

Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp

phần ổn định thị trường tài chính.

Giúp NHTW nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ

trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.

Tạo điều kiện để hội nhập với TTTC quốc tế.

2.5.4 Chủ thể tham gia TTHĐ

NHNN Việt Nam.

Các TCTD được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (NHTM NN,

NHTM CP, CN nước ngoài, NH liên doanh, NH nước ngoài đủ điều kiện và được
NHNN cấp giấy phép).

Khách hàng (các đơn vị kinh tế, các tổ chức, cá nhân).

2.5.5 Các nghiệp vụ giao dịch hối đoái

Giao dịch giao ngay:
+ Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt cho các thành viên của thị trường.
+ Giúp cá TCTD điều chỉnh trạng thái ngoại hối kịp thời..
25

2.5.2 Đặc điểm ………………………………………………………………………………………………………….. 252.5.3 Vai trò ……………………………………………………………………………………………………………… 252.5.4 Chủ thể tham gia TTHĐ. …………………………………………………………………………………….. 252.5.5 Các nhiệm vụ thanh toán giao dịch hối đoái …………………………………………………………………………. 252.6 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ ……………………………………………………………………. 262.6.1 Bộ Tài chính Mỹ : ………………………………………………………………………………………………. 262.6.2 Hệ thống dự trữ liên bang …………………………………………………………………………………… 262.6.3 Ngân hàng thương mại ( NHTM ) …………………………………………………………………………. 272.6.4 Các doanh nghiệp ………………………………………………………………………………………………. 272.6.5 Nhà góp vốn đầu tư và công ty sàn chứng khoán ……………………………………………………………………… 272.6.6 Các cá thể, hộ kinh doanh thương mại ………………………………………………………………………………… 282.7 Các công cụ thị trường tiền tệ ………………………………………………………………………………… 292.8 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và những bộ phận của thị trường tài chính : ……………….. 382.8.1 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối : ……………………………………. 382.8.2 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và kinh doanh thị trường chứng khoán : ………………………………. 38B ài 3 : THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ( THE BOND MARKET ) ……………………………………….. 403.1 Khái niệm về thị trường trái phiếu ………………………………………………………………………….. 403.2 Vai trò của thị trường trái phiếu ……………………………………………………………………………… 413.2.1 Đối với nền kinh tế tài chính …………………………………………………………………………………………….. 413.2.2 Đối với doanh nghiệp …………………………………………………………………………………………. 433.2.3 Đối với nhà đầu tư ……………………………………………………………………………………………… 443.3 Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu ……………………………………………………………….. 443.3.1 Chủ thể phát hành ……………………………………………………………………………………………… 453.3.2 Chủ thể góp vốn đầu tư …………………………………………………………………………………………………… 453.3.3 Các tổ chức triển khai tài chính trung gian ………………………………………………………………………….. 463.4 Các hình thức thanh toán giao dịch trái phiếu ………………………………………………………………………….. 473.4.1 Giao dịch trái phiếu trên thị trường tập trung chuyên sâu ………………………………………………………… 473.4.2 Giao dịch trái phiếu trên thị trường phi tập trung chuyên sâu …………………………………………………… 483.5 Bài tập ………………………………………………………………………………………………………………… 493.6 Trả lời thắc mắc ……………………………………………………………………………………………………… 53B ÀI 4 : THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU ………………………………………………………………………………. 534.1 Khái niệm và những công cụ ……………………………………………………………………………………… 534.1.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………………………. 544.1.2 Các công cụ ………………………………………………………………………………………………………. 544.1.3 Cổ phiếu khuyến mại ……………………………………………………………………………………………….. 564.1.3.1 Khái niệm và Quyền lợi ………………………………………………………………………………….. 564.1.3.2 Các loại Cổ phiếu khuyễn mãi thêm …………………………………………………………………………………. 574.1.4 Đặc điểm của Cổ phiếu ………………………………………………………………………………………. 574.2 Hoạt động trên thị trường sơ cấp …………………………………………………………………………….. 594.2.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………………………. 594.2.2 Đặc điểm ………………………………………………………………………………………………………….. 594.2.3 Phát hành sàn chứng khoán ………………………………………………………………………………………. 604.2.3.1 Khái niệm về phát hành sàn chứng khoán ………………………………………………………………… 604.2.3.2 Phương thức phát hành sàn chứng khoán …………………………………………………………………. 614.2.3.3 Bảo lãnh phát hành sàn chứng khoán ………………………………………………………………………. 654.3 Hoạt động trên thị trường thứ cấp …………………………………………………………………………… 684.3.1 Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán ( SGD ) ………………………………………………………………………… 684.3.1.1 Khái niệm ……………………………………………………………………………………………………… 684.3.1.2 Hình thức sở hữu …………………………………………………………………………………………….. 694.3.1.3 Chức năng của sở giao dịch sàn chứng khoán …………………………………………………………… 704.3.2 Giao dịch sàn chứng khoán ………………………………………………………………………………………. 704.3.2.1 Mô hình thị trường ………………………………………………………………………………………….. 704.3.2.2 Giao dịch đấu giá ( trái phiếu, 1 lô lớn ) ………………………………………………………………. 724.3.2.3 Giao dịch đấu lệnh ………………………………………………………………………………………….. 724.3.2.4 Một số lao lý chung …………………………………………………………………………………….. 724.3.3 Thị trường phi tập trung chuyên sâu ……………………………………………………………………………………… 764.3.3.1 Khái niệm ………………………………………………………………………………………………………. 764.3.3.2 Mục tiêu của thị trường OTC tân tiến : ………………………………………………………………. 764.3.3.3 Môi giới sàn chứng khoán ……………………………………………………………………………………… 764.4 Giải bài tập ………………………………………………………………………………………………………….. 77B ÀI 5 : QUỸ ETF. ……………………………………………………………………………………………………… 815.1. Khái niệm cơ bản ………………………………………………………………………………………………… 815.2. Các mô hình Quỹ ETF : ………………………………………………………………………………………. 815.2.1 Phân loại theo cách quản trị quỹ : dữ thế chủ động hay thụ động : ……………………………………….. 815.2.2. Phân loại theo cấu trúc hạng mục của quỹ ETF : ETF thuần túy hay ETF tổng hợp : …. 825.3. Đặc tính của quỹ ETF. …………………………………………………………………………………………. 835.4. Cơ chế hoạt động giải trí ………………………………………………………………………………………………… 875.5. Các khái niệm thường gặp ……………………………………………………………………………………. 89B ÀI 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH1. 1. Bản chất và công dụng của thị trường tài chính1. 1.1. Bản chất của thị trường tài chínhTrong nền kinh tế tài chính, nhu yếu về vốn để góp vốn đầu tư và những nguồn tiết kiệm chi phí có thểphát sinh từ những chủ thể khác nhau. Nhiều người có thời cơ góp vốn đầu tư sinh lời thìthiếu vốn, trái lại nhiều người có vốn nhàn nhã lại không có thời cơ góp vốn đầu tư. Do đóhình thành nên một chính sách quy đổi từ tiết kiệm ngân sách và chi phí sang góp vốn đầu tư. Cơ chế đó đượcthực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Những người thiếu vốn huy độngvốn bằng cách phát hành ra những công cụ tài chính như CP, trái phiếu. Nhữngngười có vốn dư thừa, thay vì góp vốn đầu tư vào máy móc thiết bị. Nhà xưởng để sản xuấthàng hoá hay phân phối dịch vụ, sẽ góp vốn đầu tư ( mua ) vào những gia tài tài chính được pháthành bởi những người cần kêu gọi vốn. Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người cóvốn rảnh rỗi tới những người thiếu vốn. Thị trường tài chính cũng hoàn toàn có thể định nghĩa là nơi mua và bán, trao đổi những côngcụ tài chính. Hoạt động trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu cócủa những cá thể, tới hành vi của những doanh nghiệp và người tiêu dùng, và tới độngthái chung của hàng loạt nền kinh tế tài chính. 1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính  Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốnĐây là công dụng kinh tế tài chính đa phần của thị trường tài chính. Thông qua hoạtđộng của những chủ thể trên thị trường, những nguồn tài chính được luân chuyển để cungvà cầu về vốn gặp nhau. Quá trình luân chuyển vốn trên thị trường tài chính làmtăng quy trình chuyển những nguồn tiết kiệm ngân sách và chi phí thành góp vốn đầu tư. Quá trình luân chuyển vốnđược biểu lộ qua sơ đồ sau đây : Nguồn đáp ứng vốn ( nơi thừavốn ) : Cá nhân, hộ mái ấm gia đình. Đơn vị kinh tế tài chính. Tổ chức đoàn thể, xãhội. nhà nước. Người quốc tế ….. Nguồn sử dụng vốn ( nơi thiếuvốn ) : THỊTRƯỜNGĐơn vị kinh tế tài chính. nhà nước TWChính quyền địaphương. Cá nhânHộ mái ấm gia đình …. TÀIBên trái của sơ đồ là những người tiết kiệm ngân sách và chi phí và cho vay vốn : Bên phải làCHÍNHnhững người phải đi vay vốn để hỗ trợ vốn cho tiêu tốn. Người tiết kiệm chi phí – cho vay chủyếu là những hộ mái ấm gia đình, tuy nhiên, những doanh nghiệp và chính phủ nước nhà, và người nướcngoài nhiều lúc cũng có tiền dư thừa và đem cho vay số tiền đó. Người đi vay – chitiêu quan trọng nhất là những doanh nghiệp và chính phủ nước nhà, tuy nhiên hộ mái ấm gia đình và ngườinước ngoài đôi lúc cũng đi vay để shopping ôto, vật dụng và nhà ở. Các mũi tên chothấy những dòng vốn chạy từ người tiết kiệm ngân sách và chi phí – cho vay sang người đi vay – chi tiêuqua hai kênh. Ở kênh tài chính gián tiếp, những chủ thể thừa vốn không trực tiếp đáp ứng vốncho người thiếu vốn mà gián tiếp trải qua những trung gian tài chính như những ngânhàng, những tổ chức triển khai nhận tiền gửi tiết kiệm ngân sách và chi phí và cho vay, những công ty bảo hiểm hay cáctồ chức tài chính tín dụng thanh toán khác. Ở kênh tài chính trực tiếp, những chủ thể dư thừa vốn trực tiếp chuyển vốn chocác chủ thể thiếu vốn ( người tiêu dùng, người góp vốn đầu tư ) bằng cách mùa những gia tài tàichính trực tiếp do những chủ thể thiếu vốn phát hành trải qua những thị trường tàichính. Như vậy, chính thị trường tài chính đã giúp cho nguồn vốn hoạt động từ nơithừa vốn đến nơi thiếu vốn, giúp cho quy trình giao lưu vốn được nhanh gọn vàhiệu quả. Nhờ đó tận dụng được những nguồn vốn lẻ tẻ, trong thời điểm tạm thời thư thả đưa vào sảnxuất, kinh doanh thương mại, góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng nhằm mục đích đem lại quyền lợi cho những đối tác chiến lược tham gia thịtrường, đồng thời ship hàng nhu yếu tăng trưởng của hàng loạt nền kinh tế tài chính.  Hình thành giá của những gia tài tài chínhThông qua sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa người mua và người bán, giá của những tàisản tài chính được xác lập, hay nói cách khác, cống phẩm cần phải có trên một tài sảntài chính được xác lập. Yếu tố thôi thúc những doanh nghiệp gọi vốn chính là mứclợi tức mà những nhà đầu tư nhu yếu ; và chính đặc thù này của thị trường tài chínhđã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế tài chính cần được phân chia như thế nào giữacác gia tài tài chính. Quá trình đó được gọi là quy trình hình thành giá.  Tạo tính thanh khoản cho gia tài tài chínhThị trường tài chính tạo ra một chính sách để những nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán gia tài tàichính của mình. Chính nhờ vào đặc thù này mà người ta nói rằng thị trường tàichính tạo ra tính thanh khoản cho nền kinh tế tài chính. Nếu thiếu tính thanh toán, ngườiđầu tư sẽ buộc phải nắm giữ những công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ cáccông cụ vốn cho tới khi công ty phá sản phải thanh lý tài sản. Mặc dù tổng thể những thịtrường tài chính đều có tính thanh toán, tuy nhiên mức độ thanh khoản giữa những thịtrường lại khác nhau.  Giảm thiểu ngân sách, tiết kiệm ngân sách và chi phí chi phíĐể cho những thanh toán giao dịch hoàn toàn có thể diễn ra, những người mua và những người báncần phải tìm được nhau ; muốn thế, họ cần phải tiêu tốn tiền và thời hạn cho việcquảng cáo ý đồ của mình và tìm kiếm đối tác chiến lược. Đó là những ngân sách tìm kiếm. Bêncạnh đó là những ngân sách thông tin gắn liền với việc đánh giá và nhận định những giá trị dầu tư củamột công cụ tài chính, tức là khối lượng và tính chắc như đinh của dòng tiền dự kiếnthu được từ góp vốn đầu tư. Nhờ tính tập trung chuyên sâu, khối lượng thanh toán giao dịch và giá trị giao dịchlớn, thông tin được phân phối vừa đủ và nhanh gọn, thị trường tài chính cho phépgiảm thiểu những ngân sách này.  Ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệBên cạnh những công dụng kể trên, thị trường tài chính còn có tính năng ổnđịnh và điều hoà lưu thông tiền tệ, bảo vệ sự tăng trưởng lành mạnh của nền kinhtế. Thông qua việc mua và bán những trái phiếu, tín phiếu cơ quan chính phủ của ngân hàngtrung ương trên thị trường tài chính, cơ quan chính phủ hoàn toàn có thể tạo ra nguồn thu bù đắp thâmhụt ngân sách và trấn áp lạm phát kinh tế. Ngân hàng TW cũng hoàn toàn có thể mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hốiđể kiểm soát và điều chỉnh lượng cung và cầu ngoại tệ nhằm mục đích giúp cơ quan chính phủ không thay đổi tỷ giá hốiđoái. 1.2. Cấu trúc của thị trường tài chínhTuỳ theo những tiêu thức khác nhau, người ta hoàn toàn có thể phân loại thị trường tàichính theo nhiều cách khác nhau : 1.2.1. Thị trường tiền tệ và thị trường vốnCăn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành thịtrường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệThị trường tiền tệ là thị trường mua và bán, trao đổi những công cụ tài chính ngănhạn ( thường có thời hạn dưới 1 năm ). Thông qua thị trường tiền tệ, những nguồn vốn thư thả được chuyển từ nhữngnơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn và có nhu yếu góp vốn đầu tư, góp thêm phần tăng hiệuquả phân chia nguồn lực của xã hội. Thị trường tiền tế còn là nơi để ngân hàng nhà nước trungương thực thi nhiệm vụ thị trường mở nhằm mục đích trấn áp lượng tiền dự trữ của cácngân hàng thương mại và điều tiết lượng tiền đáp ứng. Thị trường tiền tệ có một số ít đặc trưng cơ bản sau : – Các công cụ của thị trường tiền tệ có thời hạn đáo hạn trong vòng một nămnên có tính thanh toán cao, độ rủi ro đáng tiếc thấp và hoạt động giải trí tương dối không thay đổi. – Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra hầu hết trên thị trường tín dụng thanh toán dođó Chi tiêu hình thành trên thị trường này được bộc lộ trải qua lãi suất vay tín dụngngân hàng. Thị trường tiền tệ gồm có thị trường liên ngân hàng nhà nước, thị trường chứng khoánngắn hạn, thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng thanh toán … Thị trường tín dụng thanh toán gồm có những hoạt động giải trí tín dụng thanh toán của ngân hàng nhà nước thươngmại, đó là hoạt động giải trí kêu gọi vốn và cho vay vốn thời gian ngắn. Thị trường liên ngân hàng nhà nước hoạt động giải trí nhằm mục đích xử lý nhu yếu vôn tín dụnggiữa những ngân hàng nhà nước với nhau trước khi ngân hàng nhà nước thương mại đi vay chiết khấu tạingân hàng TW. Thị trường sàn chứng khoán thời gian ngắn là nơi triển khai những thanh toán giao dịch mua và bán, chuyển nhượng ủy quyền và trao đổi những sách vở có giá thời gian ngắn như tín phiếu kho bạc, kỳphiếu ngân hàng nhà nước, chứng từ tiền gửi tiết kiệm chi phí và những sách vở có giá thời gian ngắn khác. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra những thanh toán giao dịch, mua và bán, chuyển nhượng ủy quyền, vay và cho vay bằng ngoại tệ. Thị trường ngoại hối là một bộ phận quan trọng củathị trường tiền tệ, sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa cung và cầu trên thị trường này sẽ hìnhthành và ảnh hưởng tác động đến tỷ giá hối đoạt, một trong những biến số quan trọng của nềnkinh tế.  Thị trường vốnThị trường vốn là thị trường mua và bán, trao đổi những công cụ tài chính chung vàdài hạn ( thường có thời hạn trên 1 năm ). So với những công cụ trên thị trường tiền tệ, những công cụ trên thị trường vốn có tính thanh khoản kém hơn và độ rủi ro đáng tiếc cao hơn, do đó chúng có mức cống phẩm cao hơn. Vai trò hầu hết của thị trường vốn là phân phối tài chính cho những khoản đầu tưdài hạn của chính phủ nước nhà, doanh nghiệp và hộ mái ấm gia đình. Thị trường vốn gồm có thịtrường sàn chứng khoán, thị trường vay nợ dài hạn, thị trương tín dụng thanh toán thuê mua, thịtrường cầm đồ, thị trường bất động sản … 1.2.2. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phầnCăn cứ vào phương pháp kêu gọi vốn, thị trường tài chính được chia ra thànhthị trường nợ và thị trường vốn CP.  Thị trường nợThị trường nợ là thị trường mua và bán những công cụ nợ như trái phiếu, những khoảncho vay, … Thị trường nợ có đặc trưng là những công cụ thanh toán giao dịch đều có kỳ hạn nhất định, hoàn toàn có thể là thời gian ngắn, trung hạn hoặc dài hạn tuỳ theo cam kết nợ giữa chủ nợ vàngười mắc nợ. Sự hoạt động giải trí trên thị trường nợ nhờ vào rất lớn vào dịch chuyển củalãi suất ngân hàng nhà nước.  Thị trường vôn cổ phầnThị trường vốn CP là thị trường mua và bán những CP của công ty cổphần. Đặc trưng của thị trường này là những công cụ trên thị trường này không có kỳhạn mà chi có thời gian phát hành, không có ngày mãn hạn. Người mua CP chỉ hoàn toàn có thể lấy lại tiền bằng cách bán lạn CP trên thịtrường hoặc khi công ty công bố phá sản. Khác với thị trường nợ, hoạt động giải trí củathị trường vốn CP đa phần nhờ vào vào hiệu suất cao kinh doanh thương mại của công ty cổphần. 1.2.3. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấpCăn cứ vào tỉnh chất của việc phát hành những công cụ tài chính, thị trường tàichính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.  Thị trường sơ cấpThị trường sơ cấp là thị trường trong đó những công cụ tài chính được phát hànhlần đầu và được bán cho người tiên phong mua chúng. Do là phát hành lần đầu nênthị trường này còn được gọi là thị trường cấp một. Thị trường này ít quen thuộc với công chúng góp vốn đầu tư vì việc bán chứng khoántới những người mua tiên phong được thực thi theo những thoả thuận riêng với sựtrợ giúp đa phần của những định chế tài chính làm trách nhiệm bảo lãnh phát hành.  Thị trường thứ cấpThị trường thứ cấp là thị trường giao địch những công cụ tài chính sau khi chúngđã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp còn được gọi là thịtrường cấp hai. Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong khoanh vùng phạm vi rộng hơn với tổngmức lưu chuyển vốn lớn hơn rất nhiều so với thị trường sơ cấp. Tuy nhiên việcmua bán sàn chứng khoán trên thị trường này không làm biến hóa nguồn vốn của tổchức phát hành mà chỉ chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thị trường thứ cấp hoạt động giải trí làm cho những công cụ tài chính có tính lỏng caohơn và do đó tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp. Vìvậy, hoàn toàn có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thôi thúc sự tăng trưởng của thị trườngsơ cấp. 1.3. Các công cụ của thị trường tài chính1. 3.1. Các công cụ của thị trường tiền tệDo có thời hạn đáo hạn ngắn nên những công cụ tài chính thanh toán giao dịch trên thịtrường tiền tệ có đặc thù chung là giao động giá thấp và độ rủi ro đáng tiếc thấp. Các công cụ đa phần của thị trường tiền tệ gồm có :  Tín phiếu kho bạcLà một công cụ vay nợ thời gian ngắn của chính phủ nước nhà do kho bạc nhà nước pháthành, thường được phát hành theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 9 tháng. Mặc dùlãi suất tín phiếu kho bạc thường thấp hơn những công cụ nợ khác nhưng nó rất đượcưa chuộng trên thị trường tiền tệ do tính bảo đảm an toàn và tính thanh toán cao, dễ dàngchuyển nhượng trên thị trường thứ cấp. 10T ín phiếu kho bạc là công cụ nắm giữ đa phần của những ngân hàng nhà nước thương mại. Các ngân hàng nhà nước này góp vốn đầu tư nguồn vốn ngừng hoạt động vào tín phiếu kho bạc để thu lợitức và quan trọng hơn, dùng nó như tiền dự trữ cấp hai, tức chuyển thành tiền mặtbất cứ khi nào để xử lý khó khăn vất vả tài chính của ngân hàng nhà nước. Ngân hàng TW cũng hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để thực thi nghiệpvụ thị trường mở nhăm kiểm soát và điều chỉnh lượng tiền đáp ứng ra lưu thông và kiểm soátthị trường tín dụng thanh toán.  Thương phiếuThương phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu thương mại là một loại giấy nhận nợđặc biệt người giữ nó có quyền đòi tiền khi đến hạn. Thương phiếu gồm có : – Hối phiếu : là phiếu ghi nợ do người bán hàng trả chậm ký phát trao chongười mua hàng trả chậm trong đó nhu yếu người mua phải trả một số tiền nhấtđịnh khi đến hạn cho người bán hoặc bất kể người nào xuất trình hối phiếu này ( người thụ hưởng ). – Lệnh phiếu : là giấy nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao chongười bán hàng trả chậm trong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khiđến hạn cho người thụ hưởng. – Chứng chỉ lưu kho : là giấy do một công ty kinh doanh thương mại kho bãi ký phát, thừanhận có giữ hàng hoá cho người chủ hàng ký gửi và cam kết giao hàng cho chủhàng hay một người nào đó do chủ hàng chỉ định bằng cách ký hậu.  Các chứng từ tiên gửi hoàn toàn có thể chuyển nhượngLà giấy ghi nhận về việc gửi tiền và là một công cụ vay nợ của ngân hàngđối với người gửi tiền. Trên chứng từ qui định người chiếm hữu nó sẽ nhận được mộtkhoản tiền lãi định kỳ và nhận đủ số vốn khi đáo hạn. Người nắm giữ chứng chỉnày không được rút tiền trước khi đến hạn mà chỉ hoàn toàn có thể tịch thu tiền bằng cách bánlại trên thị trường thứ cấp. Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ quan trọng trong việctạo nguồn vốn hoạt động giải trí và bảo vệ tính thanh khoản cho ngân hàng nhà nước.  Chấp phiếu ngân hàngLà giấy do một công ty phát hành, bảo vệ rằng một ngân hàng nhà nước sẽ thanh toánvô điều kiện kèm theo một khoản tiền nhất định vào một thời gian nhất định trong tương laicho người nắm giữ giấy này. Công ty trước khi phát hành công cụ này buộc phảigửi vào thông tin tài khoản ngân hàng nhà nước một khoản tiền tương ứng với lượng tiền ghi trên chấpphiếu. Người nắm chấp phiếu ngân hàng nhà nước cũng hoàn toàn có thể chiết khấu lại trên thị trườngđể thu tiền trước. Lãi suất của công cụ này tương đối thấp do tính bảo đảm an toàn cao. 111.3.2. Các công cụ trên thị trường vốnCác công cụ trên thị trường vốn gồm có những công cụ vốn và những công cụ nợcó thời hạn đáo hạn trên một năm. Loại công cụ này có dịch chuyển giá mạnh hơn vàtính thanh khoản thấp hơn những công cụ trên thị trường tiền tệ và được coi là nhữngkhoản góp vốn đầu tư khá rủi ro đáng tiếc. Những loại công cụ chính là CP ( công cụ vốn ) và tráiphiếu ( công cụ nợ ). Ngoài ra còn có những công cụ quy đổi hoặc những công cụ phátsinh. Cổ phiếu : là giấy Chứng nhận quyền sở hữu và quyền lợi hợp pháp so với thunhập và gia tài của một công ty CP. Cổ phiếu gồm có nhiều loại khác nhaunhư CP thường, CP khuyến mại cổ tức, CP khuyến mại dự phần … Trái phiếu : là giấy ghi nhận việc vay vốn của một chủ thể ( chủ thể pháthành ) so với một chủ thể khác ( chủ thể cho vay vốn ). Trên trái phiếu quy địnhhàng kỳ chủ thể phát hành phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiềnnhất định ( lãi tức trái phiếu ) và tới thời gian đáo hạn phải hoàn trả khoản vốn chovay khởi đầu. Có nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu công ty, trái phiếuchính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu hoàn toàn có thể quy đổi … Các khoản tín dụng thanh toán cầm đồ : là những khoản cho vay so với những doanh nghiệphoặc những hộ mái ấm gia đình để mua nhà tại, đất đai. bất động sản và dùng chính những tài sảnnày làm thế chấp ngân hàng cho khoản vốn vay. Các khoản tín dụng thanh toán thương mại : là những khoản cho vay trung, dài hạn của cácngân hàng thương mại hoặc những công ty tài chính cho người tiêu dùng hoặc cácdoanh nghiệp có nhu yếu vay vốn. Các khoản tín dụng thanh toán này trường không được giaodịch mua và bán trên thị trường thứ cấp nên tính thanh khoản rất thấp. Chứng chỉ quỹ góp vốn đầu tư : là một loại sàn chứng khoán do công ty quản trị quỹ đạidiện cho một quỹ góp vốn đầu tư sàn chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi củangười góp vốn đầu tư so với quỹ. 1.4. Các trung gian tài chínhTrung gian tài chính là những tổ chức triển khai làm cầu nối giữa những người cần vốnvà những người cung ứng vốn trên thị trường. Trung gian tài chính, dù thuộc loạihình nào đi nữa, đều có chung một đặc thù là phát hành những công cụ tài chính đểthu hút vốn. Mức chênh lệch mà người trung gian nhận được giữa lãi suất vay cho vay ( hay cống phẩm góp vốn đầu tư ) với lãi suất vay kêu gọi vốn chính là chí phí trung gian hay hoahồng trung gian. Khi những người có vốn ký thác số vốn của mình vào những trung12gian tài chính, khoản góp vốn đầu tư của họ là góp vốn đầu tư gián tiếp ; còn khi trung gian tài chínhđầu tư số vốn này, khoản góp vốn đầu tư đó là góp vốn đầu tư trực tiếp. 1.4.1. Các mô hình trung gian tài chínhCác tổ chức triển khai trung gian tài chính gồm ba nhóm chính : những tổ chức triển khai nhận tiềngửi ( ngân hàng nhà nước ), những tổ chức triển khai tiết kiệm ngân sách và chi phí theo hợp đồng và những trung gian góp vốn đầu tư.  Các tổ chức triển khai nhận tiền gửiĐây là những tổ chức triển khai tài chính trung gian lớn nhất trên thị trường tài chính xéttheo khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí và năng lực về vốn. Các tổ chức triển khai này kêu gọi vốn bằngcách mở thông tin tài khoản séc và thông tin tài khoản tiết kiệm chi phí cho người mua, đồng thời sử dụng sốvốn kêu gọi được để cho vay theo nhiều hình thức khác nhau hoặc góp vốn đầu tư vàochứng khoán. Thu nhập của những tổ chức triển khai này đến từ hai nguồn : thu nhập từ cáckhoản cho vay và mua sàn chứng khoán ; và thu nhập từ những khoản phí. Các tổ chức triển khai nhận tiền gửi gồm có những ngân hàng nhà nước thương mại, những hiệp hộitiết kiệm và cho vay ( S&L s ), những ngân hàng nhà nước tiết kiệm chi phí và những liên hiệp tín dụng thanh toán.  Các tổ chức triển khai tiết kiệm ngân sách và chi phí theo hợp đồngCác tổ chức triển khai tiết kiệm ngân sách và chi phí theo hợp đồng như công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí làcác trung gian tài chính kêu gọi vốn dựa trên cơ sở hợp đồng theo định kỳ. Các tổchức này hoàn toàn có thể Dự kiến tương đối đúng chuẩn khoản tiền họ sẽ thanh toán giao dịch trongnhững năm tới nên không phải lo ngại về việc thiếu vốn như những tổ chức triển khai nhận tiềngửi. Do đó, những tổ chức triển khai này hoàn toàn có thể góp vốn đầu tư những loại sàn chứng khoán dài hạn như tráiphiếu, CP công ty, những khoản cho vay cầm đồ. Công ty bảo hiểmCông ty bảo hiểm là những trung gian tài chính tiếp đón việc triển khai mộtkhoản giao dịch thanh toán mỗi khi có một sự kiện xảy ra, với một khoản góp phần trước đócủa người muốn thụ hưởng quyền hạn này. Công ty bảo hiểm kêu gọi vốn từ cáckhoản góp phần của những người tham gia hợp đồng bảo hiểm và sử dụng phầnlớn số tiền kêu gọi được để mua trái phiếu. Các công ty bảo hiểm cũng hoàn toàn có thể đầutư vào CP tuy nhiên số lượng rất hạn chế vì họ ngại tính rủi ro đáng tiếc cao của CP. Thu nhập của công ty bảo hiểm hầu hết là những khoản phí, ngoài những còn có cáckhoản cống phẩm góp vốn đầu tư từ những công cụ tài chính. Quỹ hưu tríQuỹ hưu trí được thiết lập để giao dịch thanh toán những khoản quyền lợi của những ngườilao động khi họ về hưu. Thành lập ra những quỹ này là những doanh nghiệp tư nhân ; 13 những cơ quan nhà nước hoặc địa phương ; những nghiệp đoàn lao động nhân danh thànhviên của mình, và sau cuối là những cá thể có nhu yếu. Đặc điểm của quỹ này là nó tương quan đến việc góp vốn đầu tư vào một gia tài rất kémtính thanh khoản, đó là hợp đồng về tiền hưu trí. Tài sản này không được đem sửdụng, dù chỉ là để thế chấp ngân hàng cho một khoản vay cho đến khi về hưu. Tuy nhiên, lợithế của những quỹ này là những khoản góp phần của những ông chủ, và một khối lượngnhất định góp phần của người lao động, cũng như thu nhập từ gia tài của quỹ, đượcphép đóng thuế chậm. Về thực ra, quỹ hưu trí là một hình thức trả công của ôngchủ mà người làm công không bị đánh thuế cho đến khi rút số tiền này. Nó có tácdụng khuyến khích những người làm công ở lại với doanh nghiệp.  Các trung gian đầu tưCác trung gian góp vốn đầu tư gồm có những công ty tài chính, quỹ tương hỗ và quỹtương hỗ thị trường tài chính. Công ty tài chínhCông ty tài chính kêu gọi vốn băng cách bán những thương phiếu hoặc pháthành CP, trái phiếu. Sau đó, công ty sử dụng số vốn này cho người tiêu dùngvay để shopping nhà cửa, trang thiết bị, xe hơi … Một số công ty tài chính được mộtcông ty mẹ xây dựng để bán gia tài của công ty mình. Chẳng hạn, công ty tín dụngFord hoàn toàn có thể cho người mua vay để mua ôtô Ford. Quỹ tương hỗĐây là một mô hình trung gian tài chính, huý động vốn bằng cách bán chứngchỉ quỹ cho những cá thể và dùng vốn đó để góp vốn đầu tư vào hạng mục CP và tráiphiếu đã được đa dạng hoá. Các quỹ tương hỗ thường được quản trị bởi một côngty quản trị quỹ. Một công ty quản trị quỹ hoàn toàn có thể quản trị nhiều quỹ khác nhau để đadạng hoá góp vốn đầu tư do mỗi quỹ thường chỉ tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư vào một số ít loại chứngkhoán nhất định. Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệThể chế tài chính tương đối mới này mang những đặc trưng của quỹ tương hỗnhưng được phép mở thông tin tài khoản tiền gửi cho người mua. Giống như hầu hết cácquỹ tương hỗ, tổ chức triển khai này được phép bán CP để kêu gọi vốn đồng thời sửdụng số vốn này để mua những công cụ bảo đảm an toàn và có tính thanh toán cao trên thịtrường tiền tệ. Lãi suất của những gia tài này sẽ được thanh toán giao dịch định kỳ cho cổ đông. Trên đây là một số ít mô hình trung gian tài chính phổ cập. Mặc dù phươngthức hoạt động giải trí đơn cử của tổ chức triển khai này là khác nhau tuy nhiên chúng bộc lộ rất rõ vaitrò trung gian tài chính được đề cập dưới đây. 141.4.2. Vai trò của những trung gian tài chính  Chuyển đổi thời hạn đáo hạn của những công cụ tài chínhCó thể nhận thấy công dụng này rõ nhất trải qua hoạt động giải trí của những tổ chứcnhận tiền gửi, đa phần là những ngân hàng nhà nước thương mại. Nhờ có những trung gian tàichính, cả người góp vốn đầu tư ( người gửi tiền ) và người đi vay đều hoàn toàn có thể lựa chọn dượcnhững thời hạn thích hợp với tiềm năng của mình.  Giảm thiểu rủi ro đáng tiếc bằng cách đa dạng hoá đầu tưLoại hình trung gian tài chính càng nhiều mẫu mã, những mẫu sản phẩm tài chính dochúng tạo ra càng phong phú. Khi những nhà đầu tư đặt tiền của họ vào những công ty đầutư, những công ty này hoàn toàn có thể dầu tư số tiền đó vào, ví dụ điển hình, CP của một sốlớn những công ty. Bằng cách đó, công ty góp vốn đầu tư đã đa dạng hoá việc góp vốn đầu tư và giảmthiểu được rủi ro đáng tiếc của nó. Điều này chỉ hoàn toàn có thể triển khai dược với diều kiện có dượcmột khối lượng tiền đủ lớn ; và nó lý giải vì sao việc đa dạng hoá góp vốn đầu tư, tứcbiến những gia tài nhiều rủi ro đáng tiếc thành những gia tài ít rủi ro đáng tiếc hơn, lại là lợi thế củacác trung gian tài chính và rộng hơn, là quyền lợi kinh tế tài chính quan trọng của những thị trườngtài chính.  Giảm thiểu chi phỉ hợp đồng và ngân sách giải quyết và xử lý thông tinNhững nhà đầu tư vào những gia tài tài chính phải có được những kỹ năng và kiến thức cầnthiết để nhìn nhận một khoản dầu tư nghiên cứu và phân tích năng lực doanh thu, mức độ rủi ro đáng tiếc củatừng gia tài tài chính cũng như của hàng loạt khoản mục góp vốn đầu tư để từ đó ra quyếtđịnh mua hoặc bán những gia tài tài chính. Tuy nhiên, những nhà đầu tư cá thể thườngkhông có điều kiện kèm theo để tăng trưởng những kỹ năng và kiến thức này, cả về mặt thời hạn và kiếnthức. Họ thường phải thuê người viết hợp đồng, làm phát sinh ngân sách hợp đồng. Bên cạnh đó, để xác nhận mức độ đáng tin cậy và giải quyết và xử lý những thông tin thu thập dượcvề gia tài tài chính và về người phát hành gia tài đó, nhà đầu tư cũng phải bỏ ramột khoảng chừng thời hạn và ngân sách nhất định, được gọi là ngân sách giải quyết và xử lý thông tin. Các trung gian tài chính, với tư cách là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thểgiảm thiểu tổng thể những ngân sách đó do lợi thế về tính tập trung chuyên sâu, chuyên môn hoá vàquy mô góp vốn đầu tư lớn hơn.  Cung cấp một chính sách thanh toánNgày nay hầu hết những thanh toán giao dịch được thực thi mà không dùng tiền mặt. Việcthanh toán hoàn toàn có thể sử dụng séc, thẻ tín dụng, hoặc việc chuyển tiền điện tử. Một số15trung gian tài chính sẽ đảm nhiệm việc cung ứng những phương pháp thanh toánnày. Trước đây, việc giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được số lượng giới hạn ở những tàikhoản vãng lai hoàn toàn có thể ký séc tại những ngân hàng nhà nước thương mại, sau đó được lan rộng ra racác hiệp hội tín dụng thanh toán, và 1 số ít công ty góp vốn đầu tư. Thanh toán bằng thẻ tín dụng thanh toán trướcđây cũng chỉ được thực thi tại những ngân hàng nhà nước thương mại nhưng giờ dây những tổchức nhận tiền gửi công cung ứng dịch vụ này. Như vậy, việc giao dịch thanh toán khôngdùng tiền mặt đã trở thành một trong những công dụng quan trọng của trung gian tàichính. 1.5. Mối quan hệ giữa những bộ phận của thị trường tài chínhQua nghiên cứu và điều tra về cấu trúc của thị trường tài chính, người ta hoàn toàn có thể nhận thấygiữa những thị trường cấu thành có mối quan hệ ngặt nghèo và biện chứng với nhau. Những dịch chuyển trên thị trường này sẽ ảnh hưởng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cácthị trường khác. Khi nền kinh tế tài chính tăng trưởng, thị trường tài chính ngày càng trở nêntinh vi và phức tạp, ranh giới truyền thống cuội nguồn giữa những công cụ tài chính hay giữa cácloại thị trường ngày càng mang tính tương đối. Các công cụ tài chính được lưuthông xen kẽ giữa những loại thị trường và được chuyển hoá lẫn nhau. những côngcụ mới không ngừng sinh ra, trong đó có nhiều loại công cụ hỗn hợp mang nhữngđặc trưng của nhiều loại công cụ khác nhau. Do đó những bộ phận của thị trường tảichính càng trở nên gắn bó ngặt nghèo với nhau. Dưới đây sẽ trình diễn 1 số ít quan hệtồn tại lúc bấy giờ trên thị trường tài chính.  Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ có quan hệ khăng khít với nhau, không có thị trường nào hoạt động giải trí một cách độc lập tuyệt đối mà chúng tác độngqua lại và chi phối lẫn nhau. Một dịch chuyển trên thị trường tiền tệ đều dẫn dấnnhững đổi khác trên thị trường ngoại hối. Các mối quan hệ hình thành giữa hai thịtrường này đa phần trải qua hai biến số cơ bản : lãi suất vay và tỷ giá. Sự biến độngcủa lãi suất vay trên thị trường tiền tệ hoàn toàn có thể ảnh hưởng tác động dấn những luồng vốn chuyển dời giữahai thị trường này, ảnh hưởng tác động tới mối quan hệ cung – cầu về ngoại tệ, làm tỷ giáhôi đoái trên thị trường ngoại hối đổi khác. Để minh hoạ cho mối quan hệ này cóthể xem xét một thực tiễn như sau : Cho tới tháng 6 năm 2000, trong vòng hơn mộtnăm, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã liên tục 6 lần tăng lãi suất vay. Theo một phản ứngdây chuyền, Ngân hàng TW châu Âu cũng nâng lãi suất vay và lãi suất vay trên thịtrường liên ngân hàng nhà nước theo đó tăng lên. Chịu ảnh hưởng tác động của xu thế này, cácngân hàng thương mại Nước Ta cũng từng bước nâng lãi suất vay kêu gọi ngoại tệtăng nên đã có một khối lượng khá lớn tiền gửi VND được rút ra khỏi tài khoảnngân hàng để mua ngoại tệ trên thị trường và sau đó lại được gửi vào ngân hàng16bằng USD để hưởng phần lãi suất vay cao hơn. Vốn kêu gọi ngoại tệ tăng mạnh ởmột số ngân hàng nhà nước thương mại. Mặt khác, mặc dầu lãi suất vay kêu gọi USD đã đượcnâng lên tuy nhiên vẫn thấp hơn lãi suất vay USD trên thị trường quốc tế ( chênh lệch vàokhoảng 1,4 – 1,8 % vào thời gian đầu năm 2000 ), khiến cho việc kêu gọi ngoại tệtrong nước và chuyển ra quốc tế để hưởng lãi suất vay cao hơn trở thành một hoạtđộng sinh lời mê hoặc so với những ngân hàng nhà nước thương mại. Nhu cầu ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối thế cho nên ngày càng tăng nhanh gọn và do đó tỷ giá có xu thế bị đẩylên.  Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoánMối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và đầu tư và chứng khoán được thể hiệnthông qua sự ảnh hưởng tác động của lãi suất vay và tỷ giá hối đoái lên Chi tiêu sàn chứng khoán. Tỷ giá hối đoái là tác nhân tác động ảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ tới quyết định hành động góp vốn đầu tư trên thịtrường sàn chứng khoán. Khi những nhà đầu tư vào sàn chứng khoán và sẽ thay thế sửa chữa bàng tàisản ngoại tệ vì sàn chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mất giá thì giá trị chứng khoánsẽ bị giảm. Các nhà đầu tư này hoàn toàn có thể sẽ chuyển vốn góp vốn đầu tư ra quốc tế. Nhưvậy, ảnh hưởng tác động của tỷ giá hối đoái đã làm di dời góp vốn đầu tư từ thị trường chứngkhoán sang thị trường hối đoái hoặc ngược lại. Lãi suất thị trường là tác nhân tác động ảnh hưởng trực tiếp tới Chi tiêu sàn chứng khoán thôngqua việc đổi khác mức lợi suất nhu yếu của những nhà đầu tư khi đồng ý góp vốn đầu tư vàochứng khoán đó. Khi thị trường tiền tệ có tín hiệu đổi khác lãi suất vay chiết khấu vàlãi suất tái chiết khấu từ ngân hàng nhà nước TW thì lập tức sẽ tác động ảnh hưởng tới lượngtiền đáp ứng và tác động ảnh hưởng tới cung tín dụng thanh toán từ phía ngân hàng nhà nước thương mại, đồngthời cũng tác động ảnh hưởng tới Chi tiêu sàn chứng khoán. Tuy nhiên, mức độ tác động ảnh hưởng của lãi suấtvào Ngân sách chi tiêu trái phiếu và CP lại khác nhau. Lãi suất tác động ảnh hưởng trực tiếp tới giátrái phiếu, khi lãi suất vay chiết khấu tăng ( hoặc giảm ) thì giá trái phiếu trên thị trườngsẽ giảm ( hoặc tăng ). Còn so với CP, quan hệ giữa lãi suất vay và giá không phảilà mối quan hệ trực tiếp và trọn vẹn một chiều. Mức độ ảnh hưởng tác động của lãi suất vay lêngiá CP nhờ vào vào nguyên do gây ra biến hóa đó và mức độ ảnh hưởng tác động củathay đổi này lên dòng thu nhập tương lai của CP. Tuy nhiên, qua nghiên cứucho thấy mối quan hệ giữa lãi suất vay và giá CP thường là ngược chiều do khi lãisuất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm thì người góp vốn đầu tư có khuynh hướng chuyển từđầu từ CP sang trái phiếu khiến cho giá CP giảm và ngược lại. 17B ÀI 2 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ( THE MONEY MARKET ) 2.1 Định nghĩa thị trường tiền tệThị trường tiền tệ là nơi thanh toán giao dịch những công cụ tài chính thời gian ngắn ( tín phiếu khobạc, tín phiếu NHNN, chứng từ tiền gửi và những sách vở có giá khác ) nhằm mục đích phân phối cácnhu cầu vốn thời gian ngắn của những chủ thể trong nền kinh tế tài chính và bảo vệ tính thanh khoảncủa những công cụ tài chính. Thị trường tiền tệ diễn ra hầu hết trải qua hoạt động giải trí củahệ thống ngân hàng nhà nước. 2.2 Đặc điểm của thị trường tiền tệLà phương pháp chuyển giao gián tiếp có giá trị thanh toán giao dịch lớn. Rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Thị trường tiền tệ là nơi thanh toán giao dịch sàn chứng khoán nợ thời gian ngắn, có thời hạn dưới1 năm, ví dụ điển hình như : tín phiếu, kì phiếu … để kêu gọi vốn thời gian ngắn, bù đắp chocác khoản thiếu vắng mang tính trong thời điểm tạm thời. Thông qua thị trường tiền tệ nhà nước trấn áp được những NHTM với côngcụ dự trữ bắt buộc nhằm mục đích trấn áp lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế tài chính. Thị trường tiền tệ là thị trường phi tập trung chuyên sâu, những thanh toán giao dịch mua và bán những giấytờ có giá trải qua mạng lưới điện thoại cảm ứng, internet to lớn. Các nhiệm vụ trên thịtrường tiền tệ là nhiệm vụ chuyển giao vốn có năng lực thanh khoản cao, ít xảy rarủi ro so với nhà đầu tư. 2.3 Vai trò của thị trường tiền tệThị trường tiền tệ cung ứng nhu yếu vốn thời gian ngắn với ngân sách thấp cho chínhphủ, công ty và những tổ chức triển khai trung gian ; qua đó tạo thời cơ góp vốn đầu tư vốn rảnh rỗi, tăngthu nhập và tính thanh toán cho những nhà đầu tư. Thị trường tiền tệ là kênh dẫn truyền tác động ảnh hưởng của chủ trương tiền tệ đối vớinền kinh tế tài chính. Thị trường tiền tệ là kênh tạo thông tin và phản hồi những ảnh hưởng tác động của chínhsách tiền tệ đến nền kinh tế tài chính. Thị trường tiền tệ là công cụ điều tiết khối tiền của nền kinh tế tài chính, trong đó thểhiện rõ nét qua tính năng của thị trường mở. 18T hị trường tiền tệ là công cụ để NHTW thực thi vai trò là người cho vaycuối cùng so với những ngân hàng nhà nước trung gian. Thị trường tiền tệ tạo chính sách để NHTW tương hỗ thanh khoản cho hệ thốngNHTM. 2.4 Các thị trường bộ phậnThị trường tiền tệ gồm có : thị trường liên ngân hàng nhà nước, thị trường vốn thời gian ngắn ( thị trường tín dụng thanh toán ) và thị trường ngoại hối. 2.4.1 Thị trường liên ngân hàng nhà nước  Khái niệmĐây là thị trường vốn thời gian ngắn giữa những ngân hàng nhà nước với nhau do ngân hàngtrung ương ( NHTW ) tổ chức triển khai để xử lý nhu yếu vốn giữa những ngân hàng nhà nước thươngmại ( NHTM ) về bù đắp thiếu vắng trong giao dịch thanh toán bù trừ, cung ứng nhu yếu thanhtoán của người mua …. ở đó những ngân hàng nhà nước chuyên trao đổi năng lực thanh toántrên thông tin tài khoản ở NHTW trải qua việc mua và bán số ngân quỹ thừa ra, qua đó đápứng nhu yếu cân đối ngân quỹ trong ngày. Nghiệp vụ mua và bán này được thực hiệnmột cách đơn thuần bằng cách chuyển vốn trên thông tin tài khoản của những tổ chức triển khai tín dụngtại ngân hàng nhà nước Trung ươngHàng hoá trên thị trường này là những nguồn vốn rảnh rỗi của những tổ chức triển khai tíndụng. Giá cả của hàng hoá này là lãi suấtTrên thị trường liền ngân hàng nhà nước, những NHTM tham gia để tìm kiếm lợi nhuậncòn những NHTW tham gia với vai trò là người cho vay ở đầu cuối so với những NHTMvà là người chi phối thị trường.  Các chủ thể tham gia trên thị trường liên ngân hàng nhà nước :  NHTW  NHTM  Các thanh toán giao dịch trên thị trường liên ngân hàng nhà nước :  Vay và cho vay để bổ trợ nguồn vốn thời gian ngắn giữa những NHTM  Cho vay thanh toán192. 4.2 Thị trường vốn thời gian ngắn ( thị trường tín dụng thanh toán ) Là thị trường tín dụng thanh toán thời gian ngắn đáp ứng nguồn hỗ trợ vốn thời gian ngắn cho những chủthể trong nền kình tế. Đối với doanh nghiệp, thị trường vốn thời gian ngắn đa phần cungứng nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Đối với cá thể và những hộ mái ấm gia đình thìthị trường này nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu tín dụng thanh toán tiêu dùng và sản xuất nhỏĐây cũng là thị trường mà những nguồn vốn được luân chuyển theo nguyên tắctín đụng để kêu gọi vốn từ những người có vốn và phân phối lại cho những ngườicần vốn nhằm mục đích mục tiêu tìm kiếm doanh thu với kỳ hạn từ vài tháng đến 1 năm. Thịtrường tín dụng thanh toán gồm có những loại thị trường sau : Thị trường tín dụng thanh toán ngân hàng nhà nước : ở thị trường này, chủ thể tham gia là những ngânhàng với nhau, hoặc giữa những ngân hàng nhà nước và người mua của họ. Thị trường tín dụng thanh toán thương mại : chủ thể tham gia là những doanh nghiệp có quanhệ kinh doanh thương mại tiếp tục với nhau. Thị trường tín dụng thanh toán Nhà nước : chủ thể tham gia là Nhà nước và những tầng lớpdân cư. Thị trường tín dụng thanh toán tự do giữa những những tầng lớp dân cư. 2.4.2. 1 Tín dụng ngân hàng nhà nước  Khái niệmLà quan hệ tín dụng thanh toán giữa những ngân hàng nhà nước với những xí nghiệp sản xuất, tổ chức triển khai kinh tế tài chính, cáctổ chức và cá thể được triển khai dưới những hình thức ngân hàng nhà nước đứng ra huy độngvốn bằng tiền và cho vay ( cấp tín dụng thanh toán ) so với những đối tượng người tiêu dùng nói trên.  Đặc điểm của TDNHLà tín dụng thanh toán giữa NH với vai trò người cho vay, Doanh Nghiệp, cá thể là người đi vay. Đối tượng là tiền tệKhông trọn vẹn nhờ vào vào sự tăng trưởng của nền sản xuất và trao đổihàng hoá  Công cụ của TDNH + Công cụ kêu gọi  Kỳ phiếu NH20  Chứng chỉ tiền gửi  Sổ tiết kiệm, … + Công cụ cho vay  Hợp đồng tín dụng thanh toán  Ưu điểm của TDNH + Thời hạn cho vay linh động – thời gian ngắn, trung hạn, dài hạn cung ứng mọinhu cầu vay vốn của người mua ; + Về khối lượng tín dụng thanh toán lớn ; + Về khoanh vùng phạm vi được lan rộng ra với mọi ngành, mọi nghành.  Nhược điểm của TDNHTín dụng ngân hàng nhà nước có độ rủi ro đáng tiếc cao – gắn liền với chính ưu điểm do việcngân hàng hoàn toàn có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sựchuyển đổi thời hạn và khoanh vùng phạm vi tín dụng thanh toán rộng. 2.4.2. 2 Tín dụng thương mại  Khái niệmTín dụng thương mại là quan hệ giữa những Công ty, nhà máy sản xuất, những tổ chức triển khai kinhtế với nhau được triển khai dưới hình thức mua và bán chịu hàng hoá cho nhau. Ra đời sớm hơn những hình thức tín dụng thanh toán khác, giữ vai trò cơ sở để những hìnhthức tín dụng thanh toán khác sinh ra.  Đặc điểm của TDTM + TDTM là tín dụng thanh toán giữa những người SXKD + Đối tượng là hàng hoá chứ không phải tiền tệ + Phụ thuộc vào sự tăng trưởng của nền sản xuất và trao đổi hàng hoáHay nói cách khác hoạt động giải trí của TDTM dựa trên sự tin cậy, tin tưởng lẫnnhau và nhờ vào vào sự tăng trưởng của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá, tức làcó mối quan hệ đồng biến với nhau. 21  Công cụ của TDTMCông cụ thanh toán giao dịch đa phần là thương phiếu. Loại công cụ này có 3 tính chấtcơ bản : tính trừu tượng, tính lưu thông và tính bắt buộc. + Tính trừu tượng tức là trên thương phiếu có ghi những thông tin khái quát như : số tiền nợ, thời hạn phải trả, lãi suất vay, người phải trả mà không ghi tên ngườiđược thụ hưởng, không ghi lí do nợ. + Tính bắt buộc tức là người mắc nợ phải giao dịch thanh toán cho người thụ hưởng hayngười nắm giữ nó số tiền đã ghi ở trên thương phiếu mà không được phép từchối hay trì hoãn. • Thương phiếu do người mua chịu lập ra gọi là lệnh phiếu ; • Thương phiếu do người bán chịu lập ra gọi là hối phiếu. + Tính lưu thông tức là thương phiếu hoàn toàn có thể chuyển nhượng ủy quyền được bằng cách kíhậu ( kí vào mặt sau )  Ưu điểm của TDTM + Thúc đẩy quy trình lưu thông hàng hoá + Góp phần xử lý nhu yếu về vốn. + Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.  Nhược điểm của TDTM + Về quy mô : lượng giá trị cho vay bị hạn chế. + Về thời hạn : ngắn thường là dưới 1 năm ; + Về đối tượng người tiêu dùng : số lượng giới hạn trong từng mô hình ngành nghề, từng loại DN. + Về khoanh vùng phạm vi : bị hạn chế chỉ xảy ra giữa những doanh nghiệp với nhau, và phải quenbiết và tin cậy nhau. 22N goài ra, TDNH còn có điểm yếu kém là được cấp dưới hình thức hàng hoá, vì vậydoanh nghiệp bán chịu chỉ hoàn toàn có thể phân phối cho 1 số ít doanh nghiệp nhất định – nhữngdoanh nghiệp có nhu yếu đúng thứ hàng hoá đó để ship hàng sản xuất hoặc kinh doanh2. 4.2.3 Tín dụng nhà nước  Khái niệm TDNNLà quan hệ tín dụng thanh toán giữa Nhà nước ( gồm có cơ quan chính phủ TW, chính quyềnđịa phương … ) với những đơn vị chức năng và cá thể trong xã hội, trong đó hầu hết là Nhà nướcđứng ra kêu gọi vốn của những tổ chức triển khai và cá thể bằng cách phát hành trái phiếu để sửdụng vì mục tiêu và quyền lợi chung của toàn xã hội.  Đặc điểm của TDNN • Chủ thể là nhà nước, những pháp nhân và thể nhân ; • Hình thức phong phú, đa dạng và phong phú ; • Tín dụng nhà nước hầu hết là mô hình trực tiếp, không trải qua tổ chứctrung gian.  Công cụ của TDNN + Công cụ kêu gọi • Tín phiếu kho bạc ; • Trái phiếu kho bạc ; • Trái phiếu góp vốn đầu tư : • Công trái ; • Trái phiếu chính phủ nước nhà quốc tế. + Công cụ cho vay • Cho vay góp vốn đầu tư ; 23 • Hỗ trợ lãi suất vay sau góp vốn đầu tư ; • Bảo lãnh tín dụng thanh toán. Ưu điểm của TDNN + Giúp Nhà nước thực thi những tiềm năng kinh tế tài chính XH. + Góp phần thôi thúc quan hệ quốc tế + Tạo điều kiện kèm theo tăng trưởng tín dụng thanh toán ngân hàng nhà nước. Nhược điểm của TDNN + Dễ bị lạm dụng + Dễ tiêu tốn lãng phí, không hiệu suất cao, … 2.4.2. 4 Tín dụng tự doTín dụng tự do là tín dụng thanh toán giữa những những tầng lớp dân cư. Ưu điểm của TDTD + Khó tiếp cận với TDNH hoặc TDTM. + TDTD xử lý nhanh những nhu yếu vốnNhược điểm của TDTD + Lãi suất cao + Dễ phát sinh nhiều rủi ro đáng tiếc khi những chủ nợ không có năng lực giao dịch thanh toán, … 2.5 Thị trường hối đoái2. 5.1 Khái niệmLà thị trường diễn ra những hoạt động giải trí thanh toán giao dịch, mua và bán ngoại tệ và những phươngtiện thanh toán giao dịch có giá trị ngoại tệ khác. Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung và cầu. Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ tăng trưởng cao. 242.5.2 Đặc điểmTTHĐ không sống sót trong một khoảng trống đơn cử nhất định mà hoạt động giải trí củanó trải qua những phương tiện đi lại thông tin tân tiến. Có tinh quốc tế hoá cao. Giao dịch mua và bán những loại ngoại tệ tự do quy đổi. Giao dịch với khối lượng lớn ( khối lượng thanh toán giao dịch tối thiểu và doanh thu giaodịch ). 2.5.3 Vai tròTạo điều kiện kèm theo để liên kết những nhu yếu thanh toán giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế tài chính. Làm cho những thanh toán giao dịch mua và bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, không thay đổi, gópphần không thay đổi thị trường tài chính. Giúp NHTW chớp lấy được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủtrong việc triển khai chủ trương quản trị ngoại hối. Tạo điều kiện kèm theo để hội nhập với TTTC quốc tế. 2.5.4 Chủ thể tham gia TTHĐNHNN Nước Ta. Các TCTD được phép hoạt động giải trí đáp ứng dịch vụ ngoại hối ( NHTM NN, NHTM CP, CN quốc tế, NH liên kết kinh doanh, NH quốc tế đủ điều kiện kèm theo và đượcNHNN cấp giấy phép ). Khách hàng ( những đơn vị chức năng kinh tế tài chính, những tổ chức triển khai, cá thể ). 2.5.5 Các nhiệm vụ thanh toán giao dịch hối đoáiGiao dịch giao ngay : + Đáp ứng nhu yếu ngoại tệ trước mắt cho những thành viên của thị trường. + Giúp cá TCTD kiểm soát và điều chỉnh trạng thái ngoại hối kịp thời .. 25

Source: https://mix166.vn
Category: Tài Chính

Xổ số miền Bắc