ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY – HỌC Ở TIỂU HỌC : PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BA ĐỒN – TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG THUẬN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY – HỌC Ở TIỂU HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY  – HỌC Ở TIỂU HỌC

                                                                PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

1.1 Cơ sở lý luận

Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin.

Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy – học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học.

Qua những năm đứng lớp, tôi luôn ý thức việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan (tranh, ảnh, sơ đồ, mô hình, vật mẫu,…) vào các tiết dạy tôi cảm thấy các em rất hứng thú học tập và tiếp thu bài nhanh hơn, đồng thời giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giải thích, thuyết trình các hiện tượng hoặc đối tượng mà học sinh cần nghiên cứu. Vì vậy, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những tiết dạy không có sử dụng đồ dùng dạy học trực quan.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện nghe – nhìn chiếm một vị trí rất quan trọng. Tôi đã tìm hiểu và ứng dụng thực tế, cuối cùng tôi đã chọn được một số phương tiện ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy. Cụ thể là sử dụng phần mềm đa phương tiện Microsoft Power Point; Violet; Lecture Maker trong công tác dạy – học.

Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT vào dạy – học  để phát huy được những điểm mạnh của nó…….. Đây cũng chính là nền tảng để kích thích sự hứng thú học tập của các em, từ đó các em sẽ chủ động và sáng tạo hơn trong học tập.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Trong những năm học qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy khối lớp 4, 5.  Trong quá trình công tác, giảng dạy tại lớp, tại trường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bản thân tôi có nhiều thuận lợi lớn song bên cạnh đó cũng gặp một số khó khăn cụ thể là:

Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm tạo điều kiện lớn của ngành thông qua việc tập huấn sử dụng các phần mền đa phương tiện.

+ Nhà trường đã trang bị đầy đủ máy tính có nối mạng vào tận phòng học cho mỗi giáo viên, có máy chiếu lớn và màn hình 32 in dùng chung cho các khối lớp.

+ Có rất nhiều tư liệu, tài liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: hình ảnh, phim, nhạc, thông tin,… từ Internet. Phim và các tư liệu từ CD. Đặt biệt nhà trường đã có bộ tranh ảnh cho các khối lớp được chụp từ sách giáo khoa các khối học giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian tìm kiếm hình ảnh đưa vào bài giảng.

+ Được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường và các anh chị đồng nghiệp.

Khó khăn:

+ Để soạn được một bài giảng có chất lượng phải tốn nhiều thời gian và công sức.

+ Đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phần mền có liên quan để hỗ trợ cho bài soạn.

+ Giáo viên sẽ bị động khi mất điện và sử lí chưa thuần thục các thao tác.

  1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra một số

kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong dạy – học ở tiểu học  nhằm nâng cao chất lượng dạy học  trên cơ sở xác định được tầm quan trọng của hình thức dạy học mới và khơi gợi sự tích cực, yêu thích học tập của học sinh, sự say sưa trong giảng dạy của giáo viên. Để từ đó học sinh chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức.

+Cung cấp kiến thức ban đầu về việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học

+Hình thành kĩ năng cơ bản thi thực hành trên máy tính và biết vận dụng phương pháp dạy học mới trong giảng dạy.

+Luôn say mê và nghiên cứu CNTT phục vụ cho công việc giảng dạy.

+Thực hiện đề tài này nhằm rút ra một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của bản thân.

+Đồng thời làm một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong quá trình công tác và giảng dạy.

 

  1. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.Khách thể nghiên cứu: Học sinh tiểu học

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình ứng dụng CNTT trong dạy – học  của giáo viên, học sinh ở trường Tiểu học.

  1. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

            4.1. Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình ứng dụng CNTT trong dạy – học  ở trường Tiểu học hiện nay.

4.2.Tìm hiểu những khó khăn  của giáo viên khi soạn giảng CNTT.

4.3.Tìm hiểu những  yêu cầu cơ bản để soạn được một bài giảng ứng dụng CNTT.

4.4. Xây dựng quy trình soạn giảng một bài dạy có ứng dụng CNTT.

           4.5. Khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng về quá trình ứng dụng CNTT trong dạy – học ở trường Tiểu học hiện nay.

4.6. Đề xuất một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng  ứng dụng CNTT trong dạy – học  ở trường Tiểu học hiện nay.

  1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi xin trình bày Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy  –  học ở Tiểu Học với những nội dung như: thay đổi nhận thức và tiếp thu của học sinh về việc ứng dụng CNTT trong dạy – học. Sử dụng phần mềm đa phương tiện Microsoft Power Point; Violet; Lecture Maker trong công tác dạy – học. Hiệu quả của tiết dạy có ứng dụng CNTT.

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

1.Thực trạng:

1.1.Những trở ngại khi sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT:

Phần  lớn các giáo viên ngại sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian chuẩn bị. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động bằng các slide trong các giờ học là một điều mà các giáo vên không muốn nghĩ đến. Đẻ có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, đó là điều mà các giáo viên thường hay tránh.

Khảo sát từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 50%.Trong khi đó, hiệu quả của phương pháp nghe – nhìn bằng các slide, video clip lên đến 90%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải đổi mới trong tư duy và suy nghĩ.

Thực ra, muốn kích chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm đa phương tiện như: power point, violet, lecture maker…Giáo viên cần phải có niềm đam mê thực sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sang tạo, nhạy bén và khả năng săn tìm tài liệu từ nhiều nguồn.

Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, để có một bài giảng tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, cắt ghép hình ảnh, âm thanh…Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc ứng dụng CNTT để dạy – học.

Qua thăm dò, đánh giá học sinh thì các em làm phần trắc nghiệm trả lời rất tốt nhưng cho làm bài toán có tính suy luận thì gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi thực sự cần thiết như: dạy dự giờ thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi…Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường tiểu học hiện nay. Mục đích sử dụng máy tính chỉ áp dụng cho những trường hợp này.

1.2.Thực trạng ứng dụng CNTT trong trường tiểu học hiện nay:

Mặc dù trường được trang bị phòng máy tính, tuy nhiên chỉ nhằm mục đích cho học sinh thực hành môn tin học hoặc ứng dụng trong công tác lưu trữ, quản lí hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi cử. Như vậy, có thể thấy chúng ta đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những ứng dụng to lớn mà CNTT mà một trong những ứng dụng đó là sử dụng các phần mếm hỗ trợ giảng dạy cho các phân môn như Toán, Tiếng Việt mà đặc biệt là Tự Nhiên Xã Hội lớp 1,2,3; Khoa – Sử -Địa lớp 4,5…

Chính vì vậy nhu cầu sử dụng phần mềm trong giảng dạy hiện nay là rất lớn. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy đay là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay. Các sinh viên sư phạm  cũng đề coi khả năng thiết kế bài giảng  bằng máy tính như một tiêu chuẩn nâng cao giá trị của mình khi xin việc vào các trường tốt. Các lãnh đạo nhà trường cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi khả năng sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là ưu điểm của giáo viên.

Do đó, các lớp tập huấn Tin học, sử dụng Power Point, Violet…thường được các giáo viên tham gia rất đông. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, gần như 100% là các bài giảng  là dung phần mềm. Ở các tỉnh, thành phố lớn,, đa số các trường học đều trang bị máy chiếu đẻ phục vụ việc giảng dạy bằng máy tính.

Trên thực tế thì các phần mềm giáo dục của Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều, phong phú về nội dung và hình thức như: các website đào tạo trực tuyến, các phần mềm multimedia dạy học…Trên thị trường có thể dễ dàng lựa chọn và mua phần mềm dạy học cho bất kì lớp nào.Tuy nhiên, các “sách giáo khoa điện tử” tỏ ra không nổi trội hơn sách giáo khoa truyền thống.Các phần mề dạy học cho học sinh dù đã có rất nhiều cố gắng về mặt hình thức và nội dung, tuy nhiên sự giao tiếp giữa máy tính với người chắc chắn sẽ không bằng sự giao tiếp giữa thầy với trò.

 

2.Các giải pháp:

       2.1. Hướng dẫn một số quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng Công nghệ thông tin

Khi chuyển từ bài giảng truyền thống ( thầy giảng- đọc trò ghi hay thầy vừa giảng vừa ghi – trò chép) sang việc giảng bài bằng GAĐT (ƯDCNTT trong dạy học), hầu hết các giáo viên ở trường.

Nghĩa là nghĩ và sẻ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào trong Slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế HS sẻ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài.

Chúng ta cần nhớ một điều: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi là chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.Tùy theo từng môn học, chúnh ta có thể bổ sung các công thức, hình ảnh minh họa một cách hợp lý. Đây là bước mà GV cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu Slide nào cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào.

Hay Slide kia đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên luu ý về số lượng chữ, màu sắt, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muồn trình bày một cách  rỏ ràng, dể hiểu. Nhìn vào Slide GV có nhiệm vụ giải thích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, GV cảm thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẻ trình bày về vấn đề gì. Giáo viên có thể in ra một bảng để vừa giảng vừa nhìn vào để xác định vấn đề tiếp theo.

Sử dụng GAĐT không có nghĩa là giáo án truyền thống bị  lảng quên. Chúng ta hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì, phải chăng là tất cả nội dung bài giảng? Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số các Slide chỉ chứa văn bản, hình ảnh,….thì làm thế nào mà GV có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu nếu một GV mới có thể nhớ hết nội dung đã chuẩn bị trước buổi dạy hay không?

Chỉ cần chúng ta xây dựng  kế hoạch giảng dạy thì vấn đề trên sẻ được giải quyết ngay. Đề cương này sẽ ghi rõ tên bài dạy, các mục kiến thức cần trình bày, vấn đề  nào cần trình bày trước, vấn đề  nào cần trình bày sau ? Vấn đề nào trọng tâm và nhấn mạnh? Chúng ta phải chuẩn bị kĩ lưỡng như vậy là vì nếu tiết dạy đó GV chưa nói hết các nội dung trong các Slide hay đã trình bày hết nội dung nhưng thời gian còn thừa.

Tóm lai, chúng ta phải kết hợp đề cương này cùng với việc trình bày trên các slide một các hợp lý  thì lúc đó GV ắt hẳn không còn băn khoăn gì về cách dạy mới mẻ này.

 

 2.2.Hướng dẫn khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin

Từ nhiều năm nay, ở các trường tiểu học cũng đã tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector),… Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,…) đến hiện đại (cassette,

ti vi,…). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng một trận đánh lịch sử, trên bản đồ giấy chỉ có thể diễn tả được bằng các mũi tên chỉ hướng tấn công, còn trên phần mềm có thể diễn tả được hình ảnh của các đoàn quân di chuyển, nên tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.

Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy – trò, chứ không phải giao tiếp máy – người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, nếu đầu tư xây dựng các bài giảng đóng gói đơn lẻ như sau thì dễ thấy những mặt hạn chế như sau:

– Tính cứng nhắc trong nội dung bài giảng: Các bài giảng điện tử xây dựng theo mô hình trên thường không thể ứng dụng trên quy mô rộng được. Một bài giảng do giáo viên này thiết kế khó có thể áp dụng cho một giáo viên khác vì mỗi người sẽ có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Thậm chí với cùng một giáo viên nhưng với những trình độ học sinh khác nhau thì cũng phải có những bài giảng khác nhau.

– Giá thành cao: Để có được những sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của các giáo viên thì đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ thuật viên có đủ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, phải đầu tư không ít thời gian cho các việc thiết kế, sản xuất và bảo trì phần mềm. Do vậy, nếu tính theo giá thị trường thì giáo viên khó có thể đáp ứng được, thậm chí đối với một trường học thì giá thành cũng là một vấn đề lớn.

– Sự áp đặt máy móc: Hiện nay, nhiều cơ quan trong ngành Giáo dục hay các Sở Giáo dục địa phương cũng thường đầu tư xây dựng hoặc mua phần mềm hỗ trợ giảng dạy, sau đó đưa về các trường để sử dụng. Tuy nhiên, giáo viên phải tâm đắc với phần mềm nào thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả. Mọi sự áp đặt từ cấp trên đưa xuống sẽ trở nên vô nghĩa. Phương pháp giảng dạy tốt nhất là do giáo viên trực tiếp đứng lớp quyết định, không phải một người khác sáng tác ra để áp đặt cho họ. Thậm chí việc áp đặt còn có thể gây ra hiệu quả xấu khi tạo cho người giáo viên tính lười soạn bài, không phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy và cũng không nắm rõ được những ý đồ sư phạm trong một bài giảng.

Chỉ có một cách duy nhất là phải hướng dẫn, tập huấn các giáo viên để có thể tự xây dựng các bài giảng cho riêng mình. Tuy nhiên, việc tập huấn cũng chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng thành thạo một vài công cụ thiết kế bài giảng như Powerpoint hay Violet, cách tìm kiếm các tư liệu qua mạng Internet, sử dụng máy quay phim, máy ảnh số, máy quét…

Ở mức độ này, giáo viên mới chỉ có thể tạo được bài giảng ở mức cơ bản, chất lượng trung bình. Chẳng hạn như họ không thể tự vẽ thêm một bức tranh, tự xây dựng một hình ảnh động hoặc lập trình tạo ra một thí nghiệm mô phỏng, hoặc cũng không thể tự chỉnh sửa được các tư liệu hình ảnh sau khi quét ảnh hoặc lấy về từ Internet cho đẹp hơn, biên tập lại các đoạn phim, dịch thuyết minh các tư liệu của nước ngoài thành tiếng Việt, v.v… đặc biệt rất khó có thể tìm kiếm thu thập được những phim ảnh tư liệu quý hiếm. Tất cả những việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, họa sĩ, kỹ thuật viên tin học chuyên nghiệp thì mới đảm nhiệm tốt được.

Hiện nay, nhiều chuyên gia giáo dục đã cảnh báo tình trạng “lạm dụng CNTT” khi các giáo viên tự xây dựng bài giảng. Do hạn chế về định hướng, công nghệ nên giáo viên thường hay xây dựng những bài giảng mang nặng tính trình chiếu, ví dụ như sử dụng Powerpoint “bắn” rất nhiều chữ ra màn hình và khi giảng bài thì gần như đọc lại nội dung đó. Phương pháp này thậm chí sẽ làm cho học sinh giảm hiệu quả tiếp thu khi phải đồng thời nghe giảng, vừa đọc chữ, chưa kể là còn bị cuốn hút vào những hiệu ứng chữ chạy nhảy và âm thanh kèm theo.

Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được rằng: cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng phần mềm dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia (âm thanh, hình ảnh, phim, Flash,…). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi hiểu được như vậy thì cũng khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần mềm thì dễ, chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngoài thì sẽ rất khó khăn.

 

2.3. Những điều kiện cần nhắc khi chọn phương tiện ứng dụng CNTT – trình chiếu Power point trong giảng dạy:

– Nghiên cứu tài liệu và xác định bài dạy nào cần thiết phải trình chiếu Power point.

– Mục đích trình chiếu là gì?

– Kết quả đat được từ việc trình chiếu đó như thế nào?

– Chọn thời điểm phù hợp của tiết học để sử dụng phương tiện trình chiếu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

– Xác định được thời lượng sử dụng phương tiện đó.

– Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đày đủ.

– Xây đựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.

– Xác định tất cả các mục tiêu có trong bài dạy và chọn mục tiêu nào phù hợp với việc trình chiếu.

– Tìm tư liệu có liên quan.

– Xác định những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng.

– Tiến hành soạn giảng trên máy.

 

Phần minh họa việc soạn giảng một giáo án điện tử:

B.1. Những điều kiện cần nhắc khi chon phương tiện ứng dụng CNTT – trình chiếu Power point trong giảng dạy:

Trong tất cả các môn học thì môn Địa lý là một môn học cung cấp cho học sinh về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lý đơn giản. Tuy nhiên, kiến thức về môn Địa lý trong sách giáo khoa có sự chinh lịch rất lớn giữa kênh chữ và kênh hình. Bên cạnh đó, hình ảnh hầu như là ảnh chụp lại hoặc sơ đồ. Vì vậy, để dạy môn Địa lý sinh động, giúp gọc sinh tham gia  vào bài học một cách tích cực hơn cần phải có phương tiện dạy học hỗ trợ như: hiện vật, mô hình, tranh ảnh, trình chiếu,…trong số phương tiện đó thì việc trình chiếu Power point thể hiện được ưu điểm nỗi trội hơn so với các thương tiện khác.

 B.2. Xác định tất cả các mục tiêu có trong ài dạy và chọn mục tiêu nào phù hợp với việc trình chiếu.

Ví dụ: Đối với bài Thành phố Đà Lạt cần đạt được những mục tiêu sau:

  • Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
  • Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có khí hậu quanh năm mát mẻ.
  • Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch nghỉ mát.
  • Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa, quả xứ lạnh.
  • Rèn kĩ năng xem lược đồ, bản đồ,…

 B.3. Tìm tư liệu liên quan:

Để tìm tư liệu phục vụ vào bài dạy “ thành phố Đà Lạt” tôi trực tiếp xâm nhập vào mạng Intenet để lấy những tranh ảnh, đoạn phim,…. có chất lượng cao liên quan đến bài dạy hoặc có thể đến các cửa hàng băng đĩa ở đây có rât nhiều băng đĩa giới thiệu về thành phố Đà Lạt để chúng ta lựa chọn. Vì thế việc tìm kiếm tư liệu để phục vụ vào bài dạy đối với tôi rất dễ dàng.

  1. 4. Xác định những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng:

Sau khi tìm được tư liệu, tôi xem sơ lược qua vài lần. Sau đó tôi nghiên cứu SGK và liệt kê tất cả những gì cần cung cấp cho học sinh trong từng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.

Ví dụ: Bài Thành phố Đà Lạt

Hoạt động 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh về vẻ đẹp của rừng thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và thông chạy dọc theo các con đường trong thành phố. Ngoài ra giáo viên cung cấp cho học sinh về những thác nước đẹp, nổi tiếng như: Thác Cam-li; Thác Pơ-ren;…

Hoạt động 2: Giáo viên giớ thiệu về những công trình phục vụ việc nghỉ mát và du lịch có ở Đà Lạt: Khách sạn, biệt thự, bơi thuyền, cưỡi ngựa,…

Ngoài ra giáo viên cho học sinh quan sát về lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt để từ đó học sinh biết một số điểm du lịch nổi tiếng qua lược đồ.

Hoạt động 3: Hoạt động này tôi sẽ cung cấp cho học sinh những hình ảnh về các loại rau xanh, hao, quả, đặc trưng có ở thành phố Đà Lạt.

+ Rau, quả: Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào,…

+ Hoa: Hồng, lan, cúc, lay ơn, mimosa, cẩm tú cầu,…

Sau đó, tôi xem lại và tiến hành cắt phim. Khi cắt những đoạn phim có liên quan đến bài xong, tôi ráp các đoạn phim lại với nhau và sắp xếp theo trình tự của từng hoạt động. Việc cắt ghép phim mất khá nhiều thời gian và công phu trong quá trình làm giáo án điện tử. Khi đã hoàn tất những đoạn phim, tôi bắt đầu thực hiện thiết kế trình tự một giáo án điện tử.

 B.5. Tiến hành soạn giảng trên máy:

Tôi xác định kĩ từng Slide mình thực hiện trình chiếu và thể hiện nhũng gì. Và cuối cùng chọn hiệu ứng cho  từng Slide, từng kênh chữ sao cho phù hợp với  nội dung và không làm phân tán sự chú ý của học sinh.

Thời gian thực hiện: Để hoàn thành sản phẩm này tôi thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 ngày. Tuy có lâu nhưng vận dụng vào giảng dạy tôi nhận thấy được hiệu quả nên dù mất thời gian bao lâu đó cũng không phải là vấn đề.

2.3.Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội

Kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nhưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng.

Diễn đàn giáo viên: địa chỉ http://violet.vn, là diễn đàn chuyên cho giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học.

Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, giáo viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình.

Facebook.com hiện nay đang được giới trẻ ưa chuộng, thực tế thì cũng có nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được. Tuy nhiên, tùy từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao, mà đặc biệt nếu các giáo viên biết sử dụng để làm tốt hơn cho công việc giảng dạy của mình.

 

  1. Ưu – Khuyết điểm

Qua quá trình giảng dạy bằng phương tiện trình chiếu Power Point tôi nhận thấy phương tiện này có những ưu – khuyết điểm sau.

Ưu điểm:

  • Giáo viên ít dùng lời nói.
  • Tiết dạy nhẹ nhàng, giáo viên tự tin vì mình đã chuẩn bị đầy đủ nhũng kiến thức cần thiết trong bài học..
  • Học sinh hứng thú, sôi nổi và được trực quan qua hình ảnh, phim tư liệu,…
  • Học sinh được tiếp xúc với hình thức học tập mới lạ, tiếp nhận hiệu quả của công nghệ thông tin.
  • Qua những hình ảnh, đoạn phim, học sinh bộc lộ cảm xúc, tư duy của mình rõ hơn.

Khuyết điểm:

  • Tốn khá nhiều thời gian tìm tòi, sưu tầm tranh, phim tư liệu.
  • Thiết bị và phương tiện máy chiếu còn hạn chế.
  • Giáo viên cần thành thạo vi tính, nắm vũng chương trình giáo án điện tử.
  • Trường hợp mất điện – sẽ không thực hiện được.

 

PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Nhờ áp dụng những kinh nghiệm trên trong năm học vừa qua chất lượng dạy học ở lớp tôi nói riêng chất lượng toàn trường nói chung có hiệu quả rõ rệt. Đã có nhiều em phát huy được năng lực tích cực chủ động trong học tập và sáng tạo, hoạt  động học tập rất tốt. Các em tiến bộ rất nhiều về kĩ năng nói, kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng bày tỏ ý kiến, sự mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình.

  1. a. Đối với học sinh:

– Được làm quen với hình ảnh trực quan sinh động.

– Học sinh được nhìn thấy nhiều hình ảnh và âm thanh thực tế ngoài đời.

– Học sinh hứng thú, tiếp thu bài nhanh.

– Khảo sát trên 3 khối lớp 3, 4, 5 với 305 học sinh thì 100% các em rất thích những tiết học có ứng dụng CNTT.

– Nếu như trước đây hiệu quả tiết dạy các em tiếp thu được 50% thì từ khi có ứng dụng CNTT tăng 90%.

  1. Đối với giáo viên:

– Tự tin khi lên bục giảng.

– Tiết kiệm được thời gian trình bày bằng các đồ dùng trực quan.

– Đẫn dắt học sinh vào vấn đề một cách nhẹ nhàng và sinh động.

– So sánh qua 2 năm học 2012 – 2013 và năm học 2015 – 2016 với 25 giáo viên áp dụng CNTT trong dạy học tôi đã thu được các kết quả sau:

 

 
Năm học 2012-2013
Năm học 2015-2016

 Giáo viên có địa chỉ email
12 giáo viên

Chiếm 48%

25 giáo viên

Chiếm 100%

Giáo viên có khả năng, khai thác ứng dụng CNTT
11 giáo viên

Chiếm 44%

23 giáo viên

Chiếm 92%

Số bài giảng có ứng dụng CNTT
32 bài
341 bài

Giáo viên có trình độ Tin học A trở lên
12 giáo viên

Chiếm 48%

25 giáo viên

Chiếm 100%

Giáo viên có sử dụng mạng xã hội.
9 giáo viên

Chiếm 36%

25 giáo viên

Chiếm 100%

 

  1. Đối với nhà trường:

– Nâng cao chất lượng giảng dạy và tay nghề của giáo viên trong việc úng dụng CNTT.

– Nâng cao chất lượng học sinh.

– Được tăng cường thêm tư liệu đồ dùng dạy học.

– Giáo viên trong trường có cơ hội tham khảo, học hỏi lẫn nhau về cách thực hiện, cách giảng dạy giáo án điện tử và có ngân hàng bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin cho trường làm tư liệu.

Sau một thời gian áp dụng chúng tôi đã nhận thức việc ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều ưu việt. Giờ học của thầy và trò chúng tôi đã sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn trước nhiều.

 

PHẦN IV: KẾT LUẬN

  1. Bài học kinh nghiệm

Tuy để thực hiện một giáo án điện tử mất không ít thời gian và đôi khi gặp nhiều khố khăn về kĩ thuật nhưng xây dựng được giáo án điện tử có chất lượng thì tôi cảm thấy rất vui mừng. Vì qua đó, tôi đã đem đến cho học sinh của mình những giờ học sinh đông, lí thú, bổ ích,… .Những kết quả mà học sinh đạt được đã làm cho tôi  yêu thích và say mê khi giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

Thế nên, tôi mong ước rằng càng ngày công nghệ máy móc hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và mỗi một giáo viên chúng ta cần mạnh dạn vận dụng giảng dạy giáo án điện tử. Có như thế, hiệu quả cũng như chất lượng dạy  – học của giáo viên và học mỗi ngày đạt chất lượng cao.

Hy vọng rằng, với kinh nghiệm nhỏ nhoi khi soạn giảng trên máy tính mà tôi đã đúc kết trong thời gian qua, sẽ góp phần giúp giáo viên chúng ta tự tin hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.

Qua đây, tôi cũng mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô đồng nghiệp để áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày một hiệu quả hơn nữa nhằm phát huy năng lực của giáo viên và quan trọng hơn nửa là chất lượng học tập của học sinh.

 

  1. Kiến nghị và đề xuất

            2.1. Đối với giáo

– Phải tâm huyết với nghề, phải thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới của giáo dục hiện nay.

– Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, phải tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh để họ tuyệt đối tin tưởng vào sự đổi mới này và cộng đồng trách nhiệm cùng giáo viên chủ nhiệm.

– Có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp ở các trường thực hiện thí điểm mô hình VNEN.

          2.2. Đối với  nhà trường:

          BGH phải luôn sát cánh cùng giáo viên, hết sức hỗ trợ cho giáo viên, phải thường xuyên quan tâm, động viên, chỉ ra được những việc giáo viên đã làm được để tạo động lực cho giáo viên, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những việc giáo viên chưa làm được để khắc phục, tránh phê bình chung chung hoặc giao khoán.

Nhà trường cũng nên tăng cường cho giáo viên được giao lưu các trường bạn, học tập những mô hình hay, những cách làm hiệu quả để áp dụng một cách linh hoạt tại trường mình.

Trên đây là một số biện pháp của bản thân tôi để nâng cao hiệu quả việc áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày một tốt hơn nữa nhằm phát huy năng lực của giáo viên và quan trọng hơn nửa là chất lượng học sinh ngày một đi lên.

Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp.