Vai trò của ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp


12/01/2023 10:52

Hiện nay, ngành nông nghiệp trồng trọt gặp nhiều khó khăn do đất đai ngày càng thoái hóa, hệ sinh thái trong đất, hệ sinh thái môi trường mất cân bằng, tồn dư chất độc hại trong đất ngày càng cao,… do việc canh tác thâm canh lạm dụng quá mức phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác quá mức nguồn tài nguyên đất nước. Để hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, góp phần bảo vệ môi trường, việc ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp ngày càng được ưu tiên, khuyến khích phát triển. Hiểu được vai trò to lớn của vi sinh, cách ứng dụng vi sinh vật phục vụ cho nông nghiệp là chủ trương, định hướng phát triển lâu dài của nước ta.

1. Vai trò của việc ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp

Vi sinh vật được ứng dụng trong nông nghiệp như một giải pháp kiểm soát dịch hại thay thế cho các liệu pháp hóa học, thân thiện với môi trường, góp phần tạo dựng một nền nông nghiệp xanh và bền vững. Việc sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp cùng các vi sinh vật có ích sẽ giúp cho đất trồng khỏe mạnh, hệ sinh thái đất được phục hồi, giảm nguy cơ gây bệnh cây trồng. Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng, vật nuôi, sức khoẻ con người, và không gây ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp, cụ thể 

  • Góp phần làm cân bằng hệ sinh thái môi trường.

  • Ứng dụng của vi sinh vật trong trồng trọt góp phần làm tăng độ phì cho đất, cải thiện môi trường hóa, lý sinh của đất. Đồng thời, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có trong đất. 

  • Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp giúp làm tăng chất lượng nông sản và sản lượng cây trồng. 

  • Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp có vai trò làm sạch môi trường nhờ khả năng phân huỷ và chuyển hóa các phế thải sinh học, các chất hữu cơ sinh học. 

  • Vi sinh vật còn đóng vai trò trong việc lưu giữ, sản sinh nước, lưu trữ chất dinh dưỡng. Giúp kiểm soát dòng chảy của phân bón.

  • Ứng dụng của vi sinh trong nông nghiệp còn có vai trò tiêu diệt côn trùng gây hại mùa màng nhằm giảm thiểu bệnh hại, góp phần tăng sức đề kháng, tăng sức chống chịu cho các loại cây trồng, vật nuôi khi gặp điều kiện bất lợi.

ung-dung-vi-sinh-vat-trong-nong nghiep-1

Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất trồng (Nguồn: Internet)

2. Những loại vi sinh vật có trong đất  

Trong đất vốn có đa dạng các loại vi sinh vật khác nhau. Các loại vi sinh vật có trong đất hiện được chia thành 3 loại sau:

  • Vi sinh vật tự dưỡng: Đây là các loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết để sống.

  • Vi sinh vật dị dưỡng: Đây là các loại vi sinh vật làm thối rữa xác thực vật, động vật, trong đất.

  • Vi sinh vật gây bệnh: Đây là các loài vi sinh vật đòi hỏi phải có nhiều chất dinh dưỡng và các điều kiện thích hợp để sống. Loại vi sinh này rất dễ chết, chỉ có các vi khuẩn sinh nha bào có khả năng tồn tại lâu trong đất. Vi sinh vật gây bệnh từ đất có thể lây sang động vật và  cơ thể người nên khá nguy hiểm. 

3. Lĩnh vực ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp 

Trồng trọt: Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp ở lĩnh vực trồng trọt như một liệu pháp để cải tạo đất trồng, phòng trừ sâu, bệnh hại. Vi sinh vật còn được dùng để ủ, sản xuất các loại phân hữu cơ vi sinh.

Chăn nuôi: ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp được dùng để sản xuất ra nấm men, vitamin, acid amin dùng trong chăn nuôi. Ngoài ra, ứng dụng này còn làm đệm lót sinh học, giúp khử mùi hôi của chuồng trại, giúp gia súc, gia cầm tăng nhanh về trọng lượng, sức đề kháng, sức chống chịu với các loại bệnh tật.

ung-dung-vi-sinh-vat-trong-nong nghiep-2

Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp giúp tạo ra những loại phân hữu cơ vi sinh tốt cho cây trồng (Nguồn: Internet)

4. Các loại vi sinh vật được ứng dụng trong nông nghiệp phổ biến

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis

Bacillus thuringiensis là loài vi khuẩn gram dương, hình que, di động tạo trong cơ thể ở dạng tinh thể có bản chất protein. Các loại côn trùng khi ăn loại vi khuẩn này sẽ có hiện tượng chán ăn và chết dần. Bởi tinh thể của vi khuẩn khi côn trùng ăn sẽ được phân huỷ thành dạng protein gây độc. .

Nấm (Vi nấm)

Đây là loại vi sinh được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp, nhất là ở lĩnh vực trồng trọt. Một số loại vi nấm được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp phải kể đến giống nấm Trichoderma spp, nấm bạch cương. 

Xạ khuẩn

Xạ khuẩn cũng là loại vi sinh vật được ứng dụng nhiều trong trồng trọt. Loại vi sinh này có khả năng chống lại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Đồng thời, chúng có khả năng kích thích sinh trưởng cho cây trồng.

Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp ngày càng phổ biến ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản,… Việc ứng dụng vi sinh đúng cách góp phần đưa nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ cân bằng sinh thái đất và môi trường. 

>>> Xem thêm: Vi khuẩn axit lactic (Lactobacillus fermentum) – Đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn gà

– Thông tin tham khảo được Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp –

Xổ số miền Bắc