Xem đánh giá phim ở đâu cho chuẩn? Nhà khoa học dữ liệu phân tích rằng trang web này là đáng tin nhất
Dựa trên bài viết của Alexandru Olteanu được đăng tải trên The Next Web.
Khán giả thời nay khó tính hơn xưa nhiều. Vì thế, trước khi xem một bộ phim nào đó, họ cân nhắc đủ thứ. Từ đạo diễn, diễn viên, thậm chí là cả kinh phí làm phim xem có đủ to để làm “bom tấn” không. Đa phần, chúng ta – những khán giả khó tính dựa vào review phim, những đoạn trailer ngắn hay xem điểm của phim trên những trang uy tín để đánh giá xem phim có đáng xem không.
Có nhiều lý do để bạn KHÔNG nên đọc review phim, xem trailer dù là chúng mang tới cho ta nhiều thông tin hơn là số điểm, xem trailer dù là chúng mang tới cho ta nhiều thông tin hơn là số điểm phim được chấm.
Đầu tiên, bạn muốn tránh toàn bộ những câu chữ, nhình ảnh nói trước nội dung của phim, dù những chi tiết ấy có nhỏ như thế nào: trải nghiệm phim của bạn nên “thuần khiết” nhất, trọn vẹn nhất!
Thứ hai, bạn không muốn trải nghiệm phim của mình bị ảnh hưởng bởi một tiếng nói khác với một quan điểm khác. Một khi bạn đọc những lời bình phẩm ấy, trí nhớ ngắn hạn của bạn sẽ lưu giữ nó và ít nhiều, nó sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn khi xem phim.
Và cuối cùng, một bài review có thể khá dài, bạn sẽ không muốn đọc nó khi đang mệt hay đang vội.
Đó là ba lý do để người ta muốn nhìn vào ĐIỂM SỐ để đánh giá nhanh một bộ phim.
Bộ phim có điểm cao nhất trên IMDB.
Bài viết này nhắm tới việc chọn ra một trang web duy nhất để bạn có được một điểm số đánh giá phim chính xác nhất. Tất cả dựa trên những luận cứ mạnh mẽ nhất, có cơ sở là dữ liệu thu được trong nhiều năm.
Tiêu chuẩn để có được “phim hay nhất”
Về cơ bản, thì câu trên có nghĩa “đây là nơi chuẩn nhất để đọc chỉ số đánh giá phim”. Trong bài viết này, tôi sẽ dùng một tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá, đó là mức phân bổ cảm nhận của phim.
Hãy xem trang đánh giá phim nào có số điểm được phân phối thành những khuôn mẫu giống với một mẫu thông thường nhất. Thế một mẫu thông thường là gì? Đa số giá trị sẽ nằm ở khoảng giữa, sẽ có những trường hợp đặc biệt mà giá trị sẽ nằm tại hai điểm cao xuất sắc và tồi tệ hết mức ở hai bên.
Nó có hình dạng chung như thế này:
Lý do đứng đằng sau tiêu chuẩn này là gì? Từ kinh nghiệm cá nhân tôi với vài trăm bộ phim đã xem, tôi có thể kể với bạn rằng tôi đã xem được:
– Vài bộ phim tuyệt vời, đã xem đi xem lại vài lần.
– Vài bộ phim khiến tôi kinh sợ, làm tôi tiếc nuối thời gian bỏ ra để xem chúng.
– Hàng đống phim có nội dung mức trung bình, tôi quên phần lớn cốt truyện của những bộ phim ấy rồi.
Tôi tin rằng đa số người xem – bao gồm cả các nhà phê bình, những “con nghiện” phim hay chỉ là những người xem bình thường – đều có một cảm nhận tương đương nhau. Nếu như điểm số dánh giá phim thực sự thể hiện được chất lượng phim, thì khuôn mẫu của điểm phim cũng giống với biểu đồ khuôn mẫu ở trên.
Ta có thể chia ra ba phần: phim dở thậm tệ, phim trung bình và những phim xuất sắc:
Nếu bạn chưa thực sự bị thuyết phục rằng ta sẽ có hai tiêu chuẩn có hình dạng giống nhau, thì hãy nghĩ về lượng đánh giá mà một bộ phim có thể nhận được. Càng có nhiều người đánh giá, thì tỉ lệ những người có suy nghĩ giống nhau sẽ càng cao. Họ sẽ đều đồng ý rằng phim hoặc tệ, hoặc trung bình hoặc hay. Sẽ có những cá nhân cho rằng bộ phim tệ hết mức hoặc hay đến hàng tuyệt phẩm.
Theo dữ liệu ta thống kê được, thì đa số phim chỉ nằm ở mức trung bình, vì thế khoảng giữa của biểu đồ – khu vực phim ở mức trung bình hiển nhiên sẽ cao nhất.
Nếu bạn thấy khó hiểu, thì hãy xem qua biểu đồ dưới đây:
Vậy nên tin IMDB, Rotten Tomatoes, Fandango hay Metacritic?
Giờ ta đã có một tiêu chuẩn đánh giá, giờ hãy lấy dữ liệu ra để so sánh nào.
Ta có rất nhiều trang web đánh giá phim và mỗi nơi lại có một kiểu đánh giá khác nhau. Tôi chọn ra 4 trang tiêu biểu nhất, dựa trên độ nổi tiếng của chúng và vì chúng nổi tiếng, ta sẽ có đủ dữ liệu để mà so sánh. Đặc biệt, trên Rotten Tomatoes và Metacritic, người ta sử dụng hai loại điểm đánh giá là tomatometer và metascore. Bốn trang đó là:
– IMDB.
– Metacritic.
– Rotten Tomatoes.
– Fandango.
Tôi đã chọn ra số điểm của những bộ phim được đánh giá nhiều nhất năm 2016 và 2017. Tổng số dữ liệu ta có là 214 bộ phim. Dù tôi biết rằng sử dụng lượng dữ liệu ít như vậy là có phần liều lĩnh, nhưng với nó, ta vẫn có được một đánh giá chung nhất của tình hình phim hiện tại.
Ta hãy đưa những tiêu chuẩn kia thành số cho dễ tính: Với thang điểm từ 0 lên đến 10, thì phim dở tệ sẽ có điểm từ 0 đến 3, phim trung bình có điểm từ 3 đến 7, và phim hay có điểm từ 7 đến 10.
Đây là biểu đồ cho thấy điểm số của các phim trên 4 trang web nói trên:
Dựa vào hình trên, ta có thể thấy biểu đồ điểm Metascore của Metacritic là giống với biểu đồ tiêu chuẩn nhất.
Biểu đồ của IMDB cũng có hình dáng tương tự, nhưng ta thấy rõ là có rất nhiều phim nằm ở phía điểm cao của nhóm trung bình. Trong khi đó, phầm điểm thấp dưới trung bình nhưng cao hơn mức tệ lại rất thấp. Điều đó không khỏi khiến ta thắc mắc.
Đầu tiên, tôi đổ tại cho lượng ví dụ quá thấp khiến biểu đồ có hình dạng này. Tuy nhiên, may mắn là tôi đã tìm thấy được một bộ dữ liệu IMDB của 4.917 bộ phim khác nhau. Đáng ngạc nhiên thay, biểu đồ có hình này:
Rõ ràng là không phải phim dạo gần đây (2016-2017) hay hơn.
Không thể phủ nhận sự tương đồng giữa hai biểu đồ IMDB của 214 phim và 4.917 phim, điều này càng nhấn mạnh được rằng tất cả các biểu đồ của 3 trang web đánh giá phim còn lại đều có được một độ chính xác nhất định.
Xét tới biểu đồ của Fandango, ta thấy lượng phim có số sao cao chiếm rất nhiều, trong khi đó các phim dở tệ hầu như không thấy xuất hiện. Biểu đồ này không giống với biểu đồ tiêu chuẩn của ta ban đầu, cho nên tôi không nói gì thêm.
Biểu đồ của Rotten Tomatoes (trình bày dưới dạng thang điểm tomatometer) lại đồng điệu một cách đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, bản chất của thang điểm này là nó được tạo nên bởi những ý kiến khác nhau của nhiều reviewer khác nhau, khiến một phim chỉ có thể hay HOẶC dở mà thôi.
Chính điều này đã khiến nó đi lệch với khung sườn làm việc của chúng ta – một nhóm dữ liệu phim chia thành ba phần hay-trung bình-dở tệ.
Và cuối cùng, thì biểu đồ của Rotten Tomatoes cũng không có hình dạng tương đương với tiêu chuẩn tôi đặt ra ban đầu.
Từ đó, tôi có thể kết luận lại là nên dùng Metacritic để đánh giá phim
Đây là tổng kết lại lý do tại sao, bên cạnh đó là những mặt trái của Metacritic để bạn cân nhắc:
Điểm Metascore có dược là từ điểm trung bình của rất nhiều review đến từ những nhà phê bình phim nổi tiếng. Đội ngũ tại Metacritic đọc từng review ấy, chấm điểm từ 0 đến 100 – hành động ấy đã thêm cho mỗi một review một sức ảnh hưởng khác nhau, dựa trên chất lượng và nguồn gốc của bài review ấy.
Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo bởi:
– Hệ số số điểm mà mỗi bài review có được là bí mật, vì thế bạn không thể biết được bài review nào có ảnh hưởng nhiều hay ít tới số điểm cuối cùng của một phim.
– Bạn sẽ khó tìm được phim trước năm 1999 được chấm điểm trên Metacritic, bởi đó là thời điểm Metacritic ra đời.
– Một số phim gần đây không có ngôn ngữ chính là tiếng Anh chưa xuất hiện trên Metacritic. Ví dụ như hai phim của Romany là Two Lottery Tickets (2016) – Hai Tấm Vé Số, được chấm 8,0 điểm trên IMDB hay Eastern Business (2016) – Việc kinh doan tại Phương Tây, được chấm 7,6 điểm trên IMDB.
Vài lời cuối
Để chốt lại, thì trong bài viết này tôi đã nêu cho bạn đâu là trang web bạn nên xem điểm phim trước khi xem phim. Tôi khuyến khích sử dụng Metacritic, dựa trên hai điều: biểu đồ điểm phim bình thường nhất, mà nó không chấm điểm quá cao cho các phim.
Cảm ơn các bạn đã đọc! Và chúc các bạn xem phim vui vẻ!