Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh khảo sát những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang – văn hóa tại TP. Vũng Tàu

Thực hiện kế hoạch giám sát về kết quả hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh BR-VT theo quy định của Luật di sản văn hóa, Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh vừa có chuyến khảo sát các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn TP. Vũng Tàu gồm: cơ sở Kháng chiến Nhà Má Tám Nhung (phường Thắng Nhì), Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Linh Sơn Cổ Tự, di tích lịch sử Trận địa Pháo và Hầm Thủy lôi Núi Lớn, Trận địa Pháo cổ phường 2.

 

Cơ sở Kháng chiến Nhà Má Tám Nhung (phường Thắng Nhì).

Tại các nơi đến, đoàn đã nghe lãnh đạo phòng văn hóa, thông tin, thể thao, Ban quản lý các khu di tích lịch sử– văn hóa, HĐND TP. Vũng Tàu báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích giai đoạn 2011– 2015. Công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức giá trị các di tích; công tác phối hợp trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích; phân cấp quản lý di tích; đào tạo cán bộ, người khai thác di tích; công tác tôn tạo, tu bổ, sửa chữa; việc xã hội hóa nguồn lực đầu tư, tôn tạo, sửa chữa, bảo tồn, phát huy giá trị di tích,…

Ông Lương Đức Đích, Phó Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh cho biết: “Mục đích của khảo sát là muốn nhìn nhận, đánh giá lại việc quản lý, tu bổ, bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng ở địa bàn như thế nào để qua đó chúng tôi có kiến nghị trong công tác phát huy những giá trị di tích.”

Qua khảo sát, Đoàn nhận thấy tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TP. Vũng Tàu đều là những di tích gắn với các danh nhân, anh hùng dân tộc có công với nước, các dòng họ có công với cách mạng, danh nhân văn hóa; các di tích có giá trị về khảo cổ, kiến trúc, nghệ thuật, nhiều di tích còn gìn giữ được nhiều sắc phong triều đại phong kiến. Các cá nhân, tổ chức được giao quản lý, tu bổ tôn tạo cơ bản thực hiện đúng theo quy định của Luật Di sản văn hóa; một số di tích đã huy động được nguồn xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo, bảo vệ; hầu hết các di tích đều phục vụ tốt việc tham quan của du khách, giới thiệu về danh nhân, địa danh lịch sử của địa phương…

Tuy nhiên, qua khảo sát Đoàn cho rằng vẫn còn một số hạn chế cần được các cá nhân, tổ chức lưu ý như:  một số di tích bị xuống cấp nhưng việc huy động các nguồn lực để trung tu tôn tạo còn khó khăn, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách; một số công trình xây dựng nhưng chưa đúng quy hoạch. Công tác chăm sóc, bảo vệ tại một số di tích còn bị xem nhẹ, hoạt động giới thiệu, quảng bá, tổ chức khai thác di tích phục vụ du lịch được triển khai chưa đồng bộ; Đồng thời, Đoàn cũng lưu ý việc khhi tiến hành trùng tu các di tích cần lựa chọn phong cách xây dựng phù hợp với văn hóa Việt Nam, cố gắng thể hiện đúng với nguyên mẫu ban đầu của di tích. 

Ông Lương Đức Đích, Phó cho biết thêm: “Nhìn chung, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý có phần buông lỏng, chưa có sự chỉ đạo triệt để, nhiều di tích còn nhếch nhác; việc tổ chức khai thác chưa được quy cũ. Khi lắng nghe ý kiến của người dân thì thấy di tích không thu hút được du khách, rõ ràng lượng khách ngày càng giảm. Nếu xét về mặt kinh tế thì rõ ràng hoạt động liên kết khách tham quan các di tích không đạt yêu cầu.”

Bà Đoàn Thị Thu Giang, Phó Ban Kinh tế- xã hội HĐND TP. Vũng Tàu cho hay: “Vũng Tàu là địa phương có nhiều di tích nhất toàn tỉnh, tuy nhiên phần lớn di tích đều xuống cấp do kinh phí trùng tu và việc xin ý kiến để sửa chữa gặp nhiều khó khăn. Việc trung tu di tích cấp quốc gia phải xin từ trung ương mất rất nhiều thời gian, ngoài ra ngân sách của thành phố bỏ ra chỉ đáp ứng việc sửa chữa nhỏ. Mong chính quyền cấp tỉnh có hướng chỉ đạo bàn giao cho TP. Vũng Tàu hoặc tỉnh quản lý và đặc biệt là nên thành lập Ban quản lý di tích để chúng tôi thực hiện được tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, phát huy tốt giá trị di tích tạo cảnh quan thu hút khách du lịch.”

Theo kế hoạch, Chương trình giám sát sẽ được Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh tiếp tục thực hiện tại các địa phương còn lại và làm việc với UBND các huyện, thành phố; Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh. Trên cơ sở đó, Đoàn sẽ tổng hợp và đề xuất, đóng góp ý kiến với các cơ quan liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.

nguồn : brt.vn

Source: https://mix166.vn
Category: Văn Hóa

Xổ số miền Bắc