Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương

Tinh Lịch khảo nguyên viết: 
Trong 49 giảm bớt đi, số thừa đủ 10 trở đi dư 1, 6 là Thủy; dư 2, 7 là Hỏa; dư 3, 8 là Mộc; dư 4, 9 là Kim; dư 5,10 là Thổ, đều dùng chỗ Ngũ Hành sinh làm Nạp Âm, như thế thì giống với Hà Đồ. Lại như phép đếm cỏ thi dùng sách thừa để định cơ (lẻ) ngẫu (chẵn), như thế dùng số thừa để định Ngũ Hành, lý đó đúng và hợp nhau vậy. Như Giáp là 9, Tí là 9; Ất là 8, Sửu là 8, tổng cộng là 34, lấy 49 trừ cho 34 dư ra 15, bỏ 10 không dùng, lấy 5 là Thổ mà Thổ sinh Kim, vì vậy đặt là Kim. Bính Dần, Đinh Mão hợp số là 26, lấy 49 trừ cho 26 dư ra 23, bỏ 20 không dùng, lấy 3 là Mộc mà Mộc sinh Hỏa, vì vậy đặt là Hỏa. Mậu Thìn, Kỷ Tỵ hợp số là 23, lấy 49 trừ cho 23 dư ra 26, bỏ 20 không dùng, lấy 6 là Thủy mà Thủy sinh Mộc, vì vậy đặt là Mộc. Canh Ngọ, Tân Mùi hợp số là 32, lấy 49 trừ đi cho 32 dư ra 17, bỏ 10 không dùng, lấy 7 là Hỏa mà Hỏa sinh Thổ, vì vậy đặt là Thổ. Ngoài ra phỏng theo như thế”.

Đây chính là số của Hà Đồ và Tinh Lịch khảo nguyên cũng công nhận điều này (Phần in đậm). Vì số Hà Đồ mang tính qui luật thể hiện sự vận động của ngũ tinh; cho nên sự chùng khớp này chứng tỏ bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, cũng phải dựa trên một nguyên tắc hoặc qui luật có liên hệ với Hà Đồ. Về tính qui luật và nguyên tắc trong bảng lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán; người viết trình bày và minh chứng như sau:

Bắt đầu từ: 
1) Hành Kim:
Giáp Tí-Ất Sửu = Hải trung Kim: Kim sinh (Mạnh); cách 8 năm (Cách bát sinh tử) đến Nhâm Thân-Quý Dậu = Kiếm phong Kim: Kim vương (Trọng); cách 8 năm đến Canh Thìn-Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim: Kim mộ (Quý).
Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của Kim – tổng số là 24 năm;
nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Hoả là:

2) Hành Hoả:
Mậu Tí – Kỷ Sửu = Tích Lịch Hoả (Sinh); cách 8 năm đến: Bính Thân – Đinh Dậu = Sơn hạ Hoả (Vượng); cách 8 năm đến: Giáp Thìn-Ất Tỵ = Phúc Đăng Hoả (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Hoả – tổng số là 24 năm; nghịchtheo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Mộc là:

3) Hành Mộc:
Nhâm Tí-Quý Sửu = Tang đố Mộc (Sinh); cách 8 năm đến Canh Thân-Tân Dậu = Thạch Lựu Mộc (Vượng); cách 8 năm đến Mậu Thìn-Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Mộc – tổng số là 24 năm;
nghịchtheo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thuỷ là:

4) Hành Thuỷ
Bính Tí-Đinh Sửu = Giáng hạ Thuỷ (Sinh); cách 8 năm đến: Giáp Thân-Ất Dậu =Tuyền trung Thuỷ (Vượng); cách 8 năm đến: Nhâm Thìn-Quý Tỵ = Trường Lưu Thuỷ (Mộ).
kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thuỷ – tổng số là 24 năm;
nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thổ là:

5) Hành Thổ
Canh Tí-Tân Sửu = Bích thượng Thổ (Sinh); cách 8 năm đến: Mậu Thân-Kỷ Dậu = Đại dịch Thổ (Vượng); cách 8 năm đến Bính Thìn-Đinh Tỵ = Sa trung Thổ (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thổ – tổng số là 24 năm.

Qui luật cách bát sinh tử và Sinh Vượng Mộ – được lặp lại với nguyên tắc nghịch chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ ở trên bắt đầu từ Giáp Ngọ – Ất Mùi = Sa Trung Kim (Sinh) tiếp tục cho đến hết 60 năm của một hoa giáp.

Nguyên tắc tạp âm của Lục Thập Hoa Giáp trong cổ thư chữ Hán
Ngược chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ sau một chu kỳ 24 năm

Như vậy; người viết đã chứng tỏ một tính quy luật và nguyên tắc trong việc sắp xếp nạp âm 60 hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán. Mặc dù đây là một nguyên tắc sai (Sẽ chứng minh ở phần sau). Nhưng chính tính qui luất và nguyên tắc này làm nên sự trùng khớp về độ số của bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán mà Tinh lịch khảo nguyên nói tới; và sự trùng khớp về ngũ hành giữa Ngũ Âm (Mang qui luật Ngũ hành) và hành khí của nạp âm trong Lục thập hoa giáp mà Chu Hy nói tới.

Tính qui luật là một trong những yếu tố cần của một lý thuyết khoa học. Nhưng đó lại chưa phải là yếu tố quyết định. 

Sự sai lầm của tính qui luật chủ quan trong nguyên tắc này trong việc lập thành bảng 60 hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thể hiện ở những điểm sau đây:

@ Hà đồ là một đồ hình biểu lý cho sự tương tác của vũ trụ với Địa cầu theo chiều thuận kim đồng hồ (Sự vận động của các thiên thể theo chiều nghịch. Đây chính là biểu lý của Lạc Thư =Dương: Biểu lý cho vật thể/ thiên thể = Âm. Hà Đồ = Âm: Biểu lý cho sự tương tác: Dương). Do đó; không thể căn cứ trên đồ hình căn nguyên của nó mà lại đi theo chiều ngược với chính nguyên lý căn để của nó.

@ Chính vì sai lầm của nguyên tắc ngược chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; nên chính qui luật cách bát sinh từ chỉ thể hiện giới hạn trong chính hành đó (Sinh – Vượng – Mộ) mà không thể hiện được ở các hành tiếp nối. 
Thí dụ:
Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Kim thì đáng lẽ phải là hành Thuỷ (Con do Kim sinh; Kim sinh Thuỷ) thì trong bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hành Hoả?

Thật là buồn thay!
Ngay chính cả cái nguyên tắc sai này cũng không được phát hiện trong cổ thư chữ Hán cho đến tận bây giờ. Những phương pháp tính toán trong Tinh lịch khảo nguyên mới chỉ có tính tiếp cận với Hà đồ mà thôi.

Sự sai lệch này chỉ bắt đầu khi nền văn minh kỳ vĩ của người Lạc Việt – cội nguồn của nền văn hoá Đông Phương – bị sụp đổ. Chính những sai lệch này đã đẩy nền văn minh Đông phương trở thành huyền bí; khi mà những nguyên lý của một siêu lý thuyết vũ trụ quan thất truyền trải hàng thiên niên kỷ.

Đã hàng ngàn năm trôi qua. Mặc dù hết sức cố gắng, người ta cũng không thể khám phá những bí ẩn của nền văn hoá phương Đông huyền vĩ. Đơn giản:
Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.
Bởi vậy, ông Thiệu Vĩ Hoa – một nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Hoa hiện đại; đã phải thừa nhận rằng:

Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”
(Trích trong sách:Chu Dịch và dự đoán học. Trang 68. Thiệu Vĩ Hoa. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1996).

Sự phục hồi những nguyên lý của siêu lý thuyết vũ trụ quan này chỉ có thể thực hiện từ nền văn minh Lạc Việt; mà hậu duệ chính là dân tộc Việt Nam hiện nay. Để phục hồi lại nạp âm của bảng Hoa giáp này; chúng ta cũng phải tìm trong PHÁP ĐẠI UY NỖ từ Hà Đồ; trong một mật ngữ là tranh thờ Ngũ Hổ mà tổ tiên truyền lại. Sự sai lệch về hành khí trong nạp âm của bảng lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán; theo chủ quan của người viết; còn nằm trong chính bài khẩu quyết cổ có tính ứng dụng được học thuộc lòng sau đây:

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)
Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc)
Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy).

Than ôi! 
Ngọn đèn bạc làm lạnh bức tường vàng; giá trị giả đã thay thế cho giá trị thật cao quí; kỳ vĩ.
Khi mà những mâu thuẫn nội tai góp phần làm suy hỏng một nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt; qua hình tượng lửa đã cháy từ bên trong toà lâu đài một thời nguy nga hoành tráng.
Đó chính là nguyên nhân đầu tiên để sau đó là hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
Phải chăng? Đây chính là nguyên nhân để cho sự sai lệch và thất truyền của những nguyên lý của một lý thuyết thống nhất vũ trụ; được gìn giữ trong nền văn minh Lạc Việt từ thời Hoàng Kim của con người? Phải chăng? Đây chính là câu kết để hoàn chỉnh bài thơ tứ tuyệt:

Viêm Thuỷ Lạc Kim Âu!
Hành Hoả và Thuỷ phải đổi chỗ cho nhau trong Lục thập hoa giáp để trở về với cội nguồn của nó là LẠC THƯ HOA GIÁP; tức là sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ vận động có tính qui luật; nhất quán; hoàn chỉnh trong chu kỳ 60 năm vận hành của vũ trụ liên quan với Địa cầu; có khả năng giải thích tất cả mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó.

Xổ số miền Bắc