[ Xe đạp đại chiến ]SRAM vs Shimano: Lịch sử – Công nghệ – B.A.T – Bike and Travel

Bài viết được viết bởi Batshop, xin vui lòng ghi rõ nguồn khi share 

Sau bài viết về lịch sử của Shimano và SRAM thì mình thấy rất nhiều bạn ( trong đó có những shop cũng bán đồ xe đạp và admin các group xe đạp ) share bài viết của mình và không hề ghi nguồn. 1 số bạn khi share còn hứa là sẽ có những bài kế tiếp nên mình đành phải ngồi viết tiếp để các bạn ấy không thất hứa @.@ 

Hôm nay mình sẽ viết 1 bài về lịch sử của Shimano và SRAM cũng như những công nghệ của 2 hãng . Bài viết sử dụng nhiều nguồn tổng hợp từ Wiki, BikeRadar, Theproscloset, Bumsonthesaddle vvvv….

Các bạn có thể đọc thêm 2 bài này trước

Hiện nay nói về groupset cho xe đạp thì gần như chỉ có 2 tên tuổi chính là Shimano ( của Nhật ) và SRAM ( của Mỹ ). Các thương hiệu khác chiếm 1 phần rất nhỏ trong miếng bánh còn lại như Campagnolo ( của Ý – chuyên dành cho Road ) và những thương hiệu của China, Taiwan mới le lói gần đây như LTWOO, Shensah, MicroShift vvv… nên sân chơi chính vẫn chỉ có Shimano và SRAM

 

I. Lịch sử :

+ Shimano

Shimano, Inc. (株式会社 シ マ ノ, Kabushiki-gaisha Shimano) là một nhà sản xuất đa quốc gia của Nhật Bản về các phụ tùng, phụ kiện xe đạp, câu cá và thiết bị chèo thuyền. Công ty sản xuất đồ chơi gôn cho đến năm 2005 và thiết bị trượt tuyết cho đến năm 2008. Trụ sở chính tại Sakai, Nhật Bản, công ty có 32 công ty con hợp nhất và 11 công ty con chưa hợp nhất. Các nhà máy sản xuất chính của Shimano ở Côn Sơn, Trung Quốc; Malaysia và Singapore

Năm 2017, Shimano có doanh thu ròng 3,2 tỷ đô la Mỹ, 38% ở Châu Âu, 35% ở Châu Á và 11% ở Bắc Mỹ. Trong đó phụ tùng xe đạp xe đạp chiếm 80%, câu cá 19% và các sản phẩm khác 0,1%. Công ty được giao dịch công khai, với 93 triệu cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. 

Shimano cũng là nhà tài trợ chính cho các giải đua UCI World Tour.

Shimano-gear1.jpg

Chân dung nhà sáng lập ra Cty Shimano – Shozaburo Shimano và sản phẩm đầu tiên của công ty

Công ty Shimano ( Shimano Irons Work ) được thành lập vào tháng 2 năm 1921 bởi ông Shozaburo Shimano tại quận Higashi Minato thuộc thành phố Sakai khi 26 tuổi. Xưởng sản xuất của Shimano khi đó có diện tích 40m2 với giá thuê là 5 yên/ tháng và chiếc máy tiện cơ khí duy nhất khi đó của công ty dài khoảng 1m8, và là hàng đi mượn từ bạn của ông ấy

Shozaburo Shimano đã quyết định sẽ sản xuất sản phẩm đầu tiên của công ty là các bánh răng dành cho xe đạp, trong tất cả các bộ phận của xe đạp khi đó thì bánh răng là sản phẩm cần công nghệ và độ chế tạo cao nhất

Shozaburo Shimano lãnh đạo công ty Shimano cho đến khi ông mất vào năm 1958. sau đó con trai của ông ấy – Shozo Shimano – đã tiếp tục lãnh đạo công ty trong 50 năm tiếp theo và dẫn dắt Shimano thành 1 công đứng đầu thế giới về phụ tùng xe đạp .

Shozo Shimano ( đeo kính, bên trái ) tại văn phòng của Shimano ở New York – năm 1965

Hiện nay thế hệ lãnh đạo của Shimano đã truyền đến đời thứ 3, Chủ tịch hiện nay của Shimano là Yozo Shimano, con trai của Shozo Shimano và là cháu của Shozaburo Shimano ( Công ty Nhật có tính kế thừa – cha truyền con nối rất cao )

Hiện nay Shimano là công ty sản xuất phụ tùng xe đạp lớn nhất thế giới với ước tính doanh số chiếm 70-80% doanh thu toàn thế giới. SRAM của Mỹ và Campagnolo của Ý là 2 đối thủ cạnh tranh hiện nay của Shimano. 

Doanh thu toàn cầu của Shimano đạt mức 2.3 tỉ USD ( 2017 ) và có gần 12 ngàn nhân viên trên toàn thế giới ( 2017 )

+SRAM

– So với Shimano có đúng 100 năm tuổi phát triển thì SRAM còn khá trẻ. Tuổi SRAM bằng đúng tuổi mình, và mình hiện vẫn còn trẻ và đẹp. SRAM được thành lập tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ vào năm 1987. Năm 1988 công ty ra đời sản phẩm đầu tiên là tay bấm với công nghệ Grip Shift (or twist shift) cho xe Road. Năm 1991 công nghệ này được áp dụng trên các dòng group MTB của hãng

Năm 1990, công ty SRAM chỉ với 3 năm tuổi thành lập đã khởi kiện Shimano,  công ty sản xuất phụ tùng xe đạp lớn nhất bấy giờ, vì hành động lợi dụng độc quyên ép giá các nhà sản xuất OEM khác ( đại loại là Shimano quy định các nhà sản xuất OEM chỉ được mức lợi nhuận 10%, chịu thì làm, ko chịu thì biến ). Năm 1991 thì SRAM nhận dc 1 thỏa thuận ngầm gì đó từ Shimano ( tòa không công bố ) và chấm dứt vụ kiện. Chiến thắng ( dù không được công nhận chính thức ) của SRAM giúp các nhà sản xuất nhỏ cũng như OEM trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng phụ kiện xe đạp dành được quyền cạnh tranh cũng như lợi nhuận tốt hơn . Theo 1 số tin đồn thì kha khá kỹ sư của Shimano đã nhảy qua SRAM sau vụ này .

Từ 1 công ty non trẻ, SRAM phát triển rất nhanh và trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Shimano trong các dòng group dành cho MTB. Cá nhân mình cách đây 7 năm đã sử dụng bộ SRAM X9 của SRAM và cảm giác lúc đó là ngon hơn group của Shimano nhiều. Con X9 đó ngang với SLX dòng M7xx thì phải thì mình thấy thiết kế X9 đỉnh hơn SLX. SRAM với tư duy nhanh nhạy cũng như dám thay đổi mạnh mẽ đã phát triển những bộ group có thiết kế đẹp và công nghệ đi trước Shimano nhiều. Shimano vẫn là 1 công ty Nhật với quan điểm cứng nhắc và chậm chạp thay đổi ( SRAM đã ra những bộ group  1×12 từ lâu rồi mà Shimano giờ mới bắt đầu ra. Cách đây 1,2 năm thì cứ xe MTB là auto chơi group SRAM, vì chỉ có SRAM mới có 1×12 ). Thiết kế của SRAM mình đánh giá hơn hẳn Shimano, hiệu năng cũng hơn, chỉ có trâu bò thì ko bằng Shimano thôi

SRAM có những bộ group đủ màu sắc dành cho các thanh niên sống nội tâm

Từ 1 công ty nhỏ, SRAM đã tiến hành thâu tóm, sát nhập 1 loạt các công ty sản xuất phụ tùng xe khác và mở rộng số lượng sản phẩm của mình, trong khi Shimano vẫn trung thành với bộ group

– 1997, SRAM mua lại Sachs Bicycle Components, 1 công ty cơ khí chuyên sản xuất các bộ phận như líp, dĩa của Đức
– 2002, SRAM mua lại RockShox, hãng chuyên làm phuộc nhún
– 2004, SRAM mua lại Avid, hãng chuyên làm thắng
– 2004, SRAM mua lại Truvativ, hãng chuyên sản xuất ghidong, potang, cốt yên, giò dĩa, trục giữa
– 2007, SRAM mua lại ZIPP, hãng chuyên sản xuất bánh xe đạp
– 2011, SRAM mua lại Quarq, hãng chuyên làm các sản phẩm điện tử trên xe đạp

Hiện nay nếu chơi group MTB thì bạn gần như chỉ có 2 sự lựa chọn : SRAM hoặc Shimano, trong đó thì các dòng cao cấp và cận cao cấp thì SRAM gần như chiến thắng tuyệt đối, Shimano chỉ mới bắt đầu le lói phản công lại với các dòng x1xx gần đây

Vậy SRAM có nghĩa là gì ? Nó đơn giản là tên được ghép lại bởi các tên của 3 người sáng lập ra công ty SRAM, đó là : Scott, Ray, và Sam. Trong đó Scott King là luật sư của công ty ( Đúng kiểu bọn Mỹ, luật sư đứng trên tất cả ) , Stan Ray Day là CEO và Sam Patterson là kỹ sư kiêm thiết kế, người đã chế tạo ra những sản phẩm đầu tiên ( 1 luật sư, 1 giám đốc điều hành, và 1 kỹ sư , rất bài bản )

Stan Ray Day – CEO kiêm founder của SRAM 

Sản phẩm đầu tiên của SRAM – GripShift – được thiết kế bởi Sam Patterson .

Vậy còn nhiệm vụ của  Scott King là gì ? Chắc là chuẩn bị cho vụ kiện chấn động giới xe đạp bấy giờ : Kiện Shimano vì tội độc quyền và chèn ép các công ty sản xuất phụ tùng xe đạp khác

Doanh thu toàn cầu của SRAM đạt mức 735 triệu USD ( 2017 ) và có gần 3 ngàn nhân viên trên toàn thế giới ( 2017 )

II. Công nghệ :

Có thể thấy là Shimano có hệ sản phẩm trải dài từ các dòng thấp, trung cho đến cao cấp, trong khi đó SRAM đa phần tập trung cho trung và cao cấp. Shimano hướng đến độ bền còn SRAM hướng đến hiệu suất cao dành cho những cuộc đua chuyên nghiệp

Điều khác biệt cơ bản giữa bộ groupset Shimano và SRAM đó là tỉ lệ truyền động. Đó là SRAM sử dụng tỉ lệ truyền động 1:1 còn Shimano sử dụng tỉ lệ truyền động 1:2. Vậy tĩ lệ truyền động này nghĩa là gì ?
Tỉ lệ truyền động 1:1 có nghĩa là khi bạn bấm tay bấm líp 1mm ( dây cáp kéo 1mm ), thì cùi đề sau cũng dịch chuyển 1mm
Còn ở 1:2 thì khi bạn bấm tay bấm líp 1mm ( dây cáp kéo 1mm ) thì cùi đề sau sẽ dịch chuyển 2mm

Ưu điểm của bộ truyền 1:1 đó là bạn chuyển líp được nhanh và chính xác
Ưu điểm của bộ truyền 1:2 đó là bạn chuyển líp được mượt hơn .

Chuyện cái nào hơn cái nào thì cũng giống như team Phở vs Bún bò hoặc Cơm tấm, hoặc team Phóng khoáng vs team Thanh lịch và Đáng sống , nên đó là 1 câu chuyện bất tận . 

1. Các công nghệ của Shimano :

1984 – Shimano Index System (SIS)
sis_shimano_index_system

Đây là công nghệ đã giúp Shimano vượt trội trong việc chế tao groupset. Trước khi có công nghệ này thì các xe đạp chuyển số bằng các tay vặn như vầy :

Và việc chuyển líp khi đó là cả 1 nghệ thuật vì bạn sẽ méo thể biết được là cần chuyển bao nhiêu là vừa, mọi thứ đều tùy vào kinh nghiệm và cảm giác của bạn khi trả líp

Với công nghệ SIS của Shimano thì tay bấm có thể chia ra thành từng nấc rõ ràng, và bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lên hay xuống 1 líp 

1989 – Shimano Total Integration (STI) / Rapid Fire
Shimano STISTI là công nghệ kết hợp tay thắng và tay chuyển số thành bộ tay lắc vẫn thường dùng hiện nay trên dropbar. 

Trước khi có công nghệ này thì tay thắng và tay chuyển số của dropbar nó nằm cách xa nhau như vầy, dễ đến rất khó điều khiển

1990 – Shimano Pedaling Dynamics (SPD)

Shimano ra đời chuẩn pedal Clipless ( Pedal can ) SPD và các loại giày hỗ trợ SPD. Chuẩn này đã giúp họa mi của nhiều cua rơ ko còn hót nữa …

Bạn có thể đọc thêm bài về pedal Clipless tại đây :

2009 – Digital Integrated Intelligence (Di2)

 

Shimano ra đời chuẩn groupset điện ( không dây ) Di2 cho dòng group Dura-Ace ( Road ) . Đây cũng là bộ groupset điện đầu tiên trên thế giới

Shimano ra đời chuẩn groupset điện ( không dây ) Di2 cho dòng group Dura-Ace ( Road ) . Đây cũng là bộ groupset điện đầu tiên trên thế giới

 

2014 – XTR Di2

 

Shimano ra mắt dòng groupset XTR Di2 cho bộ group XTR M9050, đây là bộ group điện MTB đầu tiên trên thế giới

+SRAM

1987 – Grip Shift

Công nghệ chuyển số bằng tay vặn của SRAM, công nghệ đã xây dựng nên tên tuổi của SRAM trong giới xe đạp

Hiện nay các dòng MTB cao cấp của SRAM như XX1 vẫn có tùy chọn chọn tay vặn thay vì tay bấm

Tay vặn Grip Shift của bộ XX1

2006 – DoubleTap

SRAM DoubleTap

Công nghệ Double Tab của SRAM cho phép người dùng chuyển số theo cả 2 hướng

2012 – 1×11 XX1 group

 

Năm 2012 , SRAM ra mắt bộ group 1×11 đầu tiên : XX1 1×11 với 1 dĩa trước và líp sau 10-42t. Đây được xem là 1 cuộc cách mạng về công nghệ trong giới MTB khi đó với việc loại bỏ sang dĩa và tay bấm

Để hiểu về ưu điểm của dòng group 1x với 2x và 3x các bạn có thể đọc bài sau :

2015 – Red eTap

Không chịu thua Shimano, trong năm 2015 SRAM ra mắt dòng group điện đầu tiên của mình với tên gọi eTap

Không chịu thua Shimano, trong năm 2015 SRAM ra mắt dòng group điện đầu tiên của mình với tên gọi eTap

2016 – 1×12 Eagle group

2016 SRAM ra mắt dòng group Eagle là chuẩnn group 1×12 đầu tiên trên thế giới, cũng trong năm đó, thị trường mua bán thận bỗng trở nên sôi động với nhiều tin đăng như : Cuaro chuyên nghiệp, thận tốt, cần bán @.@ 

2016 SRAM ra mắt dòng group Eagle là chuẩnn group 1×12 đầu tiên trên thế giới, cũng trong năm đó, thị trường mua bán thận bỗng trở nên sôi động với nhiều tin đăng như : Cuaro chuyên nghiệp, thận tốt, cần bán @.@

Các dòng Eagle với dải tỉ số truyền lên đến hơn 500% , ngang ngửa với các dòng 2×11 truyền thống
 

2019 – eTap AXS and Eagle AXS

SRAM ra mắt 2 chuẩn group điện bao gồm eTap AXS cho Road và Eagle AXS cho MTB

SRAM ra mắt 2 chuẩn group điện bao gồm eTap AXS cho Road và Eagle AXS cho MTB

 

 

 

 

 

 

Xổ số miền Bắc