11 Điều Kiện Trong IncoTerms, Cụ Thể Vai Trò Và Rủi Ro Các Bên Tham Gia – VinaTrain Việt Nam

5

/

5

(

38

bình chọn

)

INCOTERMS giải thích các điều kiện thương mại để phân chia trách nhiệm (TASK), chi phí (COST) và rủi ro (RISK) giữa người bán và người mua liên quan tới việc giao hàng. Trong bài viết này VinaTrain xin gửi tới bạn đọc cách phân tích 11 điều khoản trong Incoterm 2010 và 2020. Bài viết dưới đây VinaTrain xin chia sẻ tới bạn đọc chi tiêt về các điều kiện trong incoterms.

Các phiên bản: INCOTERMS 1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 phiên bản mới nhất là Incoterms 2020.

Các điều kiện trong incoterms

Đặc điểm chung của INCOTERMS

  • INCOTERMS không có tính phủ định, phiên bản sau không phủ định phiên bản trước. Người mua và người bán có thể lựa chọn dẫn chiếu điều kiện của phiên bản Incoterms phù hợp nhất với thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
  • Các điều kiện của Incoterms không có tính cố định
  • Chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình không áp dụng với hàng hóa vô hình
  • Incoterm có giá trị thấp hơn luật pháp quốc gia

Note: Khi dẫn chiếu bắt buộc phải ghi rõ phiên bản lựa chọn. Người mua và người bán có thể dẫn chiếu điều kiện của phiên bản Incoterms được lựa chọn đồng thời có thể thêm hoặc bớt các điều khoản cho phù hợp với thỏa thuận mua bán giữa hai bên.

Cấu trúc trích dẫn: QUY TẮC (ĐỊA ĐIỂM), INCOTERMS (VER)

VD:  FOB, Hải Phòng, Incoterm 2010

  • Địa điểm: phải được thỏa thuận trước và có chỉ dẫn cụ thể. Chỉ dẫn càng cụ thể càng giảm thiểu tranh chấp phát sinh

INCOTERMS ® 2010

  • INCOTERMS ® 2010 là thương hiệu đã được đăng ký (REGISTERED TRADEMARK) của phòng Thương mại quốc tế ICC.
  • INCOTERMS ® 2010 thay đổi cách gọi các điều kiện (TERMS) thành các quy tắc (RULES) để giải thích các điều kiện thương mại.
  • INCOTERMS ® 2010 có thể sử dụng trong cả giao dịch thương mại nội địa.

I. Phân tích 7 Điều Kiện Incoterms Áp Dụng Trong Vận Tải Đa Phương Thức

Chức năng xuất nhập khẩu thể hiện ở danh mục nghành nghề đăng ký kinh doanh  khi thành lập chứ k phải là thể hiện việc truyền tờ khai vì nhiều doanh nghiệp nhầm tưởng mình có token là có thể khai báo hàng nhập – xuất được nhưng thực tế là phải thể hiện trên đăng ký kinh doanh.

Dóng gói hàng hóa: Người bán làm tốt nhất khi làm hàng vi họ là người hiểu hàng nhất – việc đóng gói này cũng cần lưu ý theo yêu cầu của người mua hàng vì còn phụ thuộc vào tính chất hàng, mục đích mua hàng, quãng đường vận chuyển, loại hình vận tải hàng

Điều kiện EXW

Trách nhiệm người bán:

  • Chuẩn bị hàng hóa xuât khẩu
  • Đóng gói hàng
  • Đứng tên tờ khai xuất
  • Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu

Trách nhiệm của người mua:

  • Chuẩn bị từ đâu xuất đến hết đầu nhập lúc mang hàng về kho của mình
  • Thuê vận tải nội địa 2 đầu xuất nhập
  • Thuê cước vận tải chăng chính cước sea – air
  • Đóng các phí local charge 2 đầu xuất nhập
  • Xin các loại giấy phép thông quan xuất nhập khẩu

Rủi do với điều kiện EXW

– Hủy giao dịch vì giá giẻ thấy tiếc

– Thuê giấy phép nhập khẩu (xuất ủy thác – thuê giấy phép )

– Người mua chịu mỏi rủi do với quá trình vận tải vì chính sách luật pháp 2 nước khác nhau, thuế suất khác nhau hàng trở về kho còn cao hơn giá mua các term khác chưa tính những tổn thất có thẻ liên quan tới hàng

Thấy rủi do sẽ đẩy trách nhiệm thông quan xuât cho người bán thì sẽ có quy tắc sô 2: FCA – giao hàng cho người chuyên trở

Điều kiện FCA – Free Carrier

FCA tại nhà Xưởng:  Inware House:  tại xưởng đạt yêu cầu đã thông quan xuất khẩu (tức là người bán có thể giao hàng tại xưởng cũng được nhưng bên bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu)

  • Hàng có thể tại kho người bán người mua thuê vận tải từ kho

Trường hợp 2: FCA: Chỉ định hàng (chỉ định tối đa tới cảng xuất) – chỉ định được tối đa trên phương tiện – nhớ ghi kèm cảng xếp hàng – thường làm hàng Air đối tác không muốn làm thủ tục bốc xếp, giám sát kho bãi tại nước ngoài  ( FAC, Nội Bài – Chỉ định trên máy bay – phù hợp vơi hàng air ) = FOB hàng sea

Nếu trong vận tải đường biển người bán không muốn giao hàng lên tàu tại cảng xuất thì nên dùng term FCA thay term FOB không nên sử dụng FAS.

Chi phí: Người bán: Thông quan xuất – thuê vận tải tới địa điểm chỉ định – dỡ hàng tới phương tiện vận tải người bán chờ người mua tới chờ bàn giao hàng

Điều kiện CPT (Carrier Paid To) 

Điều kiện từ cảng nhập tới kho của người mua: Nơi đến: Cảng Nhập ___________> kho người mua

(Phụ thuộc vào việc thỏa thuận – tùy thuộc vào tính chất giao dịch )

Người bán: Làm thêm việc vận chuyển nội địa tại nước nhập khẩu

Chi phí người bán phải trả:

  • Thông quan xuất khẩu
  • Chi phí giao hàng tới nơi đến chỉ định gồm ( chi phí giao đến cho người chuyên chở, chi phí vận chuyển tới cảng xuất – thường giao tới kho hoặc tới cảng xuất
  • Phí cảng xuất – local Charge tại cảng xuất – phí địa phương ( VGM – CFS – THC – Lưu Cont/ Lưu Bãi/ Lưu Kho – Phí phát hành điện giao hàng  ) – Với hàng Air: Phí lao Vụ – An Ninh,Soi Chiếu  – Lưu Kho
  • Cước phí chặng chính (Air _Sea )
  • Phí dỡ hàng tại cảng nhập, (Các phí còn lại người mua phải trả những phí liên quan tới việc mua hàng thì người mua phải trả).
  • Điểm chỉ định yêu cầu vượt qua cảng nhập sẽ có thêm phí vận chuyển nội địa đầu nhập tới điểm chỉ định ( nếu có)

Người mua:

  • Trả phí Local charge đầu nhập trừ phí dỡ hàng
  • Chi phí thông quan nhập khẩu – đóng thuế ( cần ghi nhớ từ Tháng 4/2013 doanh nghiệp phải hoàn thiện thuế mới được lấy hàng chứ không được nợ – hoặc được nợ khi có bảo lãnh ngân hàng)
  • Vận Chuyển nội địa nếu có

Rủi do trong CPT:  Chuyển giao khi hàng được giao cho người chuyên chở

Trương hợp này muốn quản lý rủi do: Phải làm hợp đồng vận chuyển tốt – đề phòng các trường hợp rủi do nếu có – kiểm tra thông tin trên bill có giá trị như hợp đồng

Trưởng hợp có rủi do sảy ra thì hàng sẽ được người chuyên chở bồi thường trị giá 10 lần cước vận chuyển: Cước: 80USD – bồi thường 10 lần cước 800 USD, chưa nói tới trường hợp bất khả kháng hãng tàu sẽ không có trách nhiệm bồi thường vậy thì giá trị lô hàng của bạn trị giá vài trăm triệu hoặc vài tỉ coi như mất trắng rồi còn gì.

Trường hợp này phải mua bảo hiểm hàng hóa – Tìm hiểu quy tắc chung 1990 về bảo hiểm tại Điều 6-7 chương 3 (hiểu rõ về những điều khoảnloại trừ trong bảo hiểm) thì hàng sẽ không được bồi thường.

Để quản lý rủi do thì người thì 2 bên mua bán sẽ tự mua bảo hiểm – Người mua nhờ người bán mua bảo hiểm (phát sinh thỏa thuận bảo hiểm và chi phí) thì sẽ phát sinh chi phí mua bảo hiểm

Điều kiện CIP (CARRIAGE AND INSURANCE PAID TO)- CƯỚC PHÍ VÀ BẢO HIỂM TRẢ TỚI

Đây là mẫu chốt để ra đời điều kiện CIP sẽ tương tự CPT nhưng thêm phí mua bảo hiểm nữa.

Nếu khách có đơn bảo hiểm thì có thể sửa và chịu rủi do.

Đối với nhóm C hàng hóa do người mua chỉ định vẫn có thể gặp rủi ro vì vậy tâm lý người mua có thể mua giá cao hơn chút nhưng hạn chế được những rủi ro vận tải đây là lý do ra đời nhóm D .

Điều kiện nhóm D (DAT- DAP- DDP)

Bạn cần biết: Terminal ở đây là: Bến – tàu – cầu tàu – nơi đến quy định

Nơi đến quy định: Là nhà kho CFS (Container Freight Station) hoặc Kho hàng không thuộc khu vực sân bay hoặc Ga Liên vận quốc tế

Điều kiện DAT ( Delivered At Terminal )

Chi phí bên bán:

  • Thông quan hàng hóa xuất khẩu
  • Giao hàng tới cảng nhập
  • Phí dỡ hàng tại cảng nhập
  • Chi phí thuê vận tải chặng chính

Người mua:

  • Đóng Local Charge đầu nhập gồm cả chi phí dỡ hàng xuống cảng
  • Thông quan nhập khẩu
  • Vận chuyển nội địa tới cảng nhập
  • Đóng thuế nhập khẩu

Điểm chuyển giao rủi do hàng hóa:

  • Từ cảng xuất tới cảng nhập à người bán chịu
  • Người mua chịu rùi do từ cảng nhập à tới kho của mình

Trường hợp này không đóng bảo hiểm và sẽ phụ thuộc vào hàng hóa nếu thấy hàng có rủi ro là bao nhiêu quá dài thì người bán sẽ tính tới trường hợp mua bảo hiểm:

Đối với trường hợp này nếu người bán có ý định mua bảo hiểm quốc tế cho vận tải chặng chính thì không nên show trong bộ chứng từ vì theo thỏa thuận không có điều khoản này người mua sẽ gạt ra. Nên dấu đi không thể hiên trên chứng từ nhưng vẫn đưa vào giá bán.

Giá bán DAP > giá Bán DAT

Trường hợp muốn hàng đi xa hơn và chỉ định được địa chỉ người mua muốn giao hàng sẽ sử dụng điều kiện chỉ định là DAP

Điều kiện DAP ( DELIVERY AT PLACE ) – Giao hàng tại nơi đến, DAP (nơi đến quy định)

 Chi phí người bán chịu:

  • Chi phí giao hàng tới điểm chỉ định
  • Chi phí giao hàng cho người chuyên chở
  • Chi phí vận chuyển tới cảng xuất
  • Chi phí thuê chặng chính
  • Chi phí dỡ hàng tại cảng nhập ( trường hợp địa chỉ định # cảng nhập)
  • Vận chuyển nội địa đầu nhập

Chi phí người mua chịu:

  • Chi phí LC cảng nhập trừ phí xếp dỡ từ tàu xuống cảng
  • Chí phí tại nơi đến (phí an ninh, xếp dỡ …)
  • Chi phí dỡ hàng tại nơi đến
  • Phí vận chuyển nội địa từ nơi người bán bàn giao hàng tới kho người mua (Nếu có)
  • Chi phí thông quan nhập khẩu + thuế

So sánh: CPT– CIP–DAP-DAT: rủi do bàn giao tại điểm dỡ hàng của nơi đến – nên phải kiểm hàng trước khi nhận bàn giao

Người mua vẫn làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

Trường hợp người mua không muốn làm việc thông quan xuất khẩu và không đóng thuế nhập khẩu thì sẽ sử dụng term DDP.

DDP (Delivery Duty Paid) – Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

  • Người bán thêm trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu, đóng thuế nhập khẩu người mua chỉ cần trả tiền và chờ giao hàng tới.

Chi phí: Người bán

  • Thông quan hàng xuất
  • Thuê phương tiện vận tải chẳng chính
  • Chi phí nhập khẩu + thuế

Chi phí người mua chịu:

  • Chi phí tại cảng trừ xếp dỡ (trường hợp mua giá DDP nhưng nhận tại cảng nhập)
  • Chi phí tại nơi đến (khi hàng giao tới kho)
  • Phí dỡ hàng ở kho người mua

Rủi do: Người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu dưới tên người mua – Trường hợp người mua không có giấy phép nhập khẩu có thể thuê nhập khẩu ủy thác- Đóng thuế nhập khẩu (quy định bởi hàng rào thuế quan) – Nên có xu hướng chọn thuế cao nhất để giảm thiểu rủi do – người bán sẽ tăng giá bán – giảm thiểu cơ hội bán được hàng – người mua chịu giá cao.

Nên trường hợp này: chỉ nên mua giá DDP làm khi hàng k chịu thuế hoặc hàng không chịu quản lý của khu chế xuất, hàng hóa đưa vào các doanh nghiệp chế xuất sẽ chịu thuế 0%. Giảm thiểu rủi do về thuế.

Hoặc doanh nghiệp nhận hàng giao thiếu hàng – giao hàng lỗi thì trách nhiệm thuộc về người bán sẽ phải giao với term DDP

Như vậy: 7 QUY TẮC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC:  EXW. FCA, CIP, CPT, DAT, DAP, DDP  thì  chỉ duy nhất DDP bên bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu và đống thuế nhập khẩu

Trường hợp người mua thuê đại lý người bán làm thủ tục nhập khẩu thì người mua vẫn sẽ đứng tên trên tờ khai và trực tiếp truyền tờ khai.

II.  Incoterm với nhóm vận tải đường thủy, đường biển (FAS– FOB –CFR –CIF)

FAS – (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu

  • Trách nhiệm: Người bán đặt hàng hóa đã được thông quan xuất khẩu dọc theo mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định.
  • Chi phí: Người bán trả chi phí thông quan xuất khẩu, chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng hóa tới đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định.
  • Rủi ro: Rủi ro được chuyển giao từ thời điểm hàng hóa được đặt dọc mạn tàu được chỉ định.

Nếu không muốn giao hàng lên tàu thì người bán nên chọn term FCA thay vì Term FAS

FOB – Free On Board (Giao hàng trên tàu)

  • Trách nhiệm: Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng quy định.
  • Chi phí: Người bán phải trả chi phí thông quan hàng xuất khẩu, vận chuyển tới cảng quy định và bốc xếp lên con tàu do người mua chỉ định.
  • Rủi ro: Được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu.

Người mua sẽ chịu toàn bộ chi phí từ khi nhận hàng trên tàu đến khi hàng tới hàng cảng nhập

CFR – Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí

  • Trách nhiệm: Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới tàu tại cảng xuất, ký hợp đồng vận chuyển và trả chi phí vận chuyển tới cảng đến quy định.
  • Chi phí: Người bán trả chi phí thông quan hàng xuất, phí vận chuyển tới cảng xuất, phí bốc xếp hàng hóa lên trên tàu tại cảng xuất và cước phí vận chuyển tới cảng đến quy định, có thể trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu được quy định trong hợp đồng vận chuyển.

– Người mua trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu không được quy định trong hợp đồng vận chuyển việc này của người bán, phí tại cảng dỡ, phí thông quan nhập khẩu, thuế và vận tải nội địa.

  • Rủi ro: Được chuyển giao khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xuất.

CIF – Cost Insurance and Freight -Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí trả tới

  • Trách nhiệm: Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới tàu tại cảng xuất, ký hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm và trả chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa tới cảng đến quy định.
  • Chi phí: – Người bán trả chi phí thông quan hàng xuất, phí vận chuyển tới cảng xuất, phí bốc xếp hàng hóa lên trên tàu, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm hàng hóa tới cảng đến quy định, phí dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại cảng nhập nếu được quy định trong hợp đồng vận chuyển.

– Người mua trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu không được quy định trong hợp đồng vận chuyển, phí tại cảng dỡ, phí thông quan nhập khẩu, thuế và vận tải nội địa.

  • Rủi ro: Được chuyển giao khi hàng hóa được xếp lên tàu xuất.

III. Điểm đổi mới trong INCOTERMS® 2020 so với INCOTERMS® 2010

Điều thay đổi chính trong phiên bản incoterms 2020 so với phiên bản 2010 VinaTrain sẽ tổng hợp để bạn dễ hiểu và nắm được như sau:

DAT (Delivered at Terminal) đổi thành DPU (Delivered at Place Unloaded):

Nội dung cơ bản sẽ giống nhau nhưng mở rộng thêm trách nhiệm của người bán giao hàng tại cảng nhập, bến, nhà ga thì phải thêm trách nhiệm bốc dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống địa điểm người mua chỉ định – “mặt đất”. ICC khi soạn thảo cũng nhấn mạnh vấn đề người bán hàng phải giao hàng đến một điểm đã định trước (ga tàu, bến cảng, ICD, một điểm bất kỳ, có thể là bất kỳ nơi nào theo thỏa thuận của người bán và người mua.

Phân tích thêm về điều kiện DPU

Đối với việc giao hàng theo điều kiện DPU người bán chỉ hết trách nhiệm khi giao hàng tới mặt đất tại địa điểm người mua chỉ định điều này người bán cần tìm hiểu rõ vì nhiều trường hợp để giao hàng từ phương tiện xuống cảng nhập sẽ cần nhiều  phương tiện hỗ trợ như: băng truyền, dàn dáo, máy cẩu,  rơ móc…kéo theo chi phí lắp đặt xếp dỡ tai cảng nhập có thể ngoài chi phí dự kiến của người bán.

Chi phí bảo hiểm sẽ được 2 bên thỏa thuận riêng thêm vào nếu cần thiết

  • FCA (Free Carrier): Người bán hết trách nhiệm khi giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho nhà vận chuyển( carrier do người mua chỉ định), điểm mới trong điều khoản này là người vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán
  • Lưu ý:  người bán chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên trên phương tiện vận chuyển.

Về điều khoản bảo hiểm tại term CIF và CIP

  • Bạn cần nhớ với những điều khoản có chữ “I”= insurance là mặc định người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đối với điều khoản CIP thì loại bảo hiểm mặc định đó là loại (A) hoặc tương đương loại (A), còn ở Inctoerm 2010 là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc .
  • Riêng điều kiện CIF thì vẫn giữ nguyên như phiên bản incoterms 2010 – điều kiện thoại (A) – bảo hiểm mọi rủi ro. Loại bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm cao hay thấp, nên đây cũng là yếu tố mà các bên phải xem xét kỹ khi ký hợp đồng.
  • Trên bản incoterms 2020 tại mục 9A/9B thì trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua được liệt kê rõ ràng.
  • Các điều khoản: Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP), được mở rộng thêm đó là nhà vận chuyển không nhất thiết phải là bên thứ 3, mà có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của người mua hoặc người bán.1
  • Đối với bản incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật thông tin, các bên tham gia phải bảo mật thông tin về hàng hóa, giá cả, các thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Lưu ý:

Thứ nhất, Incoterms 2020 chú trọng đến bảo hiểm và bảo mật thông tin 2 bên mua bán cần tìm hiểu kỹ trước khi vận chọn lựa điều khoản này.

Thứ hai, Tập quán soạn chứng từ nhiều người chỉ ghi tên term CIF, Hải Phòng, hoặc DAT, Nội Bài mà không ghi rõ version cụ thể là 2010 hay 2020. Về cơ bản các điều khoản trong incoterm ở 2 phiên bản này giống nhau, tuy nhiên ở những điều khoản thay đổi đã nêu rõ thì để tránh phát sinh thiệt thòi cho bên chịu tổn thất nhiều hơn.

Nội dung về Incoterm là gì nằm trong chương trình giảng dạy tại chuyên đề Thương Mại Quốc Tế của khóa học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Cho Người Mới Bắt Đầu Tại VinaTrain  tổ chức hàng tháng. Bạn có nhu cầu đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế hoặc Logistics có thể tham gia các khóa học trực tiếp tại chi nhánh Hà Nội, Hồ Chí Minh hoặc các lớp nghiệp vụ xuất nhập khẩu online.

Trân trọng!

——————————————————————————————————

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  • Văn Phòng Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168

  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774

  • Gmail: [email protected]

Xổ số miền Bắc