I. Dòng điện trong chân không
– Chân không chỉ dẫn điện nếu ta đưa electron vào trong đó.
Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.
– Điốt chân không với catốt nóng đỏ có tính chỉnh lưu.
1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chân không vào hiệu điện thế
Đặc tuyến Vôn – Ampe:

+ Khi $U < U_{b}: U$ tăng thì $I$ tăng.
+ Khi $U \geq U_{b}: U$ tăng $I$ không tăng và có giá trị $I=I_{b h}$ (cường độ dòng điện bão hòa).
2. Tia catốt
Tia catốt là một dòng các electron phát ra từ catốt, có năng lượng lớn và bay tự do trong không gian, được sinh ra khi phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp.
Nó cũng có thể tạo ra bằng một súng electron.
(Tia catốt (ánh sáng màu xanh lục) trong ống catốt)
– Tính chất của tia catốt:
+ Tia catốt truyền thẳng
+ Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt
+ Tia catốt mang năng lượng
+ Tia catốt có thể đâm xuyên các lá kim loại mỏng (có chiều dày từ $0,003-0,03 \mathrm{~mm}$ )
+ Có tác dụng lên kính ảnh và có khả năng ion hóa không khí
+ Tia catốt làm phát quang
+ Tia catốt bị lệch trong điện trường, từ trường
– Ứng dụng của tia catốt: Chế tạo ống phóng điện tử, đèn hình.

II. Dòng điện trong chất khí
1. Chất khí là môi trường cách điện
Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện, do đó trong chất khí không có các hạt tải điện.
2. Sự dẫn điện trong dẫn điện trong chất chất khí trong điều kiện thường
Thí nghiệm cho thấy:
+ Trong chất khí cũng có các hạt tải điện nhưng rất ít.
+ Khi dùng ngọn đèn ga để đốt nóng chất khí hoặc chiếu vào chất khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện. Khi đó chất khí có khả năng dẫn điện.
3. Bản chất dòng điện trong chất khí
a. Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá
Ngọn lửa ga, tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là tác nhân ion hoá. Tác nhân ion hoá đã ion hoá các phân tử khí thành các ion dương, ion âm và các electron tự do.
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron ngược chiều điện trường.
Khi mất tác nhân ion hóa, các ion dương, ion âm, và electron trao đổi điện tích với nhau hoặc với điện cực để trở thành các phân tử khí trung hoà, nên chất khí trở thành không dẫn điện.
b. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí
Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ có tác nhân ion hoá gọi là quá trình dẫn điện không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra hạt tải điện.
Quá trình dẫn diện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.
c. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực
Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí là quá trình phóng điện vẫn tiếp tục giữ được khi không còn tác nhân ion hoá tác động từ bên ngoài.
Có bốn cách chính để dòng điện có thể tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí:
– Dòng điện qua chất khí làm nhiệt độ khí tăng rất cao, khiến phân tử khí bị ion hoá.
– Điện trường trong chất khí rất lớn, khiến phân tử khí bị ion hoá ngay khi nhiệt độ thấp.
– Catôt bị dòng điện nung nóng đỏ, làm cho nó có khả năng phát ra electron. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phát xạ nhiệt electron.
– Catôt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào làm bật electron khỏi catôt trở thành hạt tải điện.
4. Các dạng phóng điện trong không khí ở áp suất bình thường
Tia lửa điện:
Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do.
– Tia lửa điện có thể hình thành khi có điện trường rất mạnh (có cường độ khoảng $3.10^{6} \mathrm{~V} / \mathrm{m}$ )
– Tia lửa điện thường kèm theo tiếng nổ, trong không khí sinh ra ozon có mùi khét.
– Ứng dụng:
+ Dùng để đốt hỗn hợp xăng không khí trong động cơ xăng.
+ Giải thích hiện tượng sét trong tự nhiên
Sét:
Sét phát sinh do sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa một đám mây tích điện với mặt đất tạo thành tia lửa điện khổng lồ.
– Sự phát tia lửa của sét làm áp suất không khí tăng đột ngột, gây ra tiếng nổ, gọi là tiếng sấm (nếu phóng điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (nếu phóng điện giữa đám mây và mặt đất).
Hồ quang điện:
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.
– Hồ quang điện có thể kèm theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.
– Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron.
– Ứng dụng: Hồ quang điện có nhiều ứng dụng như hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, …

– Chân không chỉ dẫn điện nếu ta đưa electron vào trong đó.- Điốt chân không với catốt nóng đỏ có tính chỉnh lưu.Đặc tuyến Vôn – Ampe:Dòng điện trong chân không không tuân theo định luật Ôm:+ Khi $U < U_{b}: U$ tăng thì $I$ tăng.+ Khi $U \geq U_{b}: U$ tăng $I$ không tăng và có giá trị $I=I_{b h}$ (cường độ dòng điện bão hòa).Nó cũng có thể tạo ra bằng một súng electron.(Tia catốt (ánh sáng màu xanh lục) trong ống catốt)- Tính chất của tia catốt:+ Tia catốt truyền thẳng+ Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt+ Tia catốt mang năng lượng+ Tia catốt có thể đâm xuyên các lá kim loại mỏng (có chiều dày từ $0,003-0,03 \mathrm{~mm}$ )+ Có tác dụng lên kính ảnh và có khả năng ion hóa không khí+ Tia catốt làm phát quang+ Tia catốt bị lệch trong điện trường, từ trường- Ứng dụng của tia catốt: Chế tạo ống phóng điện tử, đèn hình.Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện, do đó trong chất khí không có các hạt tải điện.Thí nghiệm cho thấy:+ Trong chất khí cũng có các hạt tải điện nhưng rất ít.+ Khi dùng ngọn đèn ga để đốt nóng chất khí hoặc chiếu vào chất khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện. Khi đó chất khí có khả năng dẫn điện.Ngọn lửa ga, tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là tác nhân ion hoá. Tác nhân ion hoá đã ion hoá các phân tử khí thành các ion dương, ion âm và các electron tự do.Khi mất tác nhân ion hóa, các ion dương, ion âm, và electron trao đổi điện tích với nhau hoặc với điện cực để trở thành các phân tử khí trung hoà, nên chất khí trở thành không dẫn điện.Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ có tác nhân ion hoá gọi là quá trình dẫn điện không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra hạt tải điện.Quá trình dẫn diện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí là quá trình phóng điện vẫn tiếp tục giữ được khi không còn tác nhân ion hoá tác động từ bên ngoài.- Dòng điện qua chất khí làm nhiệt độ khí tăng rất cao, khiến phân tử khí bị ion hoá.- Điện trường trong chất khí rất lớn, khiến phân tử khí bị ion hoá ngay khi nhiệt độ thấp.- Catôt bị dòng điện nung nóng đỏ, làm cho nó có khả năng phát ra electron. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phát xạ nhiệt electron.- Catôt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào làm bật electron khỏi catôt trở thành hạt tải điện.Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do.- Tia lửa điện có thể hình thành khi có điện trường rất mạnh (có cường độ khoảng $3.10^{6} \mathrm{~V} / \mathrm{m}$ )- Tia lửa điện thường kèm theo tiếng nổ, trong không khí sinh ra ozon có mùi khét.- Ứng dụng:+ Dùng để đốt hỗn hợp xăng không khí trong động cơ xăng.+ Giải thích hiện tượng sét trong tự nhiênSét phát sinh do sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa một đám mây tích điện với mặt đất tạo thành tia lửa điện khổng lồ.- Sự phát tia lửa của sét làm áp suất không khí tăng đột ngột, gây ra tiếng nổ, gọi là(nếu phóng điện giữa hai đám mây) hoặc(nếu phóng điện giữa đám mây và mặt đất).Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.- Hồ quang điện có thể kèm theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.- Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron.- Ứng dụng: Hồ quang điện có nhiều ứng dụng như hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, …

Xổ số miền Bắc