Thuật ngữ về tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm quốc dân là những thuật ngữ thường dùng và rất thông dụng trong kinh tế. Song nhiều người lại hay bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này? Vậy GDP là gì? GNP là gì? Phân biệt GDP và GNP bằng cách nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

GDP là gì?

GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).

GDP bình quân đầu người (GDP per capita) là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm. GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể sẽ được tính bằng cách lấy GDP của quốc gia tại thời điểm đó chia cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm đó.

GNP là gì?

Chỉ số GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product được hiểu là một thuật ngữ dùng để ám chỉ tổng sản phẩm được sản xuất, bán ra ngoài thị trường nội địa của một quốc gia.

Tổng các sản phẩm đó chính là tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trong nước với một khoảng thời gian cụ thể. Có thể nói, chỉ số GDP chính là một thước đo tiêu chuẩn về giá trị sản xuất trong nước. Chúng phản ánh mức độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia dựa vào khả năng tiêu thụ của người dân.

Ý nghĩa của chỉ số GDP

Đối với một quốc gia, chỉ số GDP có ý nghĩa rất lớn. Theo đó:

– GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.

– Sự suy giảm chỉ số GDP sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và có thể dẫn đến các tình trạng kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Đây là các tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.

– Chỉ số GDP bình quân đầu người sẽ cho bạn biết mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.

Ý nghĩa của chỉ số GNP

– Là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó phản ánh thu nhập thực tế của một công dân làm ra trong một khoảng thời gian xác định. Giá trị càng cao thì nền kinh tế càng phát triển.

– Phản ánh quy mô thu nhập, mức sống của công dân một quốc gia. Nếu nghiên cứu tổng sản phẩm quốc dân theo mức giá cố định chúng ta dễ dàng nhận thấy sự gia tăng về thu nhập và chất lượng sống của người dân trong một khoảng thời gian xác định.

– Tốc độ tăng trưởng GNP thực tế thấp hơn tốc độ gia tăng dân số, mức thu nhập bình quân/người sẽ giảm.

So sánh sự giống và khác nhau giữa GDP và GNP

– Điểm giống nhau giữa GDP và GNP:

+ Đều là khái niệm quy chuẩn, sử dụng chung trên toàn thế giới

+ Cả 2 được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô

+ Là chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia

+ Đều được tính dựa trên các công thức xác định

+ Đều là con số cuối cùng của một quốc gia/năm

– Điểm khác nhau để phân biệt GDP và GNP:

+ Khác nhau về công thức tính

Công thức tính GDP là tổng tiêu dùng: GDP = C + I + G + NX

Công thức tính GNP là tổng sản phẩm quốc gia: GNP = C + I + G + (X – M) + NR

Trong đó:

C = Chi phí tiêu dùng cá nhân

I = Tổng đầu tư cá nhân

G = Chi phí của nhà nước

NX = “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế

X = Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

M = Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập

ròng)

+ Khác nhau về bản chất

GDP là Tổng sản phẩm quốc nội hay Tổng sản phẩm nội địa

GNP là Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia

Từ đây chúng ta thấy GNP có nghĩa rộng hơn GDP bởi GNP bao hàm Tổng sản

lượng quốc gia có nghĩa là tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước, lãnh thổ của mình

còn GDP chỉ trong lãnh thổ mà thôi.

+ Về mức độ phản ánh:

Khi nói đến mức độ phản ánh, người ta sẽ đánh giá cao chỉ số GNP về mặt số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người dân có thể mua nhờ vào sự chênh lệch tài sản nước ngoài. Chỉ số GDP cũng phản ánh rất tốt số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngoài thị trường. Để từ đó có thể làm căn cứ để tính bình quân đầu người tại một quốc gia cụ thể.

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể kết luận rằng chỉ số GNP phản ánh về sự mua còn GDP phản ánh về sự sản xuất.

+ Về tính ứng dụng:

Chỉ số GNP được ứng dụng rộng rãi để các chuyên gia tính toán về mối quan hệ tài chính ngân hàng của một quốc gia. Thông thường, ngân hàng thế giới sẽ sử dụng chỉ số này để tính toán.

Còn với chỉ số GDP, các quốc gia trên thế giới đều sử dụng GDP để tính bình quân đầu người. Từ đó, có thể phản ánh được nguồn thu nhập, mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia một cách chính xác.

Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và chỉ số GNP

Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và chỉ số GNP.  Khi nhắc tới 2 chỉ số GDP và GNP, chúng ta thấy rằng khái niệm của chúng đã bao quát toàn bộ mối quan hệ. Chỉ số GDP nói về hiện thực kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định còn chỉ số GNP lại cho thấy khả năng thật sự về kinh tế của quốc gia đó.

Vì thế, để đánh giá chính xác tiềm năng phát triển và sức mạnh kinh tế của một đất nước, người ta thường dựa vào chỉ số GDP. Cụ thể như sau:

Nếu GDP > GNP: Sức mạnh kinh tế của nước nhà còn yếu.

Nếu GDP < GNP: Tiềm năng phát triển và sức mạnh kinh tế của quốc gia rất tốt.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Phân biệt GDP và GNP. Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết có vướng mắc nào khác vui lòng phản ánh để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.