253. Nghiên cứu về Nền văn hóa Hòa Bình

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ cha ông trên mảnh đất Hòa Bình đã sáng tạo, lưu giữ, chắt lọc và để lại cho hôm nay một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc. Ngay từ thời Tiền sử, Hòa Bình đã là một trong những trung tâm của nền văn hóa thời đại Đá mới – nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới. Chính nền văn hóa này đã đặt dấu mốc quan trọng cho sự mở đầu và phát triển rực rỡ của thời kỳ Đá Mới với sự phát triển của nhiều nền văn hóa sau này như Văn hóa Bắc Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh… Hòa Bình cũng là quê hương của nền văn hóa, văn minh Việt cổ (hay còn gọi là văn hóa Việt – Mường chung) và kế tục đến ngày nay là văn hóa dân tộc Mường đậm nét.

Ngày nay, nói đến “Văn hóa Hòa Bình” là nhắc đến một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình. Đến nay, Hòa Bình có 7 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 60% dân số của tỉnh. Văn hóa các dân tộc phong phú và độc đáo góp phần tạo nên nền văn hóa Hòa Bình đầy bản sắc. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên quê hương Hòa Bình.

NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH

KHÁI NIỆM “VĂN HÓA” VÀ “VĂN HÓA HÒA BÌNH”

Trước hết, để hiểu “Văn hóa Hòa Bình” một cách đầy đủ và trọn vẹn, chúng tôi cho rằng cần phải tìm hiểu định nghĩa tương đối đầy đủ về “Văn hóa”. Có thể nói, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,… ) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; nghĩa thứ hai là cầu cúng.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca , mỹ thuật , sân khấu, điện ảnh… Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận… Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trườngtự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con ngườikhông còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,… và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây:

  • Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”. Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588- 1679): “Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần”.
  • Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 – 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.
  • Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 – 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.
  • Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 – 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,… ).
  • Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 – 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh… Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
  • Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton(1893 – 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a. Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
  • Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 – 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
  • Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.

Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa về văn hóa, có thể lấy một số ví dụ như sau:

+ Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

+ Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:

– Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

– Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);

– Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);

– Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;

– Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

+ Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa – không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

+ Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS. TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,… tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,… nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị… đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên. Tháp Eiffelphản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội Ngược lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất.

VĂN HÓA HÒA BÌNH LÀ GÌ?

Như vậy, khi nói đến “Văn hóa Hòa Bình”, chúng ta có thể hiểu theo hai nghĩa:

  • Thứ nhất, “Văn hóa Hòa Bình” được hiểu là một nền văn hóa cổ đại thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới (cách ngày nay 34. 100 năm, kéo dài đến 2. 000 năm trước Công Nguyên). Trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Để phân biệt, chúng tôi gọi “Văn hóa Hòa Bình” theo nghĩa này là Văn hóa Hòa Bình cổ đại.
  • Thứ hai, “Văn hóa Hòa Bình” cũng được hiểu là một nền văn hóa đa dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm một tỉ lệ khá lớn tới hơn 60% dân số. Văn hoá Mường và những nền văn hoá khác đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn hoá Hoà Bình. Bản sắc văn hoá Hoà Bình bao gồm: Văn hoá Trống Đồng, văn hoá Cồng Chiêng, các truờng ca, văn hoá ăn, ở, mặc cùng các loại hình văn hoá khác. Để phân biệt, chúng tôi gọi “Văn hóa Hòa Bình” theo nghĩa này là Văn hóa Hòa Bình đương đại.

2016-05-18Một góc Hang Xóm Trại

Trong chương 2 của bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến “Văn hóaHòa Bình”với nghĩa cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau mà cụ thể ở đây là “Văn hóa Hòa Bình“.

CƠ SỞ TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA HÒA BÌNH CỔ ĐẠI

Nói đến”Văn hóa Hòa Bình” là nói về một nền văn hóa cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt tiền sử, có khung niên đại mở đầu cách ngày nay khoảng 18. 000 và khung niên đại kết thúc cách ngày nay khoảng 7. 500 năm (thời kỳ đồ đá). Thuật ngữ “Văn hóa Hòa Bình”được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới. Qua thời gian, cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Nhưng thời gian gần đây, hoạt động của các nhà khảo cổ học trong suốt từ năm 1975 lại đây đã cho thấy một hướng mới về quan niệm khác về thời đại cũng như không gian của Văn hóa Hòa Bình.

Văn hóa Hoà Bình thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới. Văn hóa Hòa Bình nằm trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.

. Các giai đoạn:

Dựa vào các di chỉ tìm thấy và niên đại của chúng, các nhà khảo cổ chia Văn hóa Hòa Bình thành ba giai đoạnnối tiếp nhau:

a. Giai đoạn 1Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32. 100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23. 100 ± 300 TrCN).

clip_image001(2)

Thẩm Khuyên hang ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Năm 1965 nơi đây đã tìm thấy những chiếc răng người nằm trong lớp trầm tích màu đỏ, chứa xương cốt của các loại động vật thời Cánh Tân. Những chiếc răng này vừa có đặc điểm của răng người vừa có đặc điểm của răng vượn. Những chiếc răng người- vượn này gần với răng người- vượn Bắc Kinh. Những chiếc răng này là chứng cứ chắc chắn về một sự tồn tại của người- vượn ở Việt Nam, cách đây 300. 000 năm. Những kết luận trong nghiên cứu xác minh được sự tồn tại của người vượn ở Việt Nam trước đây. Những chiếc răng và những động vật lẫn lộn với nhau trong khai quật đã cho thấy rõ về những con thú đã sống chung với người vượn trong giai đoạn nầy. Bên cạnh những động vật vẫn sống cho đến ngày nay trong vùng nầy như hổ, báo, sao, lợn rừng, khỉ, nhím… cũng có những động vật mà ngày nay dường như đã bị hủy diệt. Đáng chú ý nhất và cũng là đông đảo nhất trong những động vật nầy là loài gấu tre loại lớn (ailuropoda melanileuca), loài voi có mặt răng lởm chởm (stego donorienralis), loài đười ươi lùn tịt (pongo pygmaeus)… Dĩ nhiên đông đảo nhất thì vẫn là những loài vượn, mà trong đó có loài vượn hình người có tên là vượn khổng lồ (gigantopithecus), trọng lượng lên đến 300 kg hay nhiều hơn thế nữa. Một số những động vật kể trên có thể là đối tượng săn bắt của người vượn trong thời đại đó.

Mái Đá Điều là di chỉ khảo cổ học được phát hiệnnăm 1984,ở xã Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Di chỉ có diện tích 4m2 hơn 300 hiện vật thời đại đá cũ. Trong các năm 1986- 1989, các nhà khảo cổ đã thu được hàng ngàn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền… và nhiều nhất là mảnh tước, với bốn công cụ bằng xương thú. Đặc biệt tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có một một song táng, có hai bộ xương chớm hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi. Người vượn đã sinh sống ở mái đá Ðiều, các cư dân nguyên thuỷ sống trong các hang: Thung Khú, hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ, đã tạo thành một cụm di tích có niên đại từ hậu kì đá cũ đến văn hoá Hoà Bình. Năm 1989, các hang Lang Chánh I, II, III, được các nhà khảo cổ học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu. Hiện vật phát hiện ở các di chỉ này chủ yếu là công cụ bằng đá gồm các loại: mảnh tước đã tu chỉnh, rìu ngắn, công cụ 1/4 viên cuội, công cụ có rìa lưỡi ngang… được xác định là công cụ của chủ nhân văn hoá Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hoá Hoà Bình.

b. Giai đoạn 2: là giai đoạn Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18. 000 ± 150 TrCN), Làng Vành (16. 470 ± 80 TrCN)…

Di tích xóm Trại nằm ở phía Đông sườn núi khụ Trại thuộc xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, đi theo đường 12A đến ngã ba Xưa, rẽ trái theo đường 12B khoảng 8km, rẽ trái theo đường liên xã đi Tân Lập khoảng 4km là đến di tích. Hang xóm Trại nằm trên độ cao 15m so với mặt thung lũng, cửa hang rộng 8m quay theo hướng Đông hơi chếch Bắc 600, hang ăn sâu vào trong 13m; cửa hang cao 10m. Cửa có hình vòng cung trong hang sáng sủa, thoáng đãng, ánh sáng có thể lọt vào tận đáy hang. Di tích hang xóm Trại do đoàn Địa chất 203 phát hiện đầu tiên vào năm 1980. Tháng 7 năm 1980, đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ học Việt Nam và đoàn Địa chất 203 đã tiến hành điều tra và xác minh địa điểm khảo cổ học hang Xóm Trại. Tại đây Đoàn đã tiến hành đào một hố thám sát 1m x 1m, thu được 108 hiện vật đá và một số xương động vật các loại, kết quả điều tra cho thấy hang xóm Trại là một di tích văn hoá Hoà Bình có tầng văn hoá dầy, hiện vật phong phú.

clip_image002.jpg

Nhằm thu thập một bộ sưu tập hiện vật phong phú tìm hiểu cho Văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam, để chuẩn bị cho Hội nghị khoa học về “Văn hoá Hoà Bình” Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật di chỉ hang Xóm Trại tháng 5/1981. Kết quả đợt khai quật đã thu được 1. 150 hiện vật, bao gồm công cụ đá và xương. Đoàn khai quật đã đánh giá hang xóm Trại là một di tích tiêu biểu của nền Văn hoá Hoà Bình có niên đại thuộc sơ kỳ thời đại đá mới ở Việt Nam. Tháng 8 năm 1982, Viện Khảo cổ tiếp tục đào thám sát lại hang xóm Trại lần thứ 3 để xác định trữ lượng tư liệu trong Văn hoá Hoà Bình.

Theo đánh giá của các nhà khoa học Hang xóm Trại là loại di tích cư trú và xưởng chế tác công cụ trong hang động núi đá vôi của cư dân văn hoá Hoà Bình. Tầng văn hoá ở hang Xóm Trại vốn rất dày gần 4m, nhưng phần trên đã bị nhân dân đào bới san phẳng làm một ngôi chùa nhỏ nên tầng văn hoá chỉ còn lại 3m. Tầng văn hoá gồm chủ yếu là ốc vặn bị chặt đít và vỏ ốc núi, ốc sên khá thuần chất từ trên xuống dưới. ở độ sâu gần 1m, có một lớp vỏ ốc bị đốt cháy dày từ 0,50m đến 0,8m. Lớp ốc cháy phân bố gần khắp mặt hang, cao ở xung quanh và thấp dần vào giữa hang. Trong tầng văn hoá ngoài công cụ đá, còn có nhiều vỏ trai và xương răng động vật. Hiện vật trong 3 lần thám sát và khai quật số hiện vật thu được tại hang Xóm Trại là: 1. 441 hiện vật đá, trên 100 các loại hiện vật xương sừng khác. Công cụ đá khai quật được là 1. 150 chiếc đều được chế tác từ đá cuội, được ghè đẽo cẩn thận quanh rìa tạo hình dáng ổn định. Phần lớn được ghè đẽo một mặt, vỏ cuội còn giữ nguyên cả hai mặt, phát hiện được 22 công cụ mài lưỡi, trong đó gồm 1 đục và 21 rìu. Công cụ xương có 25 chiếc, phân bố ở các độ sâu khác nhau trong đó chủ yếu là các loại đục hay công cụ đào bản rộng. Những công cụ loại này là những mảnh xương ống lớn, phần lưỡi được mài mỏng. Có một mũi nhọn tròn được mài nhẵn toàn thân giống như mũi tên. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn thu nhặt được một số mảnh gốm ở lớp vỏ ốc bị sáo trộn trên mặt hang. Ngoài mặt, vài mảnh gốm trang trí văn khắc vạch phức tạp thuộc giai đoạn muộn, một số mảnh gốm thô dầy trang trí văn thừng có niên đại sớm hơn.

Trong di tích hang xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm còn thu được khá nhiều các tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt là đã tìm thấy các mảnh vỏ trấu, hạt thóc và một số hạt gạo cháy dở nằm ở độ sâu từ 0 – 80cm. Bên cạnh đó, còn phát hiện ra lối đi cổ có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay. Việc phát hiện ra lối đi cổ tại hang xóm Trại có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay, chứng tỏ hang xóm Trại vừa là nơi cư trú lâu dài, vừa là công xưởng để chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình, việc phát hiện được các hạt gạo, vỏ trấu trong tầng văn hoá của hang xóm Trại có thể là một minh chứng vật chất về một nền nông nghiệp trồng lúa nước sơ khai ở thời Văn hoá Hoà Bình. Hiện nay di tích hang xóm Trại đã được tu bổ tôn tạo các hạng mục, để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu về văn hoá Hoà Bình.

Di tích Mái đá Làng Vành nằm ở phía Tây của dãy núi Trắng thuộc xóm Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 60km theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, rẽ trái theo đường 463 đến thị trấn Vụ Bản – huyện Lạc Sơn khoảng 55km, từ đây rẽ trái theo đường liên xã khoảng 5km là đến di tích. Mái đá Làng Vành nằm cách sông Kỵ (Bến Kỵ) khoảng 400m về phía Nam. Địa danh núi Trắng, núi Vành đã được nhắc đến nhiều lần trong sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường. Mái đá làng Vành nằm vĩ độ 20029’18”, kinh độ 10306’24”. Đây là một mái đá khá rộng và thoáng mát, cửa rộng 30m, sâu 18m, vòm trần cao 10m, thấp dần về phía trong. Mặt bằng mái đá cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 5m. Toàn bộ phần có vết tích tầng văn hoá được chiếu sáng tự nhiên, cửa quay về hướng Tây nam. Trong bức ảnh M. Colani chụp năm 1929, ngay sát cửa mái đá có một cây đa cổ thụ, chắc hẳn vào thời kỳ mà người nguyên thuỷ cư trú nơi đây có rất nhiều cây to che chắn có khả năng xưa kia là rừng cây rậm rạp.

Mái đá làng Vành được M. Colani phát hiện và khai quật năm 1929 trong đợt điều tra khảo cổ học khu vực núi đá vôi phía nam của tỉnh Hoà Bình. Người dân ở địa phương còn gọi mái đá làng Vành là hang ốc, bởi trong làng hang đá có rất nhiều vỏ ốc. Kết quả khai quật đã thống kê số hiện vật các loại thu được gồm: 972 hiện vật. Các loại hình di vật đá thu được ở trong di chỉ mái đá làng Vành, bên cạnh công cụ ghè đẽo như rìu hình tam giác, rìu ngắn, rìu mài lưỡi, rìu có vai mài lưỡi, rìu mài toàn thân, chày, bàn nghiền, hòn kê đập, vòng đá, di vật xương, sừng, nhuyễn thể, di vật gốm. Kết quả khai quật cho thấy tầng văn hóa ở đây cũng giống như hang núi đá, mái đá được cấu tạo bởi đất sét vôi cùng với các vỏ nhuyễn thể, vỏ trai ốc núi tạo thành. Mỗi tầng văn hóa là những tàn tích sau bữa ăn của người Hòa Bình cổ. Đồng thời, các loại hình di vật đá thu được ở trong di chỉ đã phản ánh một quá trình phát triển kỹ nghệ cuội ở Việt Nam. Đồ đá chiếm số lượng lớn nhất trong sưu tập của mái đá làng Vành, là tư liệu chủ yếu tìm hiểu đặc trưng của nền văn hóa như rìu hình tam giác, rìu ngắn, rìu mài lưỡi, rìu có vai mài lưỡi, rìu mài toàn thân, chày, bàn nghiền, hòn kê đập, vòng đá… Bàn mài được làm bằng sa thạch mịn, hình dáng không ổn định có vết mài lõm cong ở một hoặc hai mặt đôi khi ở rìa cạnh. Điều đặc biệt là đã tìm thấy ở di tích mái đá Làng Vành 3 tiêu bản vòng đá được làm từ đá xanh chu vị gần tròn được khoét lỗ ở giữa hai mặt thông nhau. Vòng đá rất hiếm trong di chỉ văn hóa Hòa Bình. Các nhà khoa học cũng đã khai quật được nhiều di vật gốm. Bên cạnh những loại gốm thông thường thì đáng chú ý là ở đây đã tìm thấy một mảnh đáy gốm. Đây là một mảnh đáy tròn, có hình trứng, phần đáy được dập hoa văn chằng chịt, đáy dày 10mm, mảnh gốm này mang ký hiệu của Bảo tàng Lịch sử LS 19438/529. Ngoài ra, ở di tích này còn tìm thấy các mảnh của hộp sọ, vết than tro, các hòn đá bị nung chứng tỏ là bếp sinh hoạt và gần đó có mộ táng. Mộ táng và di cốt người M. Colani phát hiện ở mái đá làng Vành 1929 có mảnh của 8 hộp sọ. .

3(5)

Qua kết quả nghiên cứu khai quật và xác định các bon phóng xạ C14 ở di chỉ Mái đá làng Vành được M. Colani công bố năm 1930 cho thấy di tích Mái đá làng Vành thuộc nền Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại kéo dài từ 17. 000 đến 8000 năm cách ngày nay. M. Colani xếp Mái đá làng Vành vào giai đoạn trung gian của văn hoá Hoà Bình, là loại di tích khảo cổ học thời đại đá, thuộc loại di tích cư trú và mộ táng trong mái đá thuộc vùng sơn khối đá vôi.

Hiện nay di tích mái đá Làng Vành còn giữ nguyên một phần tầng văn hoá gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều những lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Toàn bộ dãy núi đá Trắng và phần cực Tây nơi mái đá làng Vành còn được giữ nguyên trạng. Đây là một di tích tiêu biểu trong số các di tích của văn hoá Hoà Bình được phát hiện nghiên cứu ở tỉnh Hoà Bình.

Với những giá trị lịch sử và khoa học quý, mái đá làng Vành đã được cấp bằng công nhận Di tích văn hóa quốc gia năm 2004. Từ năm 2005, Lễ hội Khai hạ của người dân Yên Phú được phục dựng gắn với di tích mái đá làng Vành tạo thành Lễ hội xuống đồng tổ chức 3 năm 1 lần vào mồng 7 tháng Giêng hàng năm (theo lịch của người Mường).

Di tích hang Khoài, tiếng Thái nghĩa là hang Trâu. Hang nằm ở quả núi cùng tên là núi Khoài. Đây là một quả núi đứng độc lập, riêng rẽ ở giữa thung lũng hẹp thuộc xóm Sun, xã Xăm Khoè, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Quả núi này trông xa tựa như con trâu đang ung dung gặm cỏ, có lẽ vì thế người Thái ở Mai Châu gọi là núi Khoài (núi trâu). Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 tới ngã ba Tòng Đậu, huyện Mai Châu khoảng 61km rẽ trái theo đường 15 đi qua thị trấn Mai Châu tới xã Xăm Khoè khoảng 19km, rẽ trái khoảng 500m là tới di tích. Hang Khoài nằm ở phía Đông Bắc của núi Khoài có diện tích khoảng 180m2 với hai cửa thông nhau qua một hành làng hẹp. Lòng hang rộng 24m, ăn sâu từ cửa vào trong 12m; Vòm hang cao 8m; Nền hang cao hơn mặt ruộng khoảng 5m, hơi dốc từ phía trong hang phía cửa. Cửa hang quay về hướng Đông Nam trông ra thung lũng, cách suối Xia chừng 200m về phía Đông Bắc.

Năm 1983 hang Khoài được các cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam như: Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Khắc Sử, Đặng Hữu Lưu phát hiện và đào thám sát. Tháng 12 năm 1984, Viện Khảo cổ và các nhà nghiên cứu khoa học của Liên Xô (cũ), phối hợp với Sở Văn hoá – Thông tin Hà Sơn Bình tiến hành khai quật di chỉ hang Khoài với diện tích khoảng 25m2.

Qua kết quả khai quật và nghiên cứu cho thấy đây là di chỉ xưởng thuộc thời đại đá “Văn hoá Hoà Bình”. Di tích hang Khoài đã minh chứng cho sự phát triển liên tục của kỹ nghệ cuội Việt Nam từ văn hoá Sơn Vi đến Hoà Bình và Bắc Sơn. Kết quả khai quật năm 1984 cho thấy, di tích hang Khoài vừa là nơi cư trú, vừa là xưởng chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại tương đối khoảng từ 17. 000 năm đến 11. 000 năm cách ngày nay. Ngoài những di vật thu được trong quá trình khai quật ở di chỉ hang Khoài còn có dấu tích bếp và mộ táng.

Di chỉ hang Khoài được phát hiện và nghiên cứu, đã góp phần tìm hiểu về mối quan hệ giữa Văn hoá Tây bắc của Hoà Bình với các địa phương khác trong khu vực phía Bắc. Góp phần soi sáng về kỹ thuật chế tác công cụ, về táng thức của cư dân Hoà Bình.

c. Giai đoạn 3:là giai đoạn Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10. 875 ± 175), Sũng Sàm (11. 365 ± 80 BP, BLn – 1541/I)…

4(5)

Hang Sũng Sàm nằm ở vị trí toạ độ 20035’ Vĩ độ Bắc, 105045’ Kinh độ Đông, hang cao hơn 85m so với bề mặt Thung Vương bên dưới. Cửa hang quay hướng tây nam. Toàn bộ nền hang khá bằng phẳng, vòm cửa hang cao 16m, rộng gần 20m với ngách hang ăn sâu vào trong núi hơn 30m. Các nhà khảo cổ khai quật 5 hố với tổng diện tích hơn 100m2 . Tầng văn hoá khảo cổ hang Sũng Sàm dày từ 60- 150cm, cơ bản là tầng ốc núi Cyclophorus. Tổng số hiện vật thu được là 2. 233 hiện vật đồ đá, đồ xương và đồ gốm, cùng nhiều xương răng người. Trong đó tầng văn hoá trong hang chứa 2179 tiêu bản, chiếm 97,6%, tầng đất trước cửa hang có 54 tiêu bản, chiếm 2,4%. Bộ sưu tập đá Sũng Sàm thể hiện những đặc trưng của kỹ nghệ Hoà Bình khá điển hình. Công cụ đá hầu hết được chế tác từ đá cuội diabaz, quartzite, bazan và một số loại đá trầm tích khác. Những loại cuội này không sẵn có tại địa phương, mà người Sũng Sàm xưa đã phải lấy từ nơi khác về. Trong kỹ thuật chế tác đá, ngoài những kỹ thuật ghè trực tiếp, ghè hạn chế ở rìa mép viên cuội, đã xuất hiện kỹ thuật ghè xung quanh, hướng tâm công cụ (kỹ thuật Sumatralith) rất điển hình, nhằm tạo ra những công cụ gần bầu dục, hoặc rìu ngắn. Số lượng mảnh tước được gia công, tu chỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ. Đáng chú ý là đã phát hiện được 13 chiếc rìu mài hạn chế phần lưỡi “ kiểu rìu Bắc Sơn”. Ngoài di vật đá, đã tìm thấy 117 mảnh gốm thô phần lớn trên bề mặt 2 lớp ốc đầu tiên. Cũng có một số mảnh lọt sâu xuống nền hang nguyên thuỷ. Hầu hết xương gốm thô, mầu xám đen, pha sạn sỏi cát, độ nung thấp. Trong số 117 mảnh gốm có 81 mảnh trang trí văn thừng thô, 11 mảnh văn thừng mịn, 15 mảnh văn khắc vạch và 7 mảnh không hoa văn. Theo nhận xét của nhà khảo cổ Diệp Đình Hoa, người Sũng Sàm xưa đã lấy nguồn đất sét tại chỗ để chế tạo đồ gốm. Đồ xương khá hiếm, có 2 công cụ hình rìu mài, phần lưỡi được gia công từ xương ống thú lớn. Có khoảng 15kg xương răng, sừng động vật đã bị vỡ. Cho đến nay, số xương sừng này vẫn chưa được giám định giống loài. Đáng chú ý là có 28 mảnh di cốt người, với 21 mảnh sọ và 7 chiếc răng người. Tất cả chưa hoá thạch và chưa được giám định cổ nhân học.
Dựa vào những bằng chứng di tồn vật chất từ trong tầng văn hoá Sũng Sàm cho ta thấy săn bắn và hái lượm là hai ngành kinh tế chủ yếu trong đời sống của cư dân nguyên thuỷ Hương Sơn- Sũng Sàm. Bằng chứng là, tầng vỏ ốc dầy đặc trong di chỉ hang chứng tỏ các loại nhuyễn thể chính là nguồn thức ăn thường xuyên, là đối tượng dễ kiếm và quan trọng trong phương thức săn hái của người đá mới Sũng Sàm. Trong các di tích Sũng Sàm, Sập Bon và Hang Luộn, số lượng xương răng động vật khá lớn. Điều đó chứng tỏ việc săn bắn cũng rất phát triển trong cư dân cụm di tích Hương Sơn. Có rất nhiều xương có vết cháy, chứng tỏ cư dân nguyên thuỷ nướng thịt chín trước khi ăn. Việc săn bắt các loài thú đã cung cấp cho người cổ Hương Sơn nguồn thức ăn đáng kể. Nhưng có thể nó không được thường xuyên và ổn định như việc hái lượm những thức ăn thảo mộc và kiếm tìm ốc, mò cua ở những giát núi, trên những suối, rạch lớn. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa Sũng Sàm cho thấy, cư dân đương thời chưa biết thuần hoá thực vật. Với tầng văn hoá dày, hàm chứa phong phú những dấu vết cổ nhân, xương răng động vật và đặc biệt là hàng ngàn công cụ đá, gốm đã minh chứng rằng: Sũng Sàm là một di chỉ- xưởng- mộ táng, có quy mô lớn và lâu dài như vẫn thường thấy ở một vài di chỉ văn hoá Hoà Bình khác như Làng Bon, Làng Đồi v. v… Hiện đã có 2 niên đại C14 cho mẫu ốc ở Sũng Sàm ở độ sâu 120- 140cm. Niên đại này chính là thời kỳ sớm của giai đoạn Holocene, thời kỳ mà mực nước biển dâng lên và lấn sâu dần vào lục địa. Đây cũng là giai đoạn sau văn hoá Sơn Vi, các cư dân quen cư trú trên đồi gò rút về cư trú trong các hang động mà ta đã thấy ở vùng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

hang muoi

Hang Muối nằm trong núi đá B­a Bến thuộc thị trấn Mư­ờng Khến, huyện Tân Lạc. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 29km theo quốc lộ số 6 ngay thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và rộng rãi, cửa rộng 27m; sâu 11m; cao 13m. Cửa hang quay theo h­ướng Đông nam thoáng mát về mùa hè và tránh đ­ược những cơn gió lạnh thấu xư­ơng về mùa Đông. Nền hang lồi lõm do quá trình thám sát khai quật. Nền hang cao hơn mặt ruộng khoảng 2m. Giữa hang có một tảng đá khá lớn, các nhà khoa học nhận định rằng có thể tảng đá này rơi xuống tr­ước khi ng­ười nguyên thuỷ đến đây cư trú.

Tháng 9/1963, đội khai quật của Vụ Bảo tồn – Bảo tàng thuộc Bộ Văn hoá đã tiến hành khai quật đợt 1, tháng 6 và 7 năm 1965, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật lần thứ 2 phần còn lại của di tích hang Muối vực ch­ưa đư­ợc nghiên cứu của các lần trư­ớc đây, nhằm bổ sung hiện vật cho công tác nghiên cứu và tr­ưng bày trong cuộc chỉnh lý tiến hành vào năm 1966. Đây là một trong những cuộc khai quật đầu tiên có quy mô tương đối lớn của ngành khảo cổ học nư­ớc ta về Văn hoá Hoà Bình từ sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Quá trình thám sát, khai quật, nghiên cứu hang Muối, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy sự cấu tạo của tầng văn hoá rất dầy (đến 1,70m); phát hiện thấy hai hố đất mùn (hố rác) bếp nguyên thuỷ và một số hiện vật rất lớn (hơn 900 hiện vật); và 2 mộ táng, điều đó chứng tỏ rằng đây là một di chỉ c­ư trú của ngư­ời nguyên thuỷ. Kết quả cuộc khai quật xác định di tích hang Muối thuộc nền Văn hoá Hoà Bình có niên đại từ 10. 000 đến 7. 000 năm cách ngày nay. Di vật thu đư­ợc ở hang Muối khá phong phú, gồm nhiều loại hình khác nhau như: Công cụ ghè đập; Công cụ chặt thô; Rìu ngắn; Rìu dài; Rìu mài l­ưỡi; Công cụ hình đĩa; Công cụ hình hạnh nhân; Công cụ nạo nhỏ; Công cụ chày; Bàn nghiền; Công cụ cắt khía;Hòn ghè; Hạch đá; Công cụ mũi nhọn; Mảnh t­ước; Hòn cuội nguyên và phế liệu; Công cụ xương; Mộ táng; Bếp…

Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Cách thành phố Hoà Bình 42km về hướng Đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km. Theo tiếng Mư­ờng có nghĩa là hang ốc vì trong hang có rất nhiều vỏ ốc nằm rải đều khắp trên nền hang. Trư­ớc đây nhân dân địa phương thư­ờng vào hang lấy phân dơi về chế thuốc súng nên hang còn có tên gọi khác là Mái đá Diêm. Trong một số cuốn sách viết về nền “Văn hoá Hoà Bình” xuất bản trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các nhà khoa học vẫn dùng tên Mái đá Diêm để chỉ hang Chổ nh­ư cuốn: Văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam của Viện Khảo cổ học Việt Nam xuất bản năm 1989 tại Hà Nội. Đến nay di tích đã được thống nhất tên gọi là hang Chổ, cả cách gọi của các nhà khoa học và nhân dân địa ph­ương.

Di tích hang Chổ(1)

Hang Chổ nằm phía Tây Nam dãy núi Sáng cửa hang quay hư­ớng Tây Nam là một mái đá cao ráo, thoáng mát, cửa hang cao hơn mặt ruộng 6,5m, hang có 2 cửa ngăn cách nhau bởi một tảng đá lớn có chu vi 27m, cửa chính rộng 11m, cửa phụ rộng 5,5m, cao trung bình 10m. Hang ăn sâu vào lòng núi 15m, vào trong thu hẹp dần. Chiều ngang của lòng hang có chỗ rộng nhất lên tới 14m, các 2 cửa đều quay hướng Tây Nam đón cơn gió mát lành về mùa hè, tránh đư­ợc cơn gió bấc lạnh giá về mùa đông. Nền hang Chổ trũng ở giữa, bị xáo trộn nhiều. Nguyên nhân là do nhân dân địa ph­ương vào hang đào nền lấy đất bón ruộng và do các cuộc đào thám sát, khai quật tạo nên. Tr­ước cửa hang là một thung lũng rộng hàng 100 hecta cách không xa hang, (khoảng 1km) nhấp nhô một dãy đồi thấp. Có dòng suối nhỏ chảy ngang qua, cây cối trong thung lũng quanh năm t­ươi tốt. Với những điều kiện địa lý, địa hình, tự nhiên nh­ư trên hang Chổ là nơi cư­ trú lý tưởng của dân cư­ Văn hoá Hoà Bình.

Hang Chổ đã đ­ược bà M. Côlani khai quật từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 1926. Lần khai quật này bà đã thu đư­ợc 1143 hiện vật các loại. Hiện nay còn 59 hiện vật đang đ­ược lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Để thêm nguồn t­ư liệu nghiên cứu về thời đại đồ đá, năm 1984, Bảo tàng Hà Sơn Bình kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu khảo sát hang Chổ. Đoàn đã thu thập đư­ợc rất nhiều hiện vật các loại: x­ương động vật, các loại công cụ đá, công cụ chặt, công cụ hình đĩa, công cụ hình hạnh nhân và một số mảnh t­ước các loại. Ngày 20/3/1998, Bảo tàng Hoà Bình kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục khảo sát, nghiên cứu hang Chổ. Cùng tham gia với đoàn có giáo sư sử học Trần Quốc V­ượng. Đoàn tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ hang và khu vực bãi đá trống trư­ớc cửa hang đã nhặt đ­ược 40 công cụ bằng đá nằm rải rác trong các thửa vườn trồng màu quanh đó. Tính cả 59 hiện vật đang lư­u giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thì tổng số hiện vật tại di tích đã đư­ợc gần 100 hiện vật. Tháng 11 năm 1998 trong chư­ơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học vùng đất Cao Răm, huyện L­ương Sơn. Một lần nữa Bảo tàng Hoà Bình cùng Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp tiến hành điều tra khảo sát toàn bộ khu vực xã Cao Răm và đào thám sát hang Chổ. Diện tích đào 4m2, sâu 1,2m. Theo báo cáo sơ bộ số hiện vật thu đ­ược một khối l­ượng tư­ơng đối lớn gồm 1. 230 tiêu bản trong đó 31 mảnh t­ước, 110 đá nguyên liệu, 117 công cụ lao động, 36 mảnh vỡ công cụ, xương 18 tiêu bản (đục, dao, công cụ mũi nhọn).

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong các lần khai quật, thám sát đã khẳng định: Di tích hang Chổ là nơi cư­ trú lâu dài của cư­ dân tiền sử Hoà Bình (thể hiện ở tầng văn hoá rất dầy). Đồng thời nó còn là di chỉ Xư­ởng có niên đại trên d­ới 10. 000 năm cách ngày nay, trong giai đoạn chuyển tiếp sang trung kỳ đá mới ở nước ta. Hang Chổ là di tích khảo cổ học quan trọng, có giá trị cao trong công tác nghiên cứu và thăm quan về một nền văn hoá tiền sử nổi tiếng: “Văn hoá Hoà Bình”.

2016-05-18Các loại rìu đá thuộc văn hóa Hòa Bình.JPG

Lịch sử khám phá văn hóa Hòa Bình:

Việc khám phá và đề xuất thuật ngữ “Văn hóa Hòa Bình” gắn liền với tên tuổi một nhà khảo cổ lớn – đó là bà Madeleine Colani. Madeleine Coloni sinh năm 1866 tại Strasbourg (Đông Bắc Pháp) trong một gia đình theo đạo Tin Lành. Bà Madeleine và em gái Léonore sang Việt Nam và hiến cả cuộc đời mình cho việc khai phá giai đoạn tiền sử Đông Dương. Tuy gia phả ghi rất giản dị về bà và cô em: nhà thám hiểm tại Bắc kỳ – exploratrice au Tonkin, công trình bà để lại cho ngành khảo cổ Đông Nam Á thật lớn lao. Madeleine Colani sang Việt Nam làm việc tại Phòng điạ chất và dạy vạn vật vào năm 33 tuổi. Bà học thêm và lấy được bằng tiến sĩ thực vật cổ (paleobotanist) năm 54 tuổi với luận án về vi sinh vật biển hoá thạch Fusulinidae. Sau đó bà cộng tác với ông Henry Mansuy, nhà khảo cổ nổi tiếng của Trường Viễn Đông Bác Cổ (TVĐBC). Cùng Mansuy bà đã viết một bài báo về một số lượng lớn sọ rất cổ tìm thấy ở Làng Cườm (Bắc Sơn) năm 1925. Bài này và nhất là bài báo đầu tiên chỉ mang tên bà về di chỉ Hoà Bình trong tạp chí “Anthropologie” năm 1926, chứng tỏ bà là một nhà khảo cổ lớn. Bà Colani xứng đáng được người Việt biết đến và vinh danh, bà đã cống hiến cả cuộc đời cho việc khảo cứu, làm ngời sáng đất nước Việt qua văn hóa tiền sử.

Mô phỏng cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình(1)

Công lớn của bà Colani là tìm thấy thật nhiều di vật khảo cổ, đủ nhiều để sắp xếp, phân loại chúng và lập luận thuyết phục khảo cổ học thế giới rằng cư dân cổ bắc Việt có một nền văn hóa Hòa Bình riêng biệt so với các nền văn hóa thế giới khác. Cụ thể là tại Hội Nghị Tiền Sử Viễn Đông lần thứ nhất tại Hà Nội tháng giêng năm 1932 (hội nghị đầu tiên về khảo cổ trên đất Việt Nam), bà đã trình bày đầy đủ bằng chứng sự hiện diện một nền văn hóa cổ không giống những văn hóa tiền sử biết đến trước đó trên thế giới. Bà nổi danh trên thế giới từ đó qua sự chính thức công nhận nền văn hóa Hòa Bình tại hội nghị này. Hơn nửa thế kỉ sau, bà được vinh danh qua Hội nghị các nhà khảo cổ thế giới kỷ niệm 60 năm công trình về văn hóa Hoà Bình của bà.

Giới khảo cổ về Đông Nam Á trên thế giới không ai không biết đến công trình của Madeleine Colani. Bà khám phá ra rất nhiều di tích khảo cổ tại Bắc Đông Dương thuộc Pháp vào nửa đầu thế kỷ 20. Trong công trình đồ sộ của bà, đặc biệt phải kể đến những kết quả khảo cổ cực kỳ quan trọng của những khai quật ở Hoà Bình. Năm 1923, bà Madeleine Colani cùng những người hướng dẫn địa phương khám phá ra một số lượng rất lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá, trong một hang đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Bà cho chở về Hà Nội hơn bốn mươi giỏ to. Vừa thấy Colani với số lượng chưa từng thấy đồ vật cổ, Mansuy đã vội vã kết án bà là “Tomb raider” (kẻ cướp mồ). Dù số ” đồ cổ ” văn hóa Hòa Bình này chỉ là xương và đá, không phải vàng- bạc- đá quý ! Hơn nữa, bà làm việc với tư cách nghiêm túc của nhà khảo cổ : khảo sát, ghi chép, rồi mang về nộp cho Trường viễn đông bác cổ. Trong mấy năm liền sau đó, bà liên tục khám phá thêm mười hai hang động trong vùng Hòa Bình, khai quật được một số lượng di vật hiếm thấy. Sau khi phân tích chúng và so sánh liên hệ với đồ đá tìm thấy trong vùng núi Bắc Sơn, bà đề nghị xem toàn thể những di vật đặc biệt bằng đá cuội, với đặc điểm là chỉ được đẽo ở lưỡi hay rìa, là của cùng một nền văn hóa – Văn hóa Hòa Bình hay Hoabinhian. Bà chia văn hóa tiền sử này thành ba giai đoạn. Giai đoạn xưa nhất bắt đầu vào cuối thời đố đá cũ. Giai đoạn thứ ba nằm vào đầu thời đố đá mới. Ngành khảo cổ Việt Nam căn cứ vào những kết quả thu thập được sau thời Pháp thuộc để thẩm định thời gian tồn tại của văn hóa này tại Việt Nam vào khoảng mười tám ngàn năm đến bảy ngàn năm trăm năm trước ngày nay. Văn hóa Hoà Bình là văn hóa của người khôn ngoan Homo sapiens . Họ cùng giống với người ngày nay và cũng thông minh như họ. Nhưng vào thời tiền sử xa xưa, vốn kỹ thuật con người tích tụ ít ỏi, nên cuộc sống họ còn thô sơ. Người khôn ngoan buổi đầu ẩn trú trong hang động và dưới mái đá bên sườn núi hay sống ngoài trời. Họ sống bằng thú săn, hái rau trái, đào các loại củ ăn được. Họ biết chế dụng cụ bằng đá và gây lửa từ những thức chất có sẵn trong thiên nhiên. Lửa dùng nấu thức ăn, và dụng cụ đá dùng trong việc tìm thức ăn cũng như trong đời sống hàng ngày. Vết tích tro rác của bếp lửa và dụng cụ bằng đá hay bằng xương để lại là những di vật quý giá chứng minh sự hiện hữu của người tiền sử, đồng thời cho phép người ta tìm hiểu đời sống cổ tại nơi ấy.

Madeleine Coloni (1866-1943)

Thời gian kể từ khi phát hiện các dụng cụ bằng đá và bằng xương tại di chỉ thuộc tỉnh Hòa Bình,các nhà khảo cổ còn phát hiện ở rất nhiều địa điểm khắp các quốc gia trong vùng như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Malaysia, Sumatra… cũng có những di tích có các công cụ cùng một ký thuật chế tác. Người ta còn tìm thấy các dụng cụ bằng đá cùng một văn hóa sinh sống ở những nơi xa hơn như, Nhật Bản, Đài Loan, Australia… Theo thông lệ trong ngành khảo cổ, người ta dùng địa danh của nơi đầu tiên tìm thấy các dụng cụ đá đặc biệt để đặt tên cho mỗi loại văn hóa cổ thời đồ đá cũ và xếp vào cùng loại “văn hoá” ấy những di tích tương tự có cùng đặc điểm tìm được về sau tại các địa điểm khác. Vì vậy “văn hóa Hòa Bình” được xem như phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Á, và là văn hóa tượng trưng cho “kĩ thuật sinh sống” của tổ tiên dân Đông Nam Á vào thời tiền sử trong môi trường sinh thái vùng này lúc đó. Địa điểm văn hóa Hòa Bình tại Việt Nam hầu hết đều ở miền Bắc, trong các hang động vùng núi đá vôi. Ngoài ra người ta còn thấy chúng ở nam Trung Hoa, Thái Lan, Mã Lai và đông Sumatra (Indonesia). Theo một số người, “văn hóa Hòa Bình” cũng có mặt tại những địa diểm xa phía bắc như Nhật Bản, hay phía nam như Úc châu, nhưng giả thuyết này không được nhiều người đồng ý. Vì tuy có cùng “cái lõi văn hóa Hòa Bình “, những cư dân tại các địa điểm khác nhau có những truyền thống riêng (thí dụ các dụng cụ với số lượng và thể loại tương đối khác nhau). Người ta có thể nói những cư dân ấy cùng gốc, nhưng không thể nói các người cổ các vùng khác nhau đều đến từ vùng Hòa Bình. Nói khác đi, Hòa Bình không phải là cái ” rốn ” hay “nôi” của Đông Nam Á cổ.

Các loại rìu đá thuộc văn hóa Hòa Bình
Hình vòng tay , khuyên tai đá

Tại hội nghị “THE HOABINHIAN 60 YEARS AFTER MADELEINE COLANI: ANNIVERSARY CONFERENCE” – Hội nghị các nhà khảo cổ thế giới kỷ niệm 60 năm công trình về Văn hóa Hòa Bình của bà Madeleine Colani tổ chức cuối năm 1993 tại Hà Nội, các nhà khảo cổ học thống nhất quan điểm sử dụng thuật ngữ “Văn hóa Hòa Bình”trong nghĩa techno- complex, tập hợp những dụng cụ có cùng một kĩ thuật, chứ không hàm ý nguồn gốc ở Hòa Bình.

2016-05-19Bộ công cụ bằng đá mang đặc trưng của

CÁC DI VẬT CỦA VĂN HÓA HÒA BÌNH CỔ ĐẠI

Dụng cụ bằng đá cuội:

Các di vật chính của thời kỳ Văn hóa Hòa Bình chính (niên đại sớm 12. 000 năm cách ngày nay) tại tỉnh Hòa Bình và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thái Nguyên là các dụng cụ bằng đá cuội ghè đẽotương đối thô sơmột mặt, hoặc chỉ phần lưỡi. Cuội là những hòn đá trên núi bị nước lũ cuốn đi, va chạm, chà xát lẫn nhau trong lòng sông làm vỡ nhỏ ra và các góc cạnh bị mài mòn. Cuội thường hình tròn, dẹp hay bầu dục; bề mặt nhẵn tự nhiên của cuội được gọi là vỏ cuội. Người cổ Hòa Bình nhặt cuội lòng sông hay trên bờ và chọn một số lượng vừa đủ những hòn cuội có hình dạng và cỡ lớn thích hợp với thứ dụng cụ theo ý muốn. Họ chỉ đẽo một đầu hay một bên rìa cuội để có cạnh sắc và tận dụng nguyên trạng phần vỏ cuội nhẵn mòn tự nhiên. Các nhà khảo cổ đã thử nghiệm đẽo cuội hầu tìm hiểu kỹ thuật người xưa. Kỹ thuật đẽo đá có chung một nguyên tắc : người ta dùng một hòn đá thứ hai đánh lên cạnh hòn đá muốn đẽo (đá cuội hay đá lửa). Tùy theo loại đá, sức đánh, cách đánh và chỗ đánh …, hòn cuội vỡ theo một hình nhất định. Với cách đẽo theo một thủ thuật và thứ tự định trước trong đầu, người cổ làm ra nhiều dụng cụ lớn nhỏ với các dáng dạng và cạnh bén khác nhau tuỳ theo những sử dụng cần thiết cho cuộc sống. Vì dụng cụ Hòa Bình không được gọt đẽo công phu, như thể chỉ cần vừa đủ xài, người Hòa Bình có lẽ sản xuất dụng cụ rất nhanh. Để chứng minh điều này, một nhà khảo cổ Thái Lan đã biễu diễn chế tạo dụng cụ cuội cấp kỳ bằng vài nhát đẽo trước cử tọa “ Hội Nghị Hoabinhian 60 năm sau Colani ”.

Vết mòn đường đi cổ có niên đại 8 - 9 ngàn năm tại hang xóm Trại - Hòa Bình

Đa số dụng cụ văn hóa Hòa Bình chỉ được đẽo trên một mặt, mặt bên kia còn nguyên vỏ cuội. Tuy nhiên tại một số địa điểm Bắc Việt Nam và trên bán đảo Mã Lai có dụng cụ đá cuội đẽo hai mặt công phu hơn. Những dụng cụ đá gọi là choppers/ chopping tools này có dáng vẻ thô sơ hơn nhiều so với dụng cụ đẽo tinh xảo của người khôn ngoan phương Tây cùng thời. Từ điểm này một số nhà khoa học, như ông Movius người Mỹ, đã đặt thuyết vùng Đông Nam Á lạc hậu trì trệ, và người cổ Đông Nam Á kém tiến hóa so với người cổ phía Tây. Ông này vẽ trên bản đồ đường ranh Movius chia thế giới cổ thành một bên tiến bộ và một bên lạc hậu. Quan điểm này tồn tại đến giữa thế kỷ 20. Ngoài ra, còn cócác dụng cụ đào bới có cán tra, các vòng trang sức bằng vỏ ốc. Thời kỳ này các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy di cốt người ở vài địa điểm.

Di chỉ muộn của Văn hóa Hòa Bình được tìm thấy ở Bắc Sơn (niên đại sớm 5. 000 TCN, thuộc Lạng Sơn. Các dụng cụ bằng đá ở đây đã có một trình độ chế tác cao hơn nhiều, lưỡi đá đã được mài sắc, khảo cổ học gọi là “rìu Bắc Sơn”.

Bộ công cụ bằng đá mang đặc trưng của

Có rất nhiều cuộc tìm kiếm của các nhà khảo cổ Việt Nam gần đây cũng minh chứng cho điều này. Chẳng hạn, trong thời gian vừa qua, Bảo tàng tỉnh Quảng Bình và Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa kết thúc đợt điều tra, khảo sát về cổ nhân, cổ sinh và giai đoạn văn hóa Hòa Bình ở Quảng Bình với nhiều phát hiện mới tại các hang đá thuộc huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa và Tuyên Hóa. Tại các hang Cây Đa 1, Cây Đa 2 và hang Cà Rung còn lưu giữ được nhiều dấu tích cổ nhân, cổ sinh và cổ môi trường. Tại hang Trăn (xã Tân Hóa), các nhà khảo cổ thu được một chiếc rìu vai vuông cân, ở hang Khái (thị trấn Qui Đạt) thu được một rìu mài cân, ở hang Cà Rung (xã Thượng Hóa) có rìu đá mài hai mặt… và nhiều vết ghè đẽo có niên đại khoảng 8. 000- 10. 000 năm.

Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội – Hòa Bình
Hình mặt thú khắc trên đá ở Hòa Bình

Nhóm khảo sát cũng tìm thấy tại hang Trăn (xã Tân Hóa) nhiều di vật đá như chày nghiền, bàn kê, hòn kê và các mảnh gốm có văn thừng thô, văn thừng biến thể có màu đen ánh chì do đã được dùng để đun nấu, thuộc hậu kỳ đồ đá mới cách nay từ 4. 000- 5. 000 năm. Trong khi đó tại hang Chùa (xã Thạch Hóa, Tuyên Hóa), nhóm phát hiện còn khá nguyên vẹn trầm tích bám ở vách, trần cuối hang. Tại đây cũng thu được một số răng của cổ động vật, nghi ngờ là răng của cổ nhân, nên đã được đưa ra Viện Khảo cổ học Việt Nam giám định.

Đồ mỹ thuật:

Hai chị em bà Colani cũng có công tìm được dấu mỹ thuật trong di vật cư dân cổ Hòa Bình – Bắc Sơn, như đồ trang sức bằng đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, vỏ ốc biển mài thủng lưng có thể xâu dây đeo làm trang sức, đá phiến hay đá cuội to có khía vạch song song (ở Phố Bình Gia). Trong văn hóa Bắc Sơn, bà Colani tìm thấy tại hang Nghinh Tắc một phiến đất sét vàng mịn có trang trí với mười lăm nhóm vạch trên mặt và bên rìa ; bà tìm được tại Nà Ca một phiến đá trang trí hai mặt những đường cong chia nhánh, cùng một hòn cuội khắc đầu người với tai mắt, mũi, miệng, cằm, cổ, và tại động Ky, một phiến đá một mặt trang trí nhiều hình kỷ hà, mặt kia khắc một mặt người. Trong hang Đồng Nội, ngoài những mảnh gốm thô có trang trí, bà khám phá bốn hình khắc sâu trên vách hang. Đó là những mặt người có đủ mắt mũi miệng, đặc biệt trên đỉnh đầu có vẽ một nhánh thẳng lên và chia thành hai nhánh cong ra ngoài, trông giống như người đội sừng. Đó là hầu hết những biểu tượng mỹ thuật người ta biết đến ngày nay trong hai nền văn hóa cổ này.

Nông nghiệp và sự phát triển của đồ gốm:

Sự phân công lao động thời kỳ này chưa phát triển, số lượng vỏ nhuyễn thể cũng cho thấy nông nghiệp chưa có vai trò lớn trong đời sống các cư dân và sự xuất hiện của gốm lúc này cũng chưa thể xác định rõ ràng được mức độ tham gia vào đời sống của những cư dân tiền sử. Nhưng vào thời kỳ đồ đá mới thì nông nghiệp trồng lúa đã xác định được chỗ đứng của mình. Những phôi khảo cổ của hạt thóc cháy tìm thấy được ở đây đã nói lên điều này. Vậy sự ra đời và phát triển của nông nghiệp thời tiền sử có mối liên kết thế nào với việc chế tác đồ gốm? Chính mục đích sử dụng ban đầu của đồ gốm đã đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này. Những tác phẩm gốm sơ khai đã chứng kiến cả một quá trình tiến hoá của cư dân tiền sử nơi này, nhưng cũng có thể chúng chính là tác nhân quan trọng của quá trình ấy.

Ở nền văn hóa Hòa Bình, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các mảnh gốm không có hình thù do kỹ thuật nung chưa đạt nhiệt độ cao, đây là di tích đồ gốm xưa nhất của cư dân Văn hóa Hòa Bình cho đến nay đã tìm thấy. Đồ gốm đã có tiến bộ, kỹ thuật được làm thủ công, cư dân ở đây nặn các dải đất dài, rồi cuộn tròn từ đáy lên miệng và miết kín khe hở, nung gốm bằng chất củi đốt xung quanh. Tại khu vực hang Hoà Bình – một trong những di chỉ tiền sử tiêu biểu của Việt Nam – các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều hiện vật khảo cổ. Trong góc khuất của hang, bên cạnh những di vật đá và vỏ nhuyễn thể, các mảnh vụn gốm đơn giản cũng được tìm thấy khá nhiều. Và đó cũng chính là một trong những chứng nhân của lịch sử mà quá khứ đã ưu ái giành cho các nhà nghiên cứu.

Căn cứ vào những mảnh gốm vụn được tìm thấy, có thể hình dung lại phần nào vai trò bước đầu của gốm, đó là do nhu cầu đồ đựng cho những sản phẩm nông nghiệp ngày càng phát triển mà chỉ có những sản phẩm đất nung mới có thể đáp ứng được. Đa Bút và Quỳnh Văn là hai trung tâm văn hoá ven biển ở thời kỳ tiền sử, song Cái Bèo được coi là di chỉ sớm hơn đó. Những dấu vết tìm thấy ở không gian Hoà Bình, Bắc Sơn cho phép các chuyên gia kết luận về một không gian sản xuất gốm ngoài trời xưa kia. Những loại lương thực sản xuất ra ngày càng nhiều buộc phải có dụng cụ lưu giữ chống hư hỏng, và như vậy hình thức lưu giữ đơn giản như thời gian trước không còn phù hợp nữa, do đó đồ gốm trở thành những đồ dùng hữu dụng nhất. Căn cứ vào những mảnh gốm vụn, các chuyên gia có thể đánh giá được rõ ràng những dữ liệu liên quan tới chất lượng gốm thời kỳ này. Do độ nung chưa cao nên những mảnh gốm rất dễ mềm và mủn khi bị ẩm hoặc chôn dưới đất, những hoa văn gốm lúc này cũng chỉ dừng lại ở trình độ đơn giản nhất, chất lượng đất tạo nên xương gốm còn chưa chọn lọc và phương thức mới ở ngoài trời tại nơi cư trú. Lúc bấy giờ, theo phán đoán của các chuyên gia, những cư dân tiền sử ở Việt Nam sử dụng nguyên liệu có sẵn là đất ngay tại nơi cư trú để tạo ra khuôn đồ đựng của mình rồi mới đưa vào các lò nung ở ngoài trời. Thao tác ban đầu của họ vẫn đơn giản chỉ là việc tạo ra một dụng cụ với một chức năng cụ thể là làm đồ đựng, cũng chính vì vậy mà hầu hết các phôi khảo cổ tìm được ở vào giai đoạn này đều có hình thức giống nhau là khá đơn giản về chất lượng xương gốm và hình dáng mảnh vụn. Do việc tạo xương gốm đơn giản nên bề mặt của các sản phẩm gốm được chế tạo thời kỳ này không có được độ mịn như thời kỳ sau. Nhưng cùng với thời gian, nông nghiệp mà đặc biệt là kỹ năng trồng lúa của các cư dân tiền sử ngày càng có những bước tiến liên tục đã kéo theo sự tiến bộ trong việc sản xuất ra đồ gốm.

Một trong những công đoạn của kỹ thuật viên phòng sưu tầm Bảo tàng lịch sử cần làm sau khi đã xác định được niên đại là phải tìm ra được chất liệu xương gốm và cách tạo vân trên sản phẩm. Sau khi gắn chặt lớp đất chuyên dụng vào bề mặt trong, ngoài hiện vật và chờ cho khô, người ta bắt đầu bóc lớp đất ấy ra. Những chi tiết của hoa văn sản phẩm gốm sẽ hiện lên trên khuôn đất một cách rõ ràng, và điều bất ngờ là những hoa văn đó được hình thành bởi các nan tre. Thuở ban đầu, hầu hết những đồ vật và các sản phẩm nông nghiệp thường được đựng trong các sản phẩm tre đan, sau đó, với những phát hiện đầy tính ưu việt của đồ gốm, việc chế tạo gốm cũng có những nguyên tắc nhất định. Người ta sử dụng chính những sản phẩm tre đan thường ngày ấy rồi bao bọc ra bên ngoài một lớp đất sét trước khi đem nung thành những đồ vật đất nung mà ta gọi là đồ gốm, tuy lúc bấy giờ còn sơ khai. Sự hình thành đồ gốm lúc này vô tình đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của cư dân tiền sử.

Việc xuất hiện của đồ gốm không chỉ giải quyết được nhu cầu về đồ đựng các loại hạt nông nghiệp, mà nó còn được họ lợi dụng vào nhiều công việc khác nữa. Sự tồn tại của các bình gốm cho phép các cư dân tiền sử đun nấu nhiều món ăn mà trước đây họ không thể thực hiện được bởi không có những dụng cụ đun nấu phù hợp. Đây có thể coi như một bước tiến lớn và rất quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của chủ nhân khu vực này, họ đã có thể ăn chín những đồ ăn lỏng, điều mà trước đó không thể thực hiện được.

Rìu đá cổ có niên đại khoảng 10. 000 năm

Trước đây, khi không có những dụng cụ đun nấu, các cư dân tiền sử chỉ có thể thực hiện việc nướng chín với các đồ ăn khô như thịt động vật hay các động vật nhuyễn thể khác. Vào thời gian sau, khi tiến bộ về nông nghiệp đã đưa những chủ nhân ấy đứng trước những thuận lợi thì việc chế biến thức ăn chín ở dạng lỏng đã giúp nhiều cho sự tiến hoá của chính họ. Thức ăn chín ở dạng lỏng giúp cho loài người có được sự tiến hoá mạnh mẽ về chất. Các tập tục chôn người chết hay nhiều hoạt động khác đã hình thành, điều mà trước đây chưa bao giờ họ thực hiện. Có thể nói, sự xuất hiện của đồ gốm và công việc chế tác đồ gốm thời kỳ này đã có những tác động đáng kể tới quá trình tiến hoá của những cư dân tiền sử ở Việt Nam. Những hiện vật gốm tìm thấy được ở vào giai đoạn này tuy còn rất thô sơ từ hình dáng cho tới chất lượng và cách tạo hoa văn, song việc chế tạo ra chúng chính là một bước nhảy lớn của những chủ nhân nơi này sau giai đoạn tạo ra các dụng cụ bằng đá. Cùng với nông nghiệp và các phương thức phân công lao động, sự có mặt của đồ gốm vào giai đoạn này đã tạo dấu ấn cho một giai đoạn phát triển mới của cư dân tiền sử Việt Nam, và chúng cũng chính là nhân chứng chứng kiến cả một thời kỳ phát triển và tiến hoá từ thời kỳ đồ đá mới của các cư dân nơi đây. Do nguyên nhân xuất hiện của đồ gốm là đáp ứng nhu cầu lưu trữ các loại hình lương thực nên cấu tạo của hầu hết các sản phẩm gốm thời kỳ tiền sử mang nặng tính chất thực dụng hơn so với thời kỳ sau. Cũng bởi tính chất cư trú lúc bấy giờ của họ là sinh sống cộng đồng trong một địa vực lớn như hang động, nên các đồ dùng trong sinh hoạt của họ cũng biểu hiện nặng nề tính cộng đồng, và điều đó đã làm nên một đặc tính quan trọng cho các sản phẩm gốm thời kỳ này. Lúc này đây, do sự phát triển đặc trưng của cư dân tiền sử là sinh sống tập trung trong những hang động, thêm vào đó là trình độ phát triển của những dụng cụ lao động chưa đạt tới trình độ cao nên hầu hết các sản phẩm gốm thời kỳ này đều chỉ được phát hiện ở trong phạm vi cư trú chứ chưa có quy mô lớn hơn như thời kỳ sau. Thời điểm xuất hiện gốm ở Việt Nam được nhận định là tương đối sớm, và có lẽ gốm không chỉ có mặt tại đây như một chứng nhân cho sự phát triển và tiến hoá của các cư dân tiền sử Việt Nam, mà chúng còn đóng vai trò là tác nhân quan trọng cho quá trình đó.

Trở lại với không gian của thời kỳ tiền sử qua gian trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, người ta có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện song hành của gốm Việt Nam trong suốt cả quá trình tiến hoá của dân tộc thời kỳ tiền sử. Thời gian đã chứng minh cho tất cả những hoạt động của con người trong cả một quá trình lâu dài đều ít nhiều gắn bó với công việc sản xuất ra các sản phẩm nhất định, và gốm ở đây chính là loại sản phẩm ấy, song người ta biết rằng không chỉ trong giai đoạn tiền sử này, cả những thời kỳ tiếp theo, gốm Việt đều xác định chỗ đứng của mình trong tiến trình phát triển của dân tộc. Những mảnh

gốm đơn giản cho thấy không chỉ một quá trình phát triển của một ngành nghề để tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống, hơn thế nữa nó còn thể hiện được khả năng sáng tạo của một cộng đồng cư dân trong nỗ lực tìm đến sự hoàn thiện trong cuộc sống. Cũng từ đó, nền tảng của một khu vực văn hoá được sơ bộ hình thành để tạo nên sự khác biệt giữa những khu vực khác nhau trong một không gian sinh sống. Quá trình tham gia vào lao động của nhân loại đi từ những bước khởi đầu sơ khai nhất cho tới đỉnh cao của nghệ thuật thời gian sau. Sự góp mặt của các sản phẩm gốm vào quá trình ấy cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ những ý đồ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày cho tới khi hình thành được cả một hệ thống tư duy dù còn sơ khai về vũ trụ, về đời sống, trong một giai đoạn không dài, gốm tiền sử đã để lại dấu ấn không dễ phủ nhận. Từ những hoạt động thường ngày để tạo ra của cải nuôi sốngcon người, cho tới khi những hoạt động ấy đưa con người tới một mức độ phát triển nhất định, gốm Việt cũng đi được cả một quãng đường dài. Sau thời kỳ tiền sử mà Cái Bèo là tiêu biểu thì văn hoá Việt và gốm Việt chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới với những gương mặt của Đa Bút và Quỳnh Văn.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HÓA CỔ ĐẠI HÒA BÌNH

Quan điểm của Solheim và các nhà khảo cổ nước ngoài:

Vào thời kỳ đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học thực sự chưa khám phá đủ số lượng cần thiết và nhiều địa điểm chưa được khám phá, dựa trên các dụng cụ thô sơ chỉ đẽo một mặt nên việc đánh giá các di vật này chưa được chính xác với tầm quan trọng của Văn hóa Hòa Bình. Nhưng đến thập niên 1960 các khám phá khảo cổ gây sự chú ý các nhà khảo cổ học thế giới tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, các đảo nam Thái Bình Dương khiến các nhà tiền sử học đặt lại vấn đề người tiền sử tại Đông Nam Á.

Những năm gần đây, các nhà khảo cổ học đã có những khám phá mang tính đột phá khi quan niệm mới về sự tiện dụng trong vùng Đông Nam Á nhiệt đới cổ xưa không cần hoàn toàn dựa vào các công cụ sinh hoạt và kiếm ăn bằng đá cuội, khi quan sát các bộ lạc còn sót lại và bị biệt lập tại các đảo trong quần đảo Indonesia và tập quán dùng đồ tre, nứa, và các loại mũi tên tẩm độc để săn bắn các con thú lớn, cũng như tập tục ăn sò, ốc biển, ốc nước ngọt, các loại cá sắn có trong các làn nước ấm.

Các bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đã làm lung lay nhiều thuyết tiền cổ đứng vững nhiều thập kỷ của thế kỷ 20. Người tiên phong trong việc đề xuất hướng mới cho nguồn gốc loài người là ông Solheim II, giáo sư Đại học Hawaii. Năm 1967, Solhiem II cho công bố trên nhiều tài liệu nói về sự ra đời sớm của việc trồng trọt, làm gốm, đóng thuyền, đúc đồ đồng thau… Theo Solheim II, giai đoạn sớm văn hóa Hòa Bình bắt đầu năm mươi ngàn năm trước, và giai đoạn muộn, theo Gorman, kéo dài đến ba ngàn năm trăm năm trước ngày nay. Và chủ nhân văn hóa này là những người đầu tiên biết trồng trọt, đúc đồ kim loại, đóng thuyền đi biển, đem văn hóa họ đến bắc Trung Hoa, Nhật Bản, Philippines…Mô hình tiền sử của Solheim II tái lập danh dự cho tổ tiên người Đông Nam Á.

Trang sức của người Việt cổ (1)
Trang sức của người Việt cổ2

Sau Solheim II, một số nhà khảo cổ học khác như Meacham ở Hồng Kông, Higham ở New Zealand, Pookajorn ở Thái Lan đều thống nhất quan điểm, vùng Đông Nam Á, từ Thái Lan xuống Indonesia qua bán đảo Đông Dương, là cái nôi của văn minh Nam Á- Nam Đảo. Và mới đây, Oppenheimer còn đi xa hơn nữa, khi đưa ra thuyết rằng văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây, rằng khi cư dân thềm Sunda di tản tránh biển dâng, họ đã đến vùng Lưỡng Hà – Trung Đông, mang theo kinh nghiện trồng trọt, làm đồ gồm và sự tích Đại hồng thủy.

21(1)

Ông Oppenheimer dùng cách tiếp cập đa ngành và thêm một số kết quả mới để chứng minh người cổ Đông Nam Á văn minh sớm hơn nơi khác, và đã đem văn hóa họ vào một vùng lớn lục địa và hải đảo, đến tận trời Tây. Theo ông, nạn biển dâng cao vào khoảng mươi ngàn năm trước, nhận chìm xuống biển phần đất rộng lớn nơi họ sống, là động cơ thúc đẩy họ phải thích ứng với việc dùng thuyền đi xa. Dù ông không nói đó là công trình của chủ nhân văn hóa Hòa Bình, luận điểm “ người tiền sử Đông Nam Á kém tiến hóa vì dụng cụ đá đẽo kiểu Hòa Bình của họ thô sơ ” ngày nay không còn thuyết phục ai. Có lẽ triết lý của người tiền sử Đông Nam Á là không cần bỏ công sức thì giờ gọt đẽo tỉ mỉ dụng cụ đá nếu cuộc sống không đòi hỏi. Ngược lại, có nhiều khả năng họ đã biết làm và dùng dụng cụ tre, gỗ, mây, dây, lá rừng, là những nguyên liệu dồi dào nơi họ sống, một môi trường sinh thái giàu thực vật và động vật đủ loại (rừng mưa nhiệt đới).

Cũng nên biết nhiều nền văn hóa của người khôn ngoan nối tiếp nhau trên đất Bắc Việt trong thời tiền sử: trước văn hóa Hòa Bình có văn hóa Sơn Vi, và tiếp nối có văn hóa Bắc Sơn. Văn hóa Bắc Sơn có mặt gần như song song với giai đoạn trễ văn hóa Hoà Bình, và được phát hiện trước văn hóa Hòa Bình (đầu thế kỷ hai mươi) trong vùng cực bắc Việt Nam (vùng Lạng Sơn). Bà Colani và ông Mansuy xem văn hóa Bắc Sơn như là một văn hóa hình thành do sự pha trộn văn hóa cổ tại chỗ với văn hóa cao hơn do di dân nơi khác mang vào Bắc Việt, trong khi giới khảo cổ Việt Nam xem văn hóa này là văn hóa bản địa với các yếu tố văn hóa Hòa Bình và thêm kỹ thuật mài ở lưỡi dụng cụ đá cuội. Văn hóa Bắc Sơn như vậy tiến bộ hơn văn hóa Hòa Bình : rìu đá có lưỡi mài nhẵn hiệu quả nhiều hơn rìu đẽo thô trong việc đốn cây, mở đầu cho việc trồng trọt.

2. Quan điểm các nhà khảo cổ Việt Nam:

Các nhà khảo cổ trong nước cho rằng “Văn hóa Hòa Bình” đã đặt dấu mốc quan trọng cho sự mở đầu và phát triển rực rỡ của thời kỳ Đá Mới. Nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của nhiều nền văn hóa sau này như Văn hóa Bắc Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh… Từ năm 1963 đến nay, với sự ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam, công tác nghiên cứu văn hoá Hoà Bình đã bước vào giai đoạn mới. Cùng với việc kiểm tra, khảo sát lại các di tích, di vật mà người Pháp đã khai quật và để lại, tính đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành tìm kiếm, phát hiện trên 130 địa điểm văn hoá Hoà Bình, trong đó, riêng địa phận tỉnh Hoà Bình đã có trên 70 địa điểm được khảo sát và tiến hành nghiên cứu. Văn hoá Hoà Bình không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn xuất hiện và tồn tại ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á; kéo dài từ phía Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra của Indonexia theo chiều dọc, từ Thái Lan qua Đông Dương sang tận Philippin theo chiều ngang và tồn tại trong khoảng thời gian dài từ cuối kỳ Pleistocene đến giữ kỳ Holocene, cách ngày nay khoảng 30. 000 – 40. 000 năm.

Tại Việt Nam, các di tích văn hoá Hoà Bình phân bố không đều, tập trung nhiều nhất tại hai tỉnh: Hoà Bình (72 điểm) và Thanh Hoá (32 điểm). Số còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị. Các di tích chủ yếu tập trung ở các vùng núi đá vôi tại các thung lũng hoặc các hang động, mái đá.

Ngày nay, trên cơ sở những cứ liệu khoa học mới được phát hiện, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tạm thống nhất đưa ra một phác đồ về khung niên đại của nền văn hoá Hoà Bình tại Việt Nam như sau:

– Niên đại mở đầu của nền văn hoá Hoà Bình là khoảng từ 16. 470 ± 80 năm (di chỉ Làng Vành – Lạc Sơn) đến 18. 420 ± 50 năm cách ngày nay (di chỉ hang Xóm Trại – Lạc Sơn).

– Niên đại kết thúc của nền văn hoá Hoà Bình là 7. 500 năm cách ngày nay (lấy niên đại C14 ở di chỉ Hang Đắng làm tiêu điểm)…

Tóm lại, sự hiện diện của nền văn hoá Hoà Bình không chỉ là một minh chứng khẳng định Việt Nam là một địa điểm nằm trong khu vực được xác định là chiếc nôi của loài người, mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học … trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hoá sinh học từ người vượn tiền sử Homoeretus tiến lên người hiện đại Homosapiens, về phương thức kiếm sống và canh tác với nền kinh tế trồng trọt phát triển hơn kinh tế chăn nuôi; về tổ chức xã hội, khi con người ở đây đã tiến từ giai đoạn “ bầy người” tới tổ chức bộ lạc nguyên thuỷ… .

Tuy nhiên, những nhận định trên đây mới chỉ là những nét khái quát và là những ý kiến chung của nhiều nhà khoa học hiện nay. Vấn đề văn hoá Hoà Bình cần phải được tiếp tục nghiên cứu với sự hỗ trợ của của các phương tiện khoa học hiện đại nhằm có một bức tranh toàn cảnh đầy đủ và chính xác hơn. Với những di vật hiện có được khai quật tại các di chỉ khảo cổ trong thời gian qua, chúng ta có thể phần nào vén bức màn thời gian tìm hiểu sự sống và những nét căn bản của sự phát triển xã hội của tổ tiên tiền sử người Việt đã tồn tại và đang lưu giữ một nền văn hoá nguyên thuỷ: Văn hoá Hoà Bình. Các di vật tiêu biểu tìm thấy trên đất Hoà Bình là trống đồng, mộ táng và các tổ hợp di vật bao gồm các công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt phản ánh đời sống xã hội và các phương thức sinh sống của người tiền sử Hoà Bình.

Như vậy, có thể nói Hoà Bình là vùng đất cổ – nơi lưu giữ nhiều di chỉ và các truyền thống văn hoá của người Việt cách đây hàng vạn năm. Là những người con của quê hương Hòa Bình, chúng tôi cảm thấy tự hào vì mảnh đất này là một trong những trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam, là địa điểm được dùng để đặt tên cho cả một nền văn hóa cổ đại lớn của nhân loại ở thời kỳ Đồ đá mới: Văn hóa Hòa Bình.

Phần 1, 2, 3, 4

 

Chia sẻ với bạn bè:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Xổ số miền Bắc