4 nét đặc trưng của văn hóa miền Tây Nam Bộ

Văn hóa Miền Tây Nam Bộ được tạo nên từ sự bình dị, mộc mạc của những con người hiền lành, chân chất. Những nét đặc trưng trong văn hóa miền Tây đã khiến nơi đây trở nên thu hút và làm xiêu lòng du khách thập phương với phong cảnh sông nước trữ tình, thơ mộng. Vậy nền văn hóa miền Tây có gì đặc biệt?

Văn hóa miền TâyVăn hóa miền Tây

1. Áo bà ba – trang phục truyền thống văn hóa miền Tây

Ở Việt Nam, thì mỗi vùng miền đều có những trang phục riêng mang đậm nét đặc trưng vùng miền đó, và miền Tây cũng không ngoại lệ. Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với hình ảnh người dân bình dị, hiếu khách, và gắn liền với nét mộc mạc đó là trang phục áo bà ba.

ao ba ba 1Áo bà ba – Văn hóa miền Tây

Áo bà ba là loại áo may dưới dạng cổ tim hoặc cổ tròn. Thân áo là sự biến đổi của áo tứ thân miền Bắc nhưng độ dài của áo thì ngắn hơn chỉ đến hông. Áo may bằng chất liệu satin thoáng mát và vừa vặn với cơ thể khiến cho người nhìn cảm thấy mềm mại và thướt tha, và điểm đặc biệt là khi mặc cảm thấy rất thoải mái.

Phía trước áo được thợ may xẻ ra hai tà và may thêm hai túi nhỏ đối với nữ và hai túi to phía trước đối với nam giới. Áo bà ba thường đi kèm với chiếc quần đen dài đến cổ chân. Ngoài ra, để thêm phần thước tha và đúng với phong cách của người miền Tây thì khi mặc bộ bà ba này, người dân nơi đây thường đi kèm với khăn rằn trắng đen và nón lá.

ao ba ba 2Áo bà ba – Văn hóa miền Tây

Ngày nay, khi Việt Nam đang dần phát triển và  tiếp nhận nhiều nền văn hóa từ Phương Tây, do đó trở nên hiện đại hơn, thì chiếc áo bà ba truyền thống không còn được may mặc nhiều so với thời xưa nữa.  Nhưng thay vào đó là những chiếc áo bà ba được cải tiến, sáng tạo ở cánh tay, cổ áo, cổ tay,.. thay đổi về chất liệu màu sắc, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của văn hóa miền Tây Nam Bộ.

2. Sự giao thoa của 3 nền văn hóa Kinh-Chăm-Khmer.

Thiet ke khong ten 53Chùa Dơi Sóc Trăng – Văn hóa miền Tây

Miền Tây là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa nhất ở Việt Nam. Trong đó đặc trưng nhất là nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Chăm – Khmer. Minh chứng của sự giao lưu văn hóa này được thể hiện rõ ở những đền miếu, ngôi chùa lâu đời như: chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Vàm Ray, chùa Âng ở Trà Vinh…

Thiet ke khong ten 54Chùa Âng Trà Vinh – Văn hóa miền Tây

Đến với miền Tây du khách không chỉ giao lưu với những con người bình dị,  dễ mến, mà du khách còn được trải nghệm được 3 nền văn hóa với những phong tục tập quán, món ăn,….khác nhau. Chính vì sự giao lưu văn hóa này mà làm cho tình anh em dân tộc được chú trọng hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn trong cuộc sống. Nơi đây là còn là nơi lưu giữ lại những vết tích lịch sử của nước Phù Nam thời xưa.

3. Văn hóa ẩm thực phong phú – Văn hóa miền Tây

Nếu ẩm thực miền Bắc có vị mặn đậm đà, miền Trung có vị cay kích thích thì ẩm thực miền Tây lại mang đến cho người thưởng thức một vị ngọt dịu nhẹ của quê hương sông nước. Thật vây, người miền Tây thích ngọt, hầu như tất cả các món ăn của người miền Tây đều mang trong mình một vị ngọt nhẹ không lẫn vào đâu được nên khi ăn sẽ không bị ngán.

mon an 1Món ăn miền Tây – Văn hóa miền Tây

Miền Tây là vùng đất phù sa màu mỡ được thiên nhiên ưu đãi. Thế nên, nơi đây có nguồn thủy hải sản đa dạng cùng với các loại rau củ quả tươi tốt. Đặc biệt, có nhiều loại trái cây đã trở thành đặc sản của vùng mà du khách có thể đến thưởng thức và trải nghiệm.  

mon an 2Món ăn miền Tây – Văn hóa miền Tây

Chính vì sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên nơi đây, nên các món ăn cũng rất đa dạng về nguyên vật liệu chủ yếu có nguồn gốc từ tự nhiên, vừa tinh khiết và sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn sẽ được thưởng thức những loại cá đặc sản như cá chạch, cá lóc,….được chế biến thành các món lẫu, món kho ăn với một ít rau sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn. Ngoài ra, miền Tây cũng là cái nôi của những món chè thơm ngon nổi tiếng như chè bà ba, chè bưởi,…

4. Chợ nổi – nét văn hóa miền Tây đặc sắc

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long nổi tiếng là vùng có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. Cuộc sống của người nơi đây từ xa xưa đã gắn liền với sông nước. Chính vì vậy mà phương tiện di chuyển chính của người dân là xuồng, ghe, tàu. Người dân tận dụng phương tiện đi lại này và con sông làm nơi mưu sinh, giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa. Hình thức buốn bán này vẫn giữ đến bây giờ và đã trở thành “đặc sản” của văn hóa miền Tây với tên gọi “chợ nổi”.

cho noi 3Chợ nổi – Văn hóa miền Tây

Đã đến miền Tây, thì bạn phải ghé thăm chợ nổi vào sáng sớm. Vào khoảng 4h- 5h sáng, lúc bà con nơi đây bắt đầu họp chợ đông nhất. Khung cảnh lúc này tấp nập, các bạn sẽ ngửi được mùi thơm của nông sản thoang thoảng hòa vào không khí trong lành buổi sáng, cùng với những câu hò, điệu dân ca, lời rao của người dân nơi đây tạo nên một không khí mà các bạn sẽ không thể nào quen được khi ra về.

cho noi 2Chợ nổi – Văn hóa miền Tây

“ Cây bẹo” hình ảnh quen thuộc của chợ nổi miền Tây, là một cây trúc được treo trên đó là những món mà người dân muốn bán với ý nghĩa là: “tôi có bán cam”, “ tôi có bán bưởi”….. Bên cạnh bán trái cây, rau – củ – quả ra, chợ nổi còn mang đến cho các bạn các món ăn đặc sản miền Tây và các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn ngay trên ghe với những con sóng bồng bềnh.

cho noi 1Chợ nổi – Văn hóa miền Tây

Một không khí mới lạ như vậy chắc chắn sẽ không làm cho các bạn thất vọng khi đến đây nhé. Một số khu chợ nổi tiếng ở miền Tây bao gồm: chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Bảy (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi ngã năm (Sóc Trăng).

cho noi 4Chợ nổi – Văn hóa miền Tây

Hãy một lần đến với miền Tây thân thương bình dị, bạn sẽ ấn tượng với những nét văn hóa đặc sắc. Câu hò, tiếng nói, nụ cười ngọt ngào của người miền Tây cùng với khung cảnh quá đỗi bình yên nơi đây sẽ khiến bạn mãi lưu luyến và không thể nào quên được.

Mời các bạn vào xem các video về miền Tây tại youtube của tụi mình nha

Video về miền Tây tại đây nhé

Xổ số miền Bắc